-Chân Lý Islam | baiviet | CHUYỆN KỂ - ĐẤT NƯỚC VÀ CON NGƯỜI | ĐẤT NƯỚC SINGAPORE VÀ NHỮNG THÁNH ĐƯỜNG HỒI GIÁO
Bismillah-ir Rohman-ir Rohim / Assalamu Alaikum Warohma tulloh wabarakatu
GIỚI THIỆU TÔN GIÁO ISLAM - CHÂN LÝ CỦA NHÂN LOẠI
ĐẤT NƯỚC SINGAPORE VÀ NHỮNG THÁNH ĐƯỜNG HỒI GIÁO
05.12.2008 03:38 - đã xem : 7319
_VIEWIMG
Nếu như phải dùng từ ngữ nào đó để mô tả về đất nước Singapore, ngôn từ đó chỉ có thể là “độc đáo”. Là một thành phố năng động với nhiều nét tương phản và màu sắc sinh động, bạn sẽ tìm thấy nơi đây sự pha trộn hài hoà giữa văn hoá, ẩm thực, nghệ thuật và kiến trúc. Luôn luôn tràn đầy sức sống, đảo quốc năng động nhỏ bé ở vùng Đông Nam Á này tiêu biểu cho tinh hoa của cả hai nền văn hoá phương Đông & phương Tây. Chỉ cần một ngày tham quan tại đây, bạn sẽ cảm nhận được hình ảnh của đảo quốc này trong quá khứ và cả tương lai, từ các khu sắc tộc cho đến những trung tâm buôn bán sầm uất, từ các khu vườn thanh bình cho đến những toà nhà chọc trời duyên dáng.

KHÁI QUÁT LỊCH SỬ SINGAPORE

Tài liệu cổ đầu tiên bằng tiếng Trung Quốc cách đây 3 thế kỷ đã đề cập đến Singapore và mô tả nơi đây như là một "Pu-luo-chung" (hòn đảo ở tận cùng bán đảo). Vào thời đó, ít người biết đến lịch sử của hòn đảo này ngoài tài liệu mô tả sơ sài đã gây nên ấn tượng sai lầm về một quá khứ sôi động của Singapore.

Vào trước thế kỷ thứ XIV, Singapore trở thành một bộ phận của đế quốc hùng mạnh Sri Vijayan và được biết đến dưới tên gọi là Temasek (Thành phố Biển). Nằm tại mũi đất của bán đảo Malay, nơi gặp gỡ tự nhiên của các tuyến hải trình, Singapore từ lâu đã là nơi cập bến của nhiều loại tàu thuyền đi biển, từ những chiếc thuyền mành của người Trung Hoa, thuyền lớn của người Ấn Độ, thuyền buồm của người Ả Rập và thuyền chiến của người Bồ Đào Nha cho đến thuyền buồm dọc của người Buginese, một dân tộc sinh sống ở phía Nam của hòn đảo Sulawesi, Indonesia.
Vào thế kỷ thứ XIV, hòn đảo nhỏ nhưng có vị trí chiến lược này được khoác lên mình một cái tên mới là "Singa Pura" (Thành phố Sư tử). Theo truyền thuyết, khi đặt chân lên hòn đảo, vị Hoàng tử của đế quốc Sri Vijayan đã trông thấy một con thú mà Ngài nhầm tưởng là con sư tử nên đất nước Singapore hiện đại ngày nay có tên gọi là Thành phố Sư tử.
Người Anh đã đánh dấu một chương quan trọng tiếp theo vào câu chuyện lịch sử của Singapore. Vào thế kỷ XVIII, quân đội Anh xét thấy cần phải lập một "trung tâm phục hồi" chiến lược để tân trang lại tàu chiến, cung cấp lương thực và bảo vệ hạm đội của đế quốc đang lớn mạnh này, cũng như chặn trước các bước tiến công của người Hà Lan trong khu vực. Đối lập với bối cảnh chính trị này, Ngài Stamford Raffles đã thiết lập Singapore trở thành một trung tâm thương mại. Chính sách mậu dịch tự do đã thu hút các thương nhân đến từ các quốc gia trong khu vực châu Á và từ các nơi xa xôi như Hoa Kỳ và Trung Đông.  
 Vào trước năm 1824, chỉ 5 năm sau khi sáng lập đất nước Singapore hiện đại, dân số của quốc gia này với vỏn vẹn chỉ 150 người đã tăng lên đến 10.000 người. Vào năm 1832, Singapore trở thành chính quyền trung ương của những thuộc địa ở các eo biển Penang, Malacca và Singapore. Sự kiện khánh thành Kênh đào Suez vào năm 1869 cùng với sự xuất hiện của máy điện báo và tàu hơi nước đã nâng tầm quan trọng của Singapore như là một trung tâm phát triển thương mại giữa các quốc gia phương Đông và phương Tây.
Vào thế kỷ thứ XIV, Singapore trở thành vùng chiến sự khi quốc gia này bị lôi kéo vào cuộc chiến tranh giành bán đảo Malay giữa đế quốc Xiêm (Thái lan bây giờ) và đế quốc Majapahit có căn cứ tại đảo Java.

Năm thế kỷ sau đó, một lần nữa, hòn đảo này lại trở thành hiện trường của những trận chiến quan trọng trong Thế chiến thứ II. Singapore được xem như là pháo đài bất khả xâm phạm nhưng đã bị quân đội Nhật chiếm đóng vào năm 1942. Sau Thế chiến thứ II, Sinagpore trở thành thuộc địa của Vương quốc Anh chưa được độc lập. Sự lớn mạnh của chủ nghĩa dân tộc đã giúp Singapore giành được quyền tự trị vào năm 1959 và vào ngày 9 tháng 8 năm 1965, Singapore trở thành một nước Cộng hoà độc lập.

SINGAPORE NGÀY NAY 

Singapore không chỉ là một hòn đảo duy nhất mà bao gồm một đảo chính với 63 đảo nhỏ xung quanh. Hòn đảo chính chiếm diện tích 682 km2.
Tuy nhiên, hòn đảo với diện tích nhỏ bé này lại là một quốc gia có nền kinh tế phát triển. Chỉ trong vòng 150 năm, Singapore đã trở thành một trung tâm thương mại và công nghiệp thịnh vượng. Vai trò là một trung tâm xuất nhập khẩu trước đây của quốc gia này đã và đang dần dần được thay thế bởi nền kinh tế sản xuất. Singapore là một hải cảng tấp nập nhất trên thế giới với hơn 600 tuyến đường biển dành cho những loại tàu chở dầu cực lớn, tàu chở hàng và tàu vận chuyển hành khách cho đến những loại tàu đánh cá ven biển và các sà lan bốc dỡ hàng bằng gỗ.

Là một trong những trung tâm lọc dầu và phân phối dầu của thế giới, Singapore còn là nơi cung cấp các mặt hàng linh kiện điện tử và là quốc gia đứng đầu về công nghiệp chế tạo và sửa chữa tàu biển. Bên cạnh đó, quốc gia này còn là một trong những trung tâm tài chính quan trọng nhất Châu Á với sự hiện diện của hơn 130 ngân hàng. Cùng với một mạng lưới thông tin liên lạc tân tiến phủ sóng khắp thế giới qua các hệ thống vệ tinh, điện báo, cũng như mạng điện thoại hoạt động 24/24, Singapore là địa điểm kinh doanh vô cùng thuận tiện. Vị trí chiến lược, cơ sở hạ tầng hoàn hảo, những nét văn hoá tương phản đầy hấp dẫn cùng những điểm tham quan thu hút du khách là những yếu tố góp phần đem đến sự thành công cho Singapore và biến quốc gia này trở thành điểm đến hàng đầu cả trong lĩnh vực thương mại lẫn du lịch.

NHỮNG NÉT KIẾN TRÚC CỦA NHỮNG NGÔI THÁNH ĐƯỜNG TẠI SINGAPORE

THÁNH ĐƯỜNG JAMAE CHULIA 

Kì lạ thay, một trong những thánh đường Hồi giáo chính thức nhất của Singapore lại nằm ở trung tâm khu phố Tàu. Được xây dựng vào năm 1826 bởi người Chulias (những người Hồi giáo Tamil sinh sống ở vương quốc nổi tiếng Chola dọc theo bờ biển Coromandel ở Nam Ấn), thánh đường Hồi giáo Jamae Chulia là một trong 3 đền thờ Hồi giáo đầu tiên được xây dựng ở khu phố Tàu bởi những người Singapore nhập cư đầu tiên, hầu hết đều trở thành thương nhân và đại lý đổi tiền. Hai ngôi đền kia là AlAbar và Nagore Durgha (trước đây được gọi là Shahul Hamid Durgha để kỷ niệm chuyến viếng thăm ngôi đền này ở Singapore của một hiền nhân). Cả hai ngôi đền đều nằm trên đường Telok Ayer.

Kiến trúc của ngôi đền được thiết kế theo phong cách chiết trung. Trong khi cổng vào được thiết kế theo kiểu Nam Ấn thì sảnh cầu nguyện và điện thờ được thiết kế theo phong cách bán cổ điển của kiến trúc sư người Anh, George Coleman. Dáng vẻ độc đáo của ngôi đền này khiến cho nó trở thành một điểm mốc ăn ảnh, có thể tìm thấy trên các tấm bưu thiếp từ thế kỉ 19 cho đến ngày nay. Ngôi đền được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia vào ngày 29 tháng 11 năm 1974.
Trong suốt lễ hội ánh sáng Hari Raya Haji, vào ngày thứ 10 trong mùa lễ Dhul-Hijjah, tháng cuối cùng của lịch Hồi giáo, các tín đồ Hồi giáo tổ chức kỷ niệm chuyến hành hương hàng năm của họ đến thánh địa Mecca. Cùng với các tín đồ Hồi giáo trên thế giới, ngôi đền Jamae Chulia cũng tiến hành lễ tế thần với vật tế lễ là dê và cừu để tưởng nhớ giáo đồ Abraham khi ông hy sinh con trai mình để dâng lên Chúa Trời. Hướng dẫn viên du lịch luôn sẵng sàng giải thích cho du khách các nghi thức tế thần, mục đích của nghi lễ và các chi tiết thú vị khác.
Ðịa điểm 218 South Bridge Road, Singapore 058767

THÁNH ĐƯỜNG HAJJAH FATIMAH

Ðược xây dựng vào năm 1846, đền thờ Hồi giáo Hajjah Fatimah được đặt tên theo một phụ nữ người Malay gốc Malacca kết hôn với vị quốc vương Bugis giàu có. Mặc dù đây là sự pha trộn nhiều phong cách kiến trúc khác nhau, ngôi đền lại chịu ảnh hưởng nhiều nhất bởi lối kiến trúc Anh quốc.

Ðịa điểm 4001 Beach Road Singapore 199584

THÁNH ĐƯỜNG ABDUL GAFFOOR

NMasjid Abdul gaffoorằm tách biệt hẳn khung cảnh nhộn nhịp của khu Tiểu Ấn, đền thờ Hồi giáo này được hoàn tất vào năm 1910 và vừa mới được trùng tu lại. Lối vào chính của đền thờ được trang trí bằng những bức tranh dán tường tinh xảo, chính giữa là một đồng hồ mặt trời. Mặt trời chiếu ra 25 tia sáng, được trang trí lên đó các chữ viết kiểu Ả Rập ghi tên 25 vị Thiên Sứ và đây là chiếc đồng hồ mặt trời độc nhất trong thế giới Hồi giáo. Một điểm thú vị đặc biệt nữa chính là cây gia phả ở bên trái khu cầu nguyện ghi tên dòng dõi của những nhà sáng lập ra ngôi thánh đường này. Du khách cũng có thể tìm kiếm thêm nhiều thông tin thú vị khác trên những thẻ thông tin trong đền thờ hoặc các tập sách gia phả ngay bên ngoài đền thờ.

 
Ðịa điểm 41 Dunlop Street Singapore 209369

THÁNH ĐƯỜNG SULTAN

Với mái vòm bằng vàng đồ sộ và điện thờ khổng lồ, đền thờ Hồi giáo Sultan là một trong những công trình tôn giáo uy nghiêm nhất Singapore và cũng là trung tâm của cộng đồng Hồi giáo ở Singapore. Ngôi Thánh đường lớn này được thiết kế bởi kiến trúc sư Denis Santry và được xây dựng vào năm 1928.

Masjid Sultan

Sultan mosque

Masjid Sultan ben trong

 
Ðịa điểm 3 Muscat Street Singapore 198833


chanlyislam trích từ trang web visitsingapore.com

Ý kiến bạn đọc
Ý kiến của bạn :
Tên Người Gởi :
E-Mail :
Nội Dung :

Các bài viết khác
Mọi góp ý xin gởi về - Email: chanlyislam@yahoo.com hoặc banbientap@chanlyislam.net
Online trong ngày 2725 Tổng lượt truy cập 3153284