FATAWA, LIÊN QUAN VỀ THÁNG RAMADAN (3) 26.08.2010 01:37 - đã xem : 2375 Trong khi súc miệng để lấy nước wudu, lúc đánh răng hay trong lúc đang tắm sông, hồ… nếu nước có vào miệng mà không phải do cố ý, hay vì lý do nào đó bị nước vô trong miệng, chúng tôi nghĩ rằng ngày nhịn chay đó vẫn còn giá trị, có nghĩa là không hư chay, wallohhu-Alam. 29)- Sức dầu thơm vào ban ngày của tháng Ramadan, vậy có hư chay không? Nếu dùng dầu thơm để sức trên thân thể hay trên quần áo để làm tan mùi hôi vào ban ngày của tháng Ramadan thì không sao cả, nhưng nếu lợi dụng mùi thơm của nó để ngửi cho khỏe thì nên tránh, vì đây là hành động makruh (không nên). 30)- Ói mửa có hư chay hay không? Trường hợp ngã bệnh hay tự nhiên ói mửa trong lúc nhịn chay thì không hư chay, ngược lại nếu ai đó cố ý làm cho ói mửa thì sẽ hư chay và bắt buộc sau đó phải trả lại ngày chay hư đó, qua lời của Rosul (saw): لقوله عليه السلام: (مَنْ ذَرَعَه القَيُّء فَلاَ قَضَاءَ عَلَيْهِ وَمَن اِسْتِقَاء فَلْيَقْضِ). « Những ai bị ói mửa thì không cần phải nhịn trả lại, còn những ai cố ý làm cho ói mửa thì bắt buộc phải nhịn trả lại ngày hư chay đó ». 31)- Người đầu bếp hay người nấu ăn có thể nếm (thử) thức ăn để biết mặn hay ngọt trong lúc nhịn chay không? Theo phần đông các vị Ulama đồng ý kiến cho rằng, trường hợp nếu cần thiết phải nếm thức ăn thì chỉ cần nếm thử trên đầu lưỡi để biết mặn hay ngọt hoặc nóng hay nguội để đút ăn cho con nhỏ, sau đó phải nhổ ra tức khắc (tốt nhất là nên súc miệng lại) đừng để nó trong miệng. Wallohu-Alam. 32)- Trường hợp vợ chồng ân ái qua đêm rồi ngủ quên cho đến sáng (qua giờ solah fajar) mà hai người vẫn còn trong tình trạng Junub (bắt buộc phải tắm sau khi vợ chồng gần gũi nhau), vậy hai người này có được quyền định tâm để nhịn chay tiếp tục không? Theo hadith soheh ghi lại : « Có lần vào ngày nhịn chay, đêm đó Rosul (saw) đã gần gũi với vợ nhưng vì mệt mõi rồi ngủ quên cho đến giờ solah Fajar mà chưa có tắm nước junub, khi thức dậy Thiên sứ (saw) liền đi tắm nước junub bắt buộc để soalh fajar, sau đó Người (saw) tiếp tục nhịn chay như thường lệ. Bởi vì, sự tắm nước junub bắt buộc chỉ là điều kiện để làm sạch mới được quyền solah, nên Người không để trễ nãi mà mất đi giờ solah fajar quí báu đó ». Trường hợp lúc ngủ trưa nếu nằm mộng (chiêm bao) rồi xuất tinh, khi thức dậy người đó chỉ cần tắm nước junub bắt buộc rồi tiếp tục nhịn chay của họ, chứ không có hư chay ngày đó vì đây không phải do cố ý. 33)- Thưa ông, tôi thấy có những người đã phạm phải những điều cẩu thả trong tháng Ramadan một cách vô ý thức từ nhiều năm nay. Có nghĩa là một số người còn nằm trong tình trạng junub (chưa có tắm nước junub), vậy mà họ vẫn soly trong tình trạng (không tắm) đó? Trường hợp này nếu dùng lời cẩu thả để ám chỉ số người đó thì không được đúng lắm, vì vấn đề này phạm vào lỗi nghiêm trọng. Những người muslim sống trong một quốc gia Islam thì không thể viện lý do là không biết về những vấn đề liên quan đến cuộc hành đạo hằng ngày, thí dụ có người nói: - Tôi solah mà tôi không biết lấy nước solah là điều bắt buộc, hay vợ chồng ân ái với nhau mà không biết tắm nước junub là điều bắt buộc…, những vấn đề này không thể chấp nhận được. Bởi vì, trong lúc họ sống chung với cộng đồng, họ không thể nào nói rằng họ không thấy anh chị em lấy nước solah trước khi hành lễ, hay chưa bao giờ được nghe giáo lý nói về cách tẩy sạch làm vệ sinh nhỏ và lớn, như Allah đã phán với ý nghĩa: قال تعالى:وإِنْ كُنْتُم جُنُبًا فَاطَهِّرُوا... المائدة: 6 “... Và nếu các người không được sạch (do việc chăn gối) thì phải tẩy sạch toàn thân (bằng cách tắm)” (Sourate 5:6). Cho nên, người Muslim tuyệt đối không nên nói và làm theo ý mình mà không chịu học hỏi giáo lý của nó. Chẳng hạn, khi một cặp vợ chồng nhịn chay thì ít ra cũng phải hiểu những giáo lý căn bản những gì phải làm trước khi nhịn chay cũng như những gì cấm làm trong khi nhịn chay... · Nếu một lý do nào đó (xảy ra một cách vô ý thức) rồi nghĩ rằng đã bị hư ngày chay đó và xã chay, trường hợp này bắt buộc phải nhịn chay trả lại số ngày đã thiếu (Thời hạn: sau khi tháng Ramadan chấm dứt cho đến đầu tháng Ramadan năm sau). Nếu để qua một năm hay nhiều năm mới nhịn chay trả lại thì ngoài việc nhịn chay trả lại ngày hư chay đó còn phải bố thí một số tiền tương ứng khoảng 5€ (Euros) cho một người nghèo để xả chay, số ngày thiếu bao nhiêu thì ngày nhịn chay trả phải tương đương và số tiền bố thí phải nhân lên theo số ngày thiếu. Và từ đó nên tránh xa những điều cấm (phạm phải) và cầu xin thật nhiều với Allah tha thứ những hành động tội lỗi của mình, wallohu alam. · Trường hợp những người phạm luật khi solah mà trong tình trạng junub (không tắm nước junub bắt buộc), nếu thời gian phạm lỗi đó đã trôi qua có thể là một hai tháng hay một hai năm gì đó, với lý do là họ không biết luật bắt buộc phải tắm Junub trước khi solah... Chúng tôi khuyên anh chị phạm tội đó nên cầu xin với Allah tha thứ những lỗi lầm thiếu sót (không cố ý) đó, hy vọng Allah sẽ Rộng lượng Khoan dung. Nhưng, những ngày tháng trôi qua không biết là bao nhiêu mà anh chị đã soly trong tình trạng không hợp lệ đó để mà solah trả lại cho đầy đủ của số ngày solah không giá trị đó. Chỉ có phương cách tốt nhất là mỗi ngày sau khi solah fardu (bắt buộc) xong, thì nên solah thêm (sunnah, nafil) cho thật nhiều, và thường xuyên bố thí nếu có thể, ngoài ra cầu xin Allah tha thứ, rồi chịu khó tìm hiểu học hỏi giáo lý cho đúng để áp dụng sau này, wallohu alam. 34)- Thưa việc nói xấu sau lưng, hay những người nhiều chuyện có bị hư chay của họ hay không? Đúng ra, những sự thể này thì HARAM (Cấm) trong mọi giờ giấc, mọi lúc và mọi nơi chứ không chỉ riêng cho tháng Ramadan mà thôi. Nhưng đặc biệt trong tháng Ramadan thì giáo luật bắt buộc tuyệt đối cho những người nhịn chay phải thận trọng hơn trong lời nói, hãy cảnh giác mọi việc làm của mình, không nên ngồi co đôi mép (nhiều chuyện) để gây xào xáo trong gia đình, xã hội hay cộng đồng, và nhất là những lời nói dối để lường gạt, như Rosul (saw) có nói: قوله عليه السلام: (لَيْسَ الصِيَّامَ مِن الطَعَامِ وَالشَّرَاب ، إِنَّمَا الصِيَام اللَغْوَ وَالرَفْث). « Sự nhịn chay, không phải nhịn ăn nhịn uống không thôi, mà nhịn từ lời ăn tiếng nói và cả dục vọng nữa ». Qua hadith do ông Imam Ahmad ® ghi lại: « Có hai người đàn bà ngất xỉu trong lúc nhịn chay vì khát nước hay gì đó, một số người thấy vậy mới đi báo cho Rosul (saw) biết thì Rosul cho người mời hai người đàn bà đó đến và Người bảo hai người đàn bà đó hãy thọc tay vào miệng cho ói ra đi sẽ dể chịu hơn, hai người ấy làm theo sự chỉ dẩn của Rosul (saw) để ói ra thì thấy trong thau đầy máu và chất dơ, Rosul (saw) nói: فقال: (إِنَّ هَاتَيْن صَامَتَا عَن مَا أَحَّل الله لَهُمَا وَأَفْطَرتَا عَلى مَا حَرمَ الله، جَلَسَتْ إِحْدَاهُمَا إلى الأُخْرَى فَجَعَلَتَا يَأْكلُاَن لُحُومَ النَّاس). وقال عليه السلام: (رَبُّ صَائِم حَظه مِن صِيَامَه الجُوْع وَالعَطْش، وَرَبُّ قَائِم مِن قِيَامَه السهر). « Hai người đàn bà này nhịn chay với những gì halal của Allah, nhưng họ xả chay với những gì Allah cấm (haram), hai người này mỗi lần ngồi chung với nhau thì nói xấu chuyện của người khác. Rosul (saw) nói tiếp: 'Phần thưởng của những người nhịn ăn nhịn uống là sự nhịn chay, và phần thưởng của những người solah đêm là khi họ thức khuya để solah và ăn cơm để vào chay' » Mặc dù, những điều nhiều chuyện, nói xấu, lừa gạt… nó không hoàn toàn hư chay ngày đó, nhưng ngày nhịn chay đó sẽ mất đi rất nhiều phước. Vì vậy, những người nhịn chay hãy cảnh giác từ hành động đến lời nói, vì Rosul (saw) có nói như sau: قوله عليه السلام: (إِذَا كان صُوْمَ أَحْدَكُم فَلَا يَرْفَث وَلاَ يَفْسَق وَلاَ يَصْخَب فَإِن أَمْرَؤ سَابه أو شَاتَمَه فَليَقُل إِنَّي صَائِم). وفي رواية: (إني امرؤ صائم). « Một khi các người nhịn chay thì các người phải tránh xa sự gây gỗ, nói xấu người khác, không được giận dữ rồi la hét hay gào thét. Nếu có ai đến kiếm chuyện gây gổ hay chửi mắng các người, các người hãy trả lời rằng: -Tôi đang nhịn chay ». Trong hadith khác thì ghi: - Tôi được lệnh nhịn chay (nhịn nhục, không được gây gổ, kiếm chuyện). Ông Jabir ® cũng thuật lại lời khuyên của Rosul (saw) như sau: قال عليه السلام: (إِذَا صُمْتَ فَليَصُم سَمْعَك وَبَصَرَك وَلِسَانِك عَن الغَيْبَة وَالنَمِيْمَة، وَدَع أَذَى الجَار وَلَيَكُن عَلَيك السَكِيْنَة والوَقاَر وَلاَ تَجْعَل يَوْمَ صُوْمَك وَيَوْمَ فَطْرَك سُوَاء). « Một khi các người nhịn chay, nên biết hãy nhịn từ lỗ tai, con mắt, miệng lưỡi (từ nhiều chuyện và nói dối), không được làm phiền hà láng giềng, luôn tạo sự thanh bình, thoải mái, sảng khoái an lành, đừng làm nên những ngày nhịn chay giống như những ngày xả chay ». Cho nên, vì giá trị của ngày nhịn chay nên hãy luôn cảnh giác và thận trọng để gặt hái được nhiều phước lộc. 35)- Thưa ông, trong lúc nhịn chay thì chổ kín của tôi xuất ra chất mazy (chất nhờn một giọt nhỏ, mà không cảm giác như xuất tinh). Vậy tôi có bị hư chay ngày đó không ? Nếu hư chay thì tôi có bắt buộc phải nhịn trả lại hay không? (đây là câu hỏi của một người phụ nữ). Dựa theo lời giải thích của Shiekh Islam Ibnu Taimiyah ® như sau : « Trong lúc nhịn chay mà bị xuất ra chất mazy nói trên thì không tính hư chay, đôi khi vì sự sung sức của những thanh niên (có người chỉ cần nhìn, hay đụng đến là nó xuất ra), cho nên đó là chuyện ngoài ý muốn. Nếu nó xuất ra vì lí do cố ý thì bắt buộc phải nhịn chay trả lại ngày đó. Nhưng nếu có nhìn hay đụng đến mà không cố ý, dù nó có xuất ra thì cũng không có sao ». (Thí dụ trường hợp những người bị bón rồi cố gắng (rặn) để đi cầu, trong lúc cố gắng đó thì xuất ra chất mazy, đây cũng là trường hợp ngoại lệ, không hư chay. Hoặc những người già yếu có bị xuất ra chất mazy đó trong tháng Ramadan, thì cũng không sao cả. Wallohu-alam.) 36)- Người đàn ông nhịn chay có được phép hôn vợ hay không? Vấn đề này có sự bất đồng ý kiến của những vị Ulama, nhưng bà Aysah ® đã thuật lại như sau: قالت: (كان النبي صلى الله عليه وسلم: يُقَبِّل وَهُوَ صَائِم وَلَكِنَّهُ أَمْلَكَكُم لِإرْبَه). “Vào ban ngày nhịn chay, Rosul (saw) có từng hôn vợ của Người, nhưng Rosul (saw) thận trọng và bảo đảm hơn các người về việc đó.” Ý nghĩa của hadith cho biết rằng, bà Aysah (r) nói Rosul (saw) có đủ nghị lực để kiểm soát dục vọng của Người mà không tiến xa hơn nữa về sự cám dỗ của tình dục. Ngược lại giới trẻ thì khó có thể giữ vững tâm lý khi gần gũi với vợ, vì vấn đề ân ái, hôn hít có thể sẽ đi xa hơn nữa mà không thể dừng lại ở đó. Cho nên Người (saw) có khuyến cáo những bạn trẻ không nên hôn vợ trong tháng Ramadan, nhưng Người (saw) cho phép những người lớn tuổi được hôn vợ vào ban ngày của tháng Ramadan, bởi vì hai thế hệ có sức lực và dục vọng khác nhau. Sự nhịn chay trả và chuộc tội (kafaroh) 37)- Tôi là một thanh niên còn trẻ, mới được 17 tuổi, tôi muốn hỏi rằng trong hai năm nhịn chay vừa qua thì tôi có thiếu một số ngày mà đến nay chưa có nhịn trả lại, vậy tôi phải làm sao? Trong tháng nhịn chay Ramadan nếu ai không hoàn thành đủ tháng nhịn chay thì bắt buộc người đó phải nhịn trả lại những ngày đã thiếu (tức khắc sau tháng chay, vì không biết mình còn sống được bao lâu), nếu không thể nhịn được liên tục ngày này qua ngày kia thì nhịn cách ngày cũng được, nhưng phải trả trong năm. Còn những ai đã thiếu những ngày nhịn chay của năm trước để sang năm nay thì cũng phải nhịn trả lại những ngày đã thiếu, nhưng phải kèm theo sự bố thí cho một người nghèo xả chay mỗi ngày thiếu. Ðó là ý kiến của đa số Ulama. 38)- Lúc còn trẻ, vào tháng Ramadan sau khi nghe tiếng ‘azan fajar’ (xem như đã vô giờ nhịn chay), vậy mà tôi và vợ tôi đã đồng tình ân ái với nhau. Sự việc này đã làm cắn rứt lương tâm của chúng tôi mỗi khi tháng Ramadan đến. Xin ông vui lòng cho biết chúng tôi phải làm gì để chuộc lại lỗi lầm đó? Chiếu theo giáo luật, trước hết là bắt buộc anh chị phải nhịn trả lại ngày chay đó, và chuộc lỗi gần gũi nhau vào ban ngày của tháng Ramadan, giống như sự chuộc tội của những người mang tội Az Zihar (thề hay nói: tôi mà gần với bà như gần gũi với mẹ tôi) thì Allah đã phán như sau: 1. Chắc chắn Allah đã nghe lời nói của người phụ nữ (tên Khaulah) đã khiếu nại với Ngươi về việc người chồng của bà (tên Ausi bin As Samit) và than thở với Allah và Allah nghe lời đối thoại giữa hai người. Quả thật Allah Hằng Nghe và Hằng Thấy. 2. Ai trong các người (mắng vợ) ' Mày đối với tao như cái lưng của mẹ tao ' để thôi vợ bằng lối Az Zihađ (thì nên biết) họ (các bà vợ) không thể là người mẹ của họ được, bởi vì mẹ của họ chỉ là những ai đã hạ sanh họ. Và chắc chắn họ đã thốt ra lời lẽ ác đức và sai ngoa (để đạt được mục đích của họ). Và quả thật, Allah Hằng Ðộ Lượng và Hằng Tha Thứ. 3. Và những ai thôi vợ theo lôí Az Zihar rồi muốn rút lại lời mình truyên bố thì (chịu phạt bằng cách) giải phóng một người nô lệ trước khi hai người trở lại ăn nằm với nhau. Ðó là lời cảnh cáo về việc đó. Và Allah Rất mực Am tường về những điều các người làm. 4. Nhưng ai không tìm ra (phương tiện để làm việc đó) thì phải nhịn chay theo chế độ As Siyam suốt hai tháng liên tục trước khi hai người trở lại ăn nằm với nhau, nhưng nếu không có khả năng (nhịn chay) thì phải nuôi ăn sáu mươi người nghèo. Như thế là để chứng tỏ các người tin tưởng nơi Allah và Sứ giả của Ngài. Và đó là những giới hạn qui định bởi Allah. Và những người cãi lệnh sẽ bị trừng phạt nhục nhã.” Sourate 58: 1-4. Trên đây là ba giải pháp để chuộc tội cho những ai ăn nằm với vợ trong tháng Ramadan, người vợ cũng bị trừng phạt như vậy vì hai người đồng thuận với nhau. Wallohu Alam. 39)- Vào ban ngày của tháng Ramadan, có người đàn ông âu yếm với vợ (nhưng không giao hợp) chỉ sờ mó bên ngoài, nhưng có xuất ra chất mazy chứ không phải xuất tinh, vậy ngày nhịn chay đó có hư không? Trường hợp không nhớ rõ sự việc như vậy xảy ra bao nhiêu lần, và cũng đã xảy ra vài năm về trước, vậy anh ta phải làm sao? Âu yếm với vợ vào ban ngày của tháng Ramadan (không có giao hợp), đến khi phát hiện vùng kín có chất mazy hay mani (tinh trùng) xuất ra thì xem như hư chay ngày nhịn chay đó và bắt buộc phải nhịn chay trả lại ngày đó. Nếu nhiều ngày đã qua mà không nhớ rõ thì cứ ước lượng bao nhiêu ngày có thể nhớ được để nhịn chay trả lại. Cũng vậy, nếu những năm đã qua, mà người đó không biết rõ về giáo lý này, thì họ chỉ cần nhịn trả lại những ngày hư chay đó mà thôi, còn nếu đã biết về giáo lý đã cấm mà vẫn làm thì phải nhịn trả lại những ngày thiếu và kèm theo sự bố thí mỗi ngày (đã thiếu) cho một người nghèo để chuộc lỗi lầm đó. Wallohu alam. Trích từ kitab: Fatwa As Siyam của shiekh Abdulloh ibnu Abdurrohman Al Jubairi, Từ trang: 28-64. 40)- Trường hợp nước Arab Saudi đã thấy trăng để vào tháng chay Ramadan, như vậy có bắt buộc những xứ khác phải nhịn chay theo xứ Arab không? Hay là mỗi xứ phải dựa vào sự thấy trăng của xứ đó? Vấn đề nầy có nhiều sự bất đồng ý kiến của các vị Ulama như sau: Nhóm thứ nhứt: Bất cứ một quốc gia Islam nào thấy trăng trước thì báo cho những xứ Islam khác bắt buộc nhịn chay theo. Những người đưa ra lập luận nầy cho rằng, những ngày trong tháng đều như nhau chớ không có sự thay đổi ngày giờ trong tháng. Và một khi xứ nào đó ở về hướng Ðông thấy trăng thì những quốc gia ở hướng Tây cũng phải nhịn theo, và ngược lại trong những xứ đó. Nhóm thứ nhì: Mỗi quốc gia phải dựa vào sự thấy trăng của quốc gia đó. Một số Ulama chấp nhận lý luận nầy, trong đó có shiekh Abdulloh ibnu Hamid (r) đã viết ra sách với những bằng chứng từ hadith nói rõ về điều nầy. Một trong những hadith mà nhóm Ulama nầy đưa ra là câu chuyện của ông Kuraibun (người giúp việc cho ông Ibnu Abbas (r)). “Lúc mà ông Kuraibun đang du hành bên xứ Sham (Syria) rồi ông trở về Medinah vào những ngày gần cuối của tháng Ramadan. Ông Ibnu Abbas (R) mới hỏi ông Kuraibun về ngày vô chay ở bên Sham. Ông Kuraibun trả lời: - Chúng tôi thấy trăng vào đêm thứ Sáu, nên chúng tôi vô chay vào sáng đó. Ông Ibnu Abbas (r) hỏi: Vậy ông Amirrulmoaminie (Lãnh tụ) có nhịn chay không? Ông Kuraibun trả lời: Có. (vậy là toàn dân ở đó nhịn chay vào ngày thứ bảy, vì theo lịch Islam ban đêm đi trước). Ông Ibnu Abbas nói: - Nhưng chúng tôi ở đây thì thấy trăng vào đêm thứ bảy (sáng chúa nhật), nên chúng tôi mới vô chay và bắt đầu nhịn vào sáng chúa nhật, và chúng tôi sẽ tiếp tục nhịn chay cho đến khi nào thấy trăng mới xã chay, nếu không phải nhịn chay cho đủ ba mươi ngày. Ông Kuraibun nói: -Thưa, vậy thì sự thấy trăng và xác nhận của Amirrulmoamine và những người ở đó đều nhịn chay không đủ hay sao? Ông Ibnu Ababs trả lời: - Những gì chúng tôi thi hành ở đây là thể theo lời giáo huấn của Rosul (saw). Qua bằng chứng của hadith nầy muốn nói rằng, ông Ibnu Abbas (r) đã xác minh là những người ở Sham thấy trăng thì họ vô chay, còn những người ở Medinah thấy trăng ngày nào thì họ vô chay ngày đó, nghĩa là quốc gia nào thì dựa vào quốc gia đó, chớ không phải như Arab Saudi thấy trăng mà những xứ khác không thấy trăng rồi nhịn chay theo Saudi. Nhóm thứ ba: Ý kiến của nhóm nầy cho rằng, một khi những người ở vùng phía Ðông thấy trăng thì vùng phía Tây cũng nhịn theo, nhưng ngược lại vùng phía Tây thấy thì vùng phiá Ðông không cần phải nhịn theo. Lý do là khi vùng phía Ðông thấy trăng thì vùng phía Tây cũng thấy, bởi vì mặt trăng không thể mọc hay lặn ở vùng phiá Ðông trước vùng phía Tây được. Ðó là sự giải thích của Ibnu Taimiyah (r). Kết luận: Sau khi phân tích thì sự đúng thật là lời giải thích của nhóm thứ nhì, nghĩa là quốc gia nào thì tính theo sự thấy trăng của quốc gia đó, dù khoảng cách địa lý từ xứ nầy tới xứ lân cận không xa cho lắm. Wabilla hiđ tawfiq. Do Hosen Mohamad Trích dịch theo sách Fatawa As Siyam (Trả lời thắc mắc về sự nhịn chay) của Shiekh Abdulloh ibnu Abdurrohman Al Jubairy. Ý kiến bạn đọc |