DẤU VẾT CỦA NHỮNG KẺ LÀM ĂN KHÔNG LƯƠNG THIỆN !!! 30.06.2009 03:45 - đã xem : 2874
Vì đó là việc làm xấu xa trên đời này cũng như Ngày Sau. Chúng tôi cố gắng ghi lại những giáo điều cần thiết để mong rằng những ai (Muslim) đang có những hành vi bất chính biết được những lỗi lầm mà sám hối quay trở về với Allah một cách chân thật… Alhamdulillah, mọi sự ca ngợi tốt lành nhất đều hướng về Allah và mọi sự phúc lành và bình an đến Rosul (saw) đáng kính, Người đã lo lắng cho cộng đồng và cùng với gia quyến, những bạn hữu của Người và những người noi theo cho đến Ngày Sau.
Đề tài này rất rộng nên cần rất nhiều trang giấy và thời giờ để nghiên cứu, nhưng vì bút mực có giới hạn nên chúng tôi chỉ đưa ra những điều quan trọng để độc giả tìm hiểu, hy vọng sẽ đem lại sự hữu ích cho tất cả.
قال تعالى: (( يَوْمَ لاَ يَنْفَعُ مَالٌ وَلاَ بَنُونَ* إِلَّا مَنْ أَتَى اللهَ بِقَلْبِ سَلِيْمِ )). الشعراء: 88ـ89.
« Ngày mà của cải và con cái sẽ không giúp ích được ai* Ngoại trừ ai mang đến cho Allah một tấm lòng trong sạch ». Suroh 26 :88-89.
Nabi Muhammad (saw) đã để lại sự giáo huấn của Người rất rõ ràng về những gì Halal (sự cho phép) cho cộng đồng của Người theo đó mà áp dụng trong cuộc sống, và Người cũng đã cảnh báo những gì Haram (sự cấm) để cộng đồng của Người hãy cảnh giác mà tránh xa. Tất cả những gì Người chỉ dạy thì rất sáng sủa như ban ngày, chỉ có những ai cố chấp không quan tâm học hỏi nên mới lầm đường lạc lối, vì họ chỉ làm theo sở thích của họ mà không cần biết trách nhiệm và ý thức tầm quan trọng của nó.
Nhận thấy hiện nay còn có rất nhiều người Muslim không quan tâm đến vấn đề giáo lý Islam chỉ dạy, cho nên họ đã đi từ sai lầm này đến tội lỗi khác. Phần này chỉ nêu ra những vấn đề có những người (Muslim) hiện dùng mọi thủ đoạn xấu xa (giáo luật Islam không cho phép) để tìm nguồn thu nhập theo kiểu bất chính, hoặc những người dùng sự mưu mô xảo huyệt để lừa gạt người khác dù họ biết rõ rằng đó là những hành vi tội lỗi. Chẳng qua trong tư tưởng của họ đã xem vật chất nặng hơn tất cả những gì giáo lý Islam đã dạy, cho nên sự haram (cấm) trở thành halal (cho phép) đối với họ rất dễ dàng, họ dùng mọi thủ đoạn hay mọi phương tiện miễn sao đạt được mục đích, họ đã bị ‘shaiton’ xui khiến và lôi cuốn họ vào việc thờ phượng vật chất trong cuộc sống, và họ không còn mãnh lực để nghĩ đến đức tin và sự tin cậy lẫn nhau…
Chúng ta cũng không ngạc nhiên khi mỗi ngày nghe qua những việc lừa gạt, mưu mô xảo trá để đoạt tiền cướp của hay gia tài của người khác một cách rất khoa học và chuyên nghiệp. Họ từ bỏ lương tâm, tính trung trực, và sự tin tưởng trong tôn giáo của họ với một giá rất rẻ mạt trên trần gian này. Có nhiều người còn nghĩ rằng thà hy sinh vào chốn lao tù một thời gian rồi cũng qua, miễn sao kiếm được tiền để nuôi sống gia đình của họ mà thôi. Không đâu các bạn! Họ đã quên đi sự công bằng chính trực ở Ngày Sau của Đấng Phán Xét, Quang Minh, Chính Đại… Allah sẽ xét xử để đòi lại sự công bằng cho tất cả, vì đó là luật công bằng của Islam, nó sẽ đến sớm hay muộn mà thôi.
Sự hoàn hảo cao cả của Islam
Vinh quang ở Allah, Đấng Tối Cao đã ban sự hồng phúc tốt lành và Ngài đã hoàn tất tôn giáo Islam cho nhân loại, chúng ta đã chọn tôn giáo Islam là chân lý để hướng dẫn cho chúng ta làm con đường sống một cách tổng quát ở trên đời này và tạo vốn liếng cho Ngày Sau. Allah đã đưa ra năm điều căn bản cần thiết trong cuộc sống hàng ngày để con người cần phải chú tâm, vì đó là những điều cần thiết trong cuộc sống phải có.
1- ( الدِيْنُ tôn giáo), 2- ( العَقْلُtrí khôn), 3- ( العِرضُ danh dự), 4- ( النَفْسُ linh hồn), và 5- (المَالُ tiền bạc của cải).
Allah đã phán trong thiên kinh Qur’an như sau :
قال تعالى: (( اليَوْمَ أَكْمَلْتُ لَكُمْ دِيْنَكُمْ وَأَتْمَمْتُ عَلَيْكُمْ نِعْمَتِي وَرَضِيْتُ لَكُمُ الِإسْلاَمِ دِيْنًا )) . المائدة : 3.
« …Ngày nay, TA đã hoàn chỉnh tôn giáo của các người và hoàn tất Ân huệ của TA cho các người và đã chọn Islam làm tôn giáo của các người…». Suroh 5 : 3.
Sự hoàn chỉnh tôn giáo Islam cho nhân loại về sự tôn thờ (Al Ibađath العبادات) và phương thức xử lý trong cuộc sống hằng ngày thì trong tôn giáo Islam có một từ ngữ được gọi là (Al Mua’malat المُعَامَلاَتُ). Cho nên, trong giáo lý thực hành của Islam chia ra làm hai loại:
- Giáo lý liên quan về việc thờ phượng hay tôn thờ.
- Giáo lý liên quan về phần xử lý trong cuộc sống hằng ngày.
Trong hai phần giáo lý này, những vị Ulama (học giả) của Islam đã dựa vào thiên kinh Qur’an và Sunnah của Rosul (saw) để giải thích cho chúng ta nên hiểu cái nào là haram (cấm), cái nào là cho phép (mashrua المشروع) và cái nào là việc không nên làm (mamnouaالممنوع ).
- Những việc liên quan đến việc thờ phượng thì trong đó có sự ra lệnh bắt buộc phải thi hành, có việc nghiêm cấm tuyệt đối, có việc hứa hẹn sẽ bị trừng phạt hay ban thưởng, và có việc được sự nhắc nhở để cảnh giác, hoặc được thông báo để hướng dẫn dìu dắt về với chính đạo...
- Những việc liên quân đến việc xử lý ở đời, thì cũng có những giáo lý liên quan về sự cho phép (halal) và sự cấm (haram), và những gì con người tránh được sẽ được hưởng phần thưởng lớn lao ở Ngày Sau, và ngược lại những người vấp phải sẽ bị trừng phạt đau đớn trong địa ngục.
Cho nên, trong vấn đề làm việc để kiếm tiền nuôi sống bản thân hay gia đình thì Allah có phán như sau :
قال تعالى: (( وَأَحَلَّ اللهُ البَيْعَ وَحَرَّمَ الرِّبَوأ )) . البقرة : 275
« …Nhưng Allah cho phép buôn bán và cấm cho vay lấy lãi…» Suroh 2 : 275.
Ở đây phải hiểu rằng, Allah ra lệnh và kêu gọi nhân loại hãy làm ăn chính trực, buôn bán trong sự tốt lành, vì kinh tế cũng là phần tử của tôn giáo. Allah cũng đã phán ở đoạn khác như sau:
قال تعالى: (( يَآَيُّهُا الرُّسُلُ كُلُوا مِنَ الطَّيِّبَاتِ وَأعْمَلُوا صَالِحًا )). المؤمنون: 51.
« Hỡi các Sứ giả! Hãy dùng thức ăn tốt và sạch và làm việc thiện». Suroh 23 : 51.
Và Allah phán về quyền hành của người tin tưởng như sau :
قال تعالى: (( يَآَيُّهَا الذِيْنَ ءَامَنُوا كُلُوا مِن طَيَّبَاتِ مَا رَزَقْنَاكُمْ )) . البقرة: 172.
« Hỡi những ai có niềm tin ! Hãy ăn những thức ăn tốt sạch mà TA đã cung cấp cho các người» Suroh 2 : 172.
Dẫn chứng qua hai dòng kinh Qur’an trên, ông Imam Ahmad ® nói : « Sự ăn uống (sinh nhai) cũng là phần tử của tôn giáo ». Ở đây, ông Imam Ahmad muốn nói là Allah đã ban bố cho chúng ta những thức ăn thức uống trong sạch, thì chúng ta hãy nên dùng nó để sống qua ngày, vì nó là nhu cầu cho sự sống của con người. Chúng ta không được phép tự kìm hãm bản thân bằng cách không ăn thịt hay ăn cá mà chỉ ăn rau cải để tự ép mình. Nếu ai không cho phép bản thân mình ăn thịt, hay cá thì đó là ‘sự cấm’ (haram) trong Islam...
Trong tôn giáo Islam bắt buộc những người Muslim phải nên cảnh giác và luôn luôn kính sợ Allah. Dù ở trong Masjid khi solah (cầu nguyện), trong hãng xưởng hay văn phòng làm việc hoặc bất cứ nơi nào thì cũng phải luôn luôn kính sợ Allah để tránh xa những việc mà Allah đã cấm, hãy luôn làm việc thiện lành mà Islam cho phép và nhắc nhở người anh em khác nên vì Allah mà sống, như Rosul (saw) đã nói:
قال صلى الله عليه وسلم : ( أِتَّقِ الله حَيْثَمَا كُنْتَ..) . الترمذي.
« Hãy cảnh giác mà sợ Allah, dù anh đang ở bất cứ nơi nào ». At Tirmizy.
Vì vậy, người Muslim là người có trách nhiệm trực tiếp trong tất cả hành động hay mọi việc làm hoặc lời nói của mình, bởi vì tất cả đều được ghi chép đầy đủ vào sổ sách minh bạch mà không thiếu sót một điều gì, mọi việc làm của mỗi người dù nhỏ hay to đến đâu, thì Ngày Sau đều được đem ra xét xử trước Đấng Phán Xét (Allah).
يقول صلى الله عليه وسلم : ( لَنْ تَزولَ قَدَمًا عبدٍ يَومَ القِيَامَة حَتّى يُسْأَل عَن أَرْبَعَ خِصَال: عَن عُمْرِهِ فِيْمَ أَفْنَاهُ، وعَنْ شَبَابِه فِيْمَ أَبْلاَهٌ، وعَنْ مَالِهِ مِنْ أَيْنَ اكْتَسَبْهُ وفِيْمَ أَنْفَقَهُ ، وعَن عِلْمِهِ مَاذَا عَمَلَ فِيْهِ ). الطبراني والبزار.
Vào ngày Sau, không một nô lệ nào đứng trước Allah mà không bị hỏi qua bốn điều sau :
1)- Suốt cuộc đời, chúng ta đã làm những gì ?
2)- Lúc còn trẻ đã dùng tuổi trẻ để làm việc gì ?
3)- Tiền bạc của cải đã tạo dựng được như thế nào và đã chi tiêu nó ra sao ?
4)- Khi tiếp thu được kiến thức thì dùng nó như thế nào? (At Tgobrony và Al Baszar).
Hỡi anh chị em Muslim thân mến!
Nên biết rằng, vào Ngày Sau chúng ta sẽ chịu hết trách nhiệm về những gì chúng ta đã làm trên trần gian này, trong những điều đó thì có điều liên quan đến tiền bạc của cải, và điều này sẽ có hai câu hỏi như sau vào Ngày Sau:
a)- Quí vị đã làm gì để có tiền của đó?
b)- Và quí vị đã dùng tiền của đó để chi tiêu nó như thế nào ?
Xin chúc mừng cho những ai có tính trung trực trong việc gặt hái hay chi dùng những đồng tiền do mồ hôi nước mắt của mình kiếm được. Cũng xin chúc mừng cho những ai không quên bổn phận và trách nhiệm trong việc đóng góp tiền của (Zakat), giúp đỡ người nghèo khó cần thiết, giúp bạn bè bà con xa gần (Sadakoh) để tỏ lòng quan tâm đến những người đang thiếu thốn. Đây là những đồng tiền chi tiêu vào chính nghĩa, tất cả những sự chi tiêu đó sẽ được Allah hài lòng và sẽ được đền bù vào Ngày Sau.
Nhưng cũng thật đáng tiếc cho những ai kiếm tiền theo kiểu bất chính như: “Lừa gạt, mưu mô xảo trá, cho vay ăn lời, hối lộ, ăn chặn tiền của trẻ mồ côi, góa phụ và những người yếu thế...”. Và cũng đáng buồn cho những ai dùng những đồng tiền (bất chính hay trung trực) để chi tiêu vào những điều không lành mạnh như: “Uống rượu, cờ bạc, hút sách, hay du lịch những nơi không lành mạnh, không thích hợp cho người ngoan đạo đến đó, hay dùng đồng tiền đó tiêu xài một cách hoang phí… Allah đã phán:
قال تعالى: (( إِنَّ المُبَذِريْنَ كاَنُوا إِخْوَانَ الشَّيَاطِينِ )). الإسراء : 27.
« Quả thật, những kẻ phí phạm là anh em của Shayton…» Suroh 17 : 27.
Hỡi anh chị em muslim thân mến!
Hãy cảnh giác mà kính sợ Allah, vì mọi người chúng ta đều có trách nhiệm về tiền tài vật chất mà chúng ta đã gặt hái được, cho nên hãy chuẩn bị câu trả lời trước Đấng Tối Cao vào Ngày Sau. Vào ngày đó, nếu ai có câu trả lời tốt lành thì thành thật chúc mừng cho người đó, còn ngược lại thì hình phạt không những chỉ dành cho một cá nhân nào đó gánh vác không thôi, mà có thể cả cộng đồng trong một xã hội hay quốc gia nào đó cũng phải có phần trách nhiệm...
Những ai có tư tưởng xấu xa trong việc tìm kiếm lợi tức thì càng ngày những việc xấu sẽ từ từ ngấm vào máu của họ, và dần dần họ sẽ mất đi tư cách của con người. Cho đến khi họ chỉ biết đồng tiền là trên hết, dù rằng họ đã biết những việc đó không lành mạnh, họ chỉ biết làm giàu cho bản thân dù người khác có đau khổ hay nghèo khó. Cho nên, là người Muslim nên hãy tránh xa những gì đem lại lợi tức không lành mạnh hay những việc làm ăn không rõ ràng chính trực. Bởi vì, giáo lý Islam dạy bảo người Muslim phải có tư cách trong việc làm ăn để có sự thu hoạch một cách chính trực (Halal). Rosul (saw) đã nói:
قال صلى الله عليه وسلم : ( يَأْتِي عَلى النَّاس زَمَانٌ لاَ يُبَاليِ المَرْءُ مَا أَخَذَ مِنْهُ، أَمِنَ الحَلال أَمْ مِنَ الحَرَام ). البخاري.
« Vào một thời điểm nào đó sẽ đến, con người sẽ không còn biết hổ thẹn và cân nhắc nữa, họ bất cần đó là halal ‘cho phép’ hay haram ‘cấm’ mà chỉ biết làm giàu mà thôi) ». (Al Bukhory).
Qua ý nghĩa của hadith này cho chúng ta biết, lúc đó con người không còn thể diện và tín nhiệm lẫn nhau nữa, thay vì tín nhiệm họ lại tính toán, chỉ biết quyền lợi cá nhân trên hết, nên từ đó tôn giáo hay đức tin của họ cũng mất dần. Hay nói rõ hơn, một khi chữ Tín không còn nữa thì tôn giáo, đạo đức, đức tin cũng tan biến mất.
Do Shiekh Abdulloh ibnu Sad ibnu Ibrohim Al Faaleh. Phát hành tại Riyad, Saudi Arabia. Do Ibnu Hosen chuyển ngữ.
Ý kiến bạn đọc |