-Chân Lý Islam | baiviet | GIẢI ĐÁP GIÁO LÝ | FATAWA HADJ (LIÊN QUAN VỀ PHỤ NỮ) (phần 1)
Bismillah-ir Rohman-ir Rohim / Assalamu Alaikum Warohma tulloh wabarakatu
GIỚI THIỆU TÔN GIÁO ISLAM - CHÂN LÝ CỦA NHÂN LOẠI
FATAWA HADJ (LIÊN QUAN VỀ PHỤ NỮ) (phần 1)
25.10.2007 01:49 - đã xem : 2139
_VIEWIMG
Hadj là một nghi lễ của Islam mang tính bắt buộc. Một người Muslim khỏe mạnh và có đầy đủ phương tiện tiền bạc phải thi hành nghi lễ này ít nhất một lần trong đời người. Thời gian thực hiện Hadj kéo dài sáu ngày kể từ ngày mồng tám đến ngày mười ba tháng Zul-Hijjah (tháng 12 âm lịch của Islam).

Alhamdulillah, xin chân thành khen ngợi và tạ ơn Allah, cầu sự bình an cho Thiên Sứ Cuối cùng, cùng gia quyến và những người noi theo Người cho đến ngày Sau cùng.


         Hadj là nền tảng thứ năm bắt buộc cho ai có đủ điều kiện phải thi hành một lần trong đời người. Trước khi thi hành haj cũng như những nền tảng căn bản khác, chúng ta phải học hỏi và hiểu rõ ràng để thi hành được đúng với giáo lý và hoàn thành nhiệm vụ một cách hoàn hảo để được Allah chấp nhận.


         Không ngoài mục đích đó, cuốn cẩm nang về giải đáp thắc mắc này được sưu tầm và chuyển ngữ từ những fatawa của những vị Ulama tiền nhiệm và hiện thời và là những Vị đã và đang sống trên mảnh đất thiêng liêng mà những người đi làm hadj phải đến đó, mong rằng nó sẽ đem lại hữu ích cho những chị em phụ nữ.



1)- Người phụ nữ mulimate (độc thân) có thể đi làm hadj với những chị em mulimate khác không? vì những người trong gia đình không có ai tháp tùng được, bởi cha của cô đã qua đời, như trường hợp này, má của cô hay cậu, dượng, chú bác có tháp tùng được không hay cô chọn người nào đó la muhrim (không cưới cô được) để đi chung?


         Trả lời : Theo giáo lý thì cô chỉ được đi làm hadj với chồng, cha, anh em trai hoặc những người mà cô không thể cưới làm chồng được. Ngoài trường hợp trên cô không thể đi làm hadj một mình hoặc tháp tùng với bất cứ một người nào mà không phải là muhrim của cô. Ngay cả với mẹ, chú bác, cậu dượng cũng không được.


         Nếu trường hợp không có muhrim tháp tùng thì việc đi làm hadj không còn là sự bắt buộc cho cô nữa. Bởi vì cô không có hội đủ điều kiện theo luật của những người đi làm Hadj mà Allah đã phán :


         « ... Và việc đi làm hadj dâng lên Allah tại Ngôi đền (Kabah) là một bổn phận đối với người nào trong nhân loại có đủ khả năng tìm đường đi đến đó… »  Souate : 3 :97


         (Do hội đồng Fatawa thường trực).



         2)- Tôi đi làm Umroh, khi vừa đến Miqat (địa danh bắt buộc phải mặc lễ phục ehrom), thì tôi có kinh nguyệt, nên tôi không mặt đồ ehrom tại Miqat được, bắt buộc tôi về Mecca chờ đến khi dứt kinh rồi tôi mới bắt đầu bận đồ ehrom, tôi làm như vậy có đúng hay không hay tôi phải làm như thế nào? Và những gì bắt buộc cho tôi phải thi hành?


         Trả lời: Việc mà cô đã làm đó không đúng với giáo lý. Theo giáo luật bất cứ người (nam và nữ) nào đi làm Umroh mà không thay đồ ehrom tại Miqat thì sự Umroh đó không có giá trị, cho nên dù cô đang có kinh nguyệt cũng phải thay đồ ehrom tại Miqat.


         Qua bằng chứng của bà Asma bintu Umashy vợ của

ông Abubakar Asiđiq ® vừa mới sanh, lúc đó Nabi (saw) đang ở Zilhulaifah, để chuẩn bị đi làm hadj Wađa, bà nhờ người đến hỏi Rosul (saw) phải làm sao? Rosul (saw) trả lời: “Hãy tắm rửa sạch sẽ rồi lấy miếng vải che kín chỗ đó lại và định tâm làm ehrom.” (Máu của kinh nguyệt giống như máu sanh (Nifas)).


Kết luận: Bất cứ phụ nữ nào muốn đi làm Umroh hay Hadj khi đến Miquat bắt buộc phải bận đồ ehrom từ đó, nếu có kinh nguyệt thì nên tắm rửa sạch sẽ rồi băng kín chỗ đó rồi mới bận đồ ehrom và niek (định tâm) đi làm Umroh hoặc Hadj.


Giải thích thêm: Khi đã bận đồ ehrom tại Miqat trong tình trạng có kinh, về đến Mecca không được đi vào masjid và đi tawwaf, mà phải chờ đợi cho đến hết kinh rồi mới đi tawaf. Qua lời hướng dẫn của Rosul (saw) cho bà Asysah ®: “Bà hãy thi hành giống như những người đi làm hadj, nhưng bà không được đi vào masjid để tawwaf mà bà phải chờ cho hết kinh mới vào masjid để tawwaf.” Hadith do Al Bukhory và Muslim ghi lại.


         Cũng trong hadith của Al Bukhory thuật lại là bà Aysha ® sau khi sạch đường kinh thì bà tắm rửa sạch sẽ rồi đi tawwaf, sa-y và cắt chút tóc.


         Chiếu theo hadith trên, người phụ nữ phải bận đồ ehrom tại Miqat và về Mecca chờ đợi cho đến hết kinh. Khi hết kinh phải tắm rửa băng kín chỗ đó lại rồi đi tawwaf, Sa-y và cắt tóc. Trường hợp đi tawwaf xong mà kinh nguyệt ra lại thì chúng ta vẩn tiếp tục đi Sa-y và cắt chút ít tóc là xong phần umroh, bởi vì sự sa-y giữa As Sofa và Al Marwah không bắt buộc phải có nước soly (hay wuđua).


(Chiếu theo lời fatawa của sheikh Ibnu Uthaimeen ).



         3)- Người phụ nữ khi bận đồ ehrom có được mang vớ và găng tay hay không? Nếu đã mang vào rồi, người đó có thể tháo ra được không ?


         Trả lời: Tốt nhất cho người phụ nữ khi bận đồ ehrom nên mang vớ hay giày để che bàn chân lại, nhưng nếu mặc áo dài che khuất bàn chân lại thì không cần mang vớ. Nếu đã mang vớ vào rồi thì cởi ra cũng không sao. Nhưng, phụ nữ không được mang găng tay trong khi bận đồ ehrom, và theo giáo lý khi bận đồ ehrom thì không được che mặt (mặt nạ). Rosul (saw) có nói cấm phụ nữ che như vậy trong lúc ehrom, nhưng phụ nữ phải dùng khăn quấn đầu che mặt lại khi có người đàn ông lạ mặt, ngay cả lúc đi tawaf và sa-y, qua hadith của bà Aysha ® nói: “Một khi người đi ngựa lướt qua chúng tôi, lúc đó chúng tôi cùng đi với Rosul (saw), chúng tôi lấy khăn đội đầu che mặt lại, khi đoàn người đi qua chúng tôi gỡ ra.” Hadith do Abu Dawud và Ibnu Majah ghi lại .


(Fatawa của Shiekh Ben Baz ).



         4)- Trường hợp những phụ nữ tháp tùng với những người già yếu để rời khỏi Musđalifah sau khi mặt trăng đã hoàn toàn biến dạng (hay đã qua nửa đêm) để đi liệng đá, như vậy có được phép không?


         Trả lời: Phụ nữ được phép đi trước sau khi mặt trăng đã không còn sáng nữa (hay đã qua nửa đêm), như những phụ nữ cao tuổi hay bệnh để liệng đá vào sáng sớm khi đến Muna, vì sợ đông người mà chen lấn nhau.


         Trong sách Al Mougny giải thích: ((Tốt nhất là để cho những người già yếu và phụ nữ đi trước)). Ngày xưa những người đã đưa gia đình đi trước đó là ông Abdurrohman ibnu Awfu ® và bà Aysha ®.


         Qua những bằng chứng đó, nên ông Atgo, As Shawry, Imam As Shafiy, Abu Thaw, và những ulama khác đều đồng ý về điều nầy, bởi vì lý do chính đáng là sự chen lấn, đông đảo, gây khó khăn và vất vả cho phụ nữ, và đó cũng là noi theo sunnah của Rosul (saw).


        


Ông Imam As Shawka’ny giải thích trong sách Nailu Awtogor: Qua bằng chứng trên, giờ khắc liệng đá dành cho những người không có lý do là sau khi mặt trời mọc, còn những người có lý do chính đáng được phép trước khi mặt trời mọc.


        


Ông Imam An Nawawy giải thích trong sách Madmoua Al Fatawa như sau: “Ông Imam As Shafiy và trường phái của ông nói: -Theo Sunnah là dành cho những người già yếu và phụ nữ đi trước từ Musđalifah, trước khi mặt trời mọc vào buổi sáng, sau khi đã qua nửa đêm để đến liệng đá tại cột trụ Al Aqobah (cột trụ lớn nhất) ở Muna trước khi có sự chen lấn vì người ta sẽ dồn vào đó sau khi mặt trời mọc. Ông dẫn chứng hadith của Rosul (saw) như đã nói ở phần trên.


(Fatawa của Shiekh Soleh Al Fawzan).



         5)- Khi phụ nữ đi làm Hadj hay Umroh, sau khi đi Sa-y xong thì đến phần cắt tóc, nhưng phụ nữ có quyền cạo đầu không ?


         Trả lời: Theo nhiều ý kiến của những vị Ulama thì phụ nữ chỉ cắt một ít tóc trên đầu khoảng một lóng tay chớ không được cạo đầu như đàn ông.


         Trong sách Al Mougny giải thích: Phụ nữ chỉ được phép cắt một ít tóc thôi chớ không được phép cạo đầu, điều nầy không một ai bất đồng ý kiến với nhau cả.


        


Ông ibnu Al Munzar giải thích: Hầu như tất cả ulama đều đồng ý kiến nhau về điều nầy là phụ nữ chỉ cắt một ít tóc mà thôi.


        

Ông ibnu Abbas thuật lại Rosul (saw) nói: “Sự cạo đầu không dành cho nữ giới, phụ nữ chỉ cắt một ít tóc mà thôi.” Hadith do Abu Dawud ghi lại.


         Ông Aly ® thuật lại Rosul (saw) nói: “Cấm không cho phụ nữ cạo đầu.”


        

Ông Imam Ahmad (R) nói: Phụ nữ nên cắt tóc từ mỗi phía một ít. Ý kiến nầy cũng là ý kiến của

ông Ibu Umar, As Shafiy, Ishak và Abi Thawry.


        

Ông Abu Dawud giải thích: Tôi có nghe người ta hỏi

ông Imam Ahmad về việc phụ nữ cắt một chút ít tóc toàn đầu, ông trả lời: Đúng vậy, gom toàn tóc lại đằng trước đầu rồi cắt khoảng một lóng tay.


        


Ông Imam An Nawawy giải thích trong Al Madmoua: Tất cả ulama đồng thuận là phụ nữ không được cạo đầu mà chỉ cắt một chút ít tóc mà thôi.


(Fatawa của sheikh Soleh Al Fawzan ).



         6)- Có cần thiết cho phụ nữ mặc lễ phục đặc biệt khi làm Hadj không ?


         Trả lời:  Theo giáo lý thì không có lễ phục hay trang phục đặc biệt nào dành cho phụ nữ khi thi hành Hadj hay Umroh. Tuy nhiên, người phụ nữ phải ăn mặc cho kín đáo, không chọn những màu sáng chói gây đến sự chú ý của người khác, cũng như không ăn mặc giống như đàn ông. Và chỉ cấm phụ nữ không được che mặt nạ (mà chúng ta thường thấy), cũng như không được đeo găng tay. Nhưng phụ nữ được che kín mặt và hai bàn tay lại bằng khăn choàng, vì đó là phần awroh (phần cấm) của phụ nữ.


         Cũng nên hiểu khi bận đồ ehrom không cần phải che kín mặt và hai bàn tay, chỉ che lại khi có mặt người lạ không phải là muhrim (người mà cô không cưới làm chồng được).


( Fatawa của Shiekh Soleh Al Fawran).



         7)- Một phụ nữ đã thi hành tất cả những giáo lý liên quan đến hadj, nhưng vì vô tình hay không biết nên không có cắt tóc (sau khi sa-y xong), khi cô trở về quê hương (quê nhà) trở lại cuộc sống bình thường, biết ra mình chưa có cắt tóc sau khi Sa-y, trường hợp nầy cô phải làm sao ?


         sa-yTrả lời: Trường hợp cô đã quên một cách vô tình hay không hiểu biết, thì bắt buộc cô phải cắt tóc liền khi nhớ lại dù ở xứ của cô hay ở đâu cô nhớ lại, với sự định tâm là cắt tóc để thi hành hoàn tất hadj. Hy vọng nơi Allah sẽ chấp nhận hadj của cô.      Nhưng nếu cô đã gần gũi với chồng của cô trước khi cắt tóc, thì bắt buộc cô phải trả Dam (tiền phạt) bằng cách dâng hiến một con cừu (hoặc con lạc đà hoặc con bò)… tế lễ tại Mecca cho những người nghèo.


         Trường hợp cô đã gần gũi với chồng không phải ở Mecca mà tại quê hương của cô hay bất cứ nơi nào khác, thì cô cũng phải tế lễ con vật ở nơi cô ở, xong phân phát cho người nghèo. (Chiếu theo Hội đồng Fatawa thường trực).



         8)- Trường hợp phụ nữ đang trong tình trạng ehrom, bị rụng một vài sợi tóc một cách không cố ý, như vậy có hại gì không?


         Trả lời: Trường hợp tóc rụng từ đầu của người đàn ông hay phụ nữ khi lấy nước solah hoặc khi tắm, thì không có sao cả. Cũng vậy nếu râu có bị rụng hay móng tay móng chân bị gẫy một cách vô tình thì không sao.


         Theo giáo lý là nếu ai cố ý bứt tóc hay nhổ (cạo) lông từ thân thể trong lúc bận đồ ehrom thì phải trả Dam (phạt). Còn tóc hay lông rụng một cách vô tình thì không sao, vì sợi tóc đó được coi như sợi tóc chết, nên tự nó rụng mà thôi.  (Chiếu theo Fatawa của cố Shiekh Ben Baz ).



         9)- Phụ nữ trong tình trạng ehrom làm hadj có được phép thay đồ khác tuỳ ý  hay không? Và có lễ phục ehrom đặc biệt cho phụ nữ không?


         Trả lời: Phụ nữ trong lúc ehrom, được phép thay đồ tùy ý lúc nào cô muốn nhưng với điều kịên là bộ đồ mới không tạo nên sự chú ý của đàn ông và đồ ehrom của phụ nữ không có lễ phục nào gọi là đặc biệt cả.


         Đối với nam giới thì có lễ phục đặc biệt đó là hai cái chăn, che kín phần dưới và phần trên mình, không được mặc quần áo lót ở trong, không được đội nón, mang vớ, giày... và họ cũng được phép thay đồ ehrom đó tùy ý khi nào cần thiết.


(Chiếu theo Fatawa của Shiekh Ibnu Uthaimeen).


xem tiếp phần hai

Ý kiến bạn đọc
Ý kiến của bạn :
Tên Người Gởi :
E-Mail :
Nội Dung :

Các bài viết khác
Mọi góp ý xin gởi về - Email: chanlyislam@yahoo.com hoặc banbientap@chanlyislam.net
Online trong ngày 2725 Tổng lượt truy cập 3156455