-Chân Lý Islam | baiviet | GIẢI ĐÁP GIÁO LÝ | GIÃI ĐÁP THẮC MẮC: SỰ LY DỊ TRONG ISLAM
Bismillah-ir Rohman-ir Rohim / Assalamu Alaikum Warohma tulloh wabarakatu
GIỚI THIỆU TÔN GIÁO ISLAM - CHÂN LÝ CỦA NHÂN LOẠI
GIÃI ĐÁP THẮC MẮC: SỰ LY DỊ TRONG ISLAM
08.12.2009 02:41 - đã xem : 3806
Câu hỏi: Thân chào các bạn đạo hữu. Tôi tên là Tùng, đây là lần đầu tiên tôi bước vào trang nầy nếu như có gì không đúng xin các bạn bỏ qua, trong trang « Nikah » (có nghĩa là nói về đám cưới), nhưng còn phần về Talah (ly dị) thì như thế nào?

Nếu như người chồng có lỗi với vợ, bê tha không chăm lo cho vợ dù rằng vợ mới cưới... Người vợ đã nhiều lần tha lỗi cho chồng nhưng tánh nào tật nấy, như vậy người vợ có quyền ly dị với người chồng không? Ly dị như thế nào để cho hợp pháp trong luật Islam. Một người vợ có cần chờ đợi 3 thời kỳ chấm dứt kinh nguyệt hay không?


CLI: Trước khi trả lời câu hỏi này, chanlyislam xin nhắc sơ qua về vấn đề “Hạnh phúc lứa đôi” mà Islam dạy bảo để hai bên (vợ chồng) xử lý trong cuộc sống. Khi nào đến mức hai bên không thể hòa giãi với nhau thì lúc đó mới đi đến vấn đề li dị.




Vào thời tiền Islam, vấn đề li dị rất phổ biến khắp mọi nơi trên thế giới vì thời đó chưa có luật lệ cho mọi người. Mỗi khi người chồng nổi giận thì xua đuổi người vợ ra khỏi nhà mà không cần biết lý do có chính đáng hay không, và khi người phụ nữ ra đi mà cũng không có quyền đòi hỏi người chồng bồi thường hay trợ cấp trên mặt pháp lý, cũng như không được quyền chống trả hay cãi lý với người chồng…




Đến khi Islam xuất hiện thì thiên kinh Qur’an và bộ luật (Shari’ah) của Islam có đưa ra giáo luật về vấn đề li dị để tránh những sự bất công và nhằm hạn chế quyền tự do li dị, cũng như xác định quyền hạn của người chồng cũng như người vợ trong vấn đề hôn nhân mà thiên kinh Qur’an, Allah có phán như sau:




وَالْمُطَلَّقَاتُ يَتَرَبَّصْنَ بِأَنْفُسِهِنَّ ثَلَاثَةَ قُرُوءٍ وَلَا يَحِلُّ لَهُنَّ أَنْ يَكْتُمْنَ مَا خَلَقَ اللَّهُ فِي أَرْحَامِهِنَّ إِنْ كُنَّ يُؤْمِنَّ بِاللَّهِ وَالْيَوْمِ الْآَخِرِ وَبُعُولَتُهُنَّ أَحَقُّ بِرَدِّهِنَّ فِي ذَلِكَ إِنْ أَرَادُوا إِصْلَاحًا وَلَهُنَّ مِثْلُ الَّذِي عَلَيْهِنَّ بِالْمَعْرُوفِ وَلِلرِّجَالِ عَلَيْهِنَّ دَرَجَةٌ وَاللَّهُ عَزِيزٌ حَكِيمٌ (228)




“Và những người vợ li dị, vì quyền lợi của bản thân, nên ở vậy trong ba tháng kinh kỳ, và họ không được giấu (bào thai) mà Allah đã tạo trong bụng của họ nếu họ tin tưởng nơi Allah và Ngày Sau. Và người chồng của họ có quyền ưu tiên lấy họ trở lại trong thời gian đã định nếu hai người chịu hòa với nhau. Và theo lẽ công bằng, các bà vợ có quyền (đòi hỏi người chồng chu cấp…) tương đương với quyền (mà người chồng đã dùng để) đối xử với họ (như trung thành và kính trọng chồng…). Tuy nhiên, người đàn ông (có trách nhiệm) trội hơn người đàn bà một bậc; bởi vì Allah Toàn Năng, Rất Mực Sáng Suốt (khi qui định quyền hạn giữa nam và nữ)”. (Qur’an 2 – 228).




Ngoài ra, có một hadith thuật lại rằng: Có một người đàn ông đến hỏi Rosul (saw) như sau “Thưa Thiên sứ của Allah! Quyền hạn của người vợ đối với người chồng như thế nào?” Rosul (saw) trả lời: “Người chồng phải nuôi sống người vợ (cùng tiêu chuẩn) như người chồng tự nuôi sống, hãy cho người vợ ăn mặc giống như người chồng ăn mặc (giá trị chất lượng), người chồng không được quyền tát vào mặt hay những nơi dể gây thương tật của người phụ nữ, và cũng không nên sỉ nhục hoặc không nên dùng lời thề để cắt đứt tình nghĩa vợ chồng (li dị)…” (Do Abu Dawud và Ibn Hibban thuật lại).




Ngược lại, vấn đề quyền hạn của người chồng thì Rosul (saw) cũng có nói như sau: “Người phụ nữ có đức tin thì không được phép cho ai vào nhà nếu chồng của mình không thích, người vợ không được ra khỏi nhà nếu chưa hỏi ý kiến của chồng, đi đâu làm gì thì cũng phải thông báo cho chồng biết, và người vợ không được quyền làm những gì trái ý của chồng… Ngược lại, một người đàn ông có đức tin không nên ghét bỏ một người vợ có niềm tin. Nếu người vợ có một điểm gì không làm cho chồng vừa lòng, thì chắc chắn rằng người vợ có những điểm khác tốt đẹp hơn. ” (Muslim)




Cho nên, nếu vợ chồng sống nề nếp theo đúng giáo lý Islam chỉ dạy thì tỷ lệ li dị rất là hiếm hoi. Bởi vì, Islam đưa ra nhiều vấn đề cản trở, cốt yếu làm bế tắc mọi con đường dẩn đến li dị mà Rosul (saw) đã nói: “Trong tất cả các việc Allah cho phép (Halal), thì việc li dị là một việc Allah rất ghét.” (Abu Dawud ghi lại).




Tại sao Halal mà Allah lại ghét, bởi vì Allah có phán:




وَمِنْ آَيَاتِهِ أَنْ خَلَقَ لَكُمْ مِنْ أَنْفُسِكُمْ أَزْوَاجًا لِتَسْكُنُوا إِلَيْهَا وَجَعَلَ بَيْنَكُمْ مَوَدَّةً وَرَحْمَةً إِنَّ فِي ذَلِكَ لَآَيَاتٍ لِقَوْمٍ يَتَفَكَّرُونَ (21)




 “Và trong các Dấu hiệu của Ngài có điều này. Ngài đã tạo từ bản thân của các người những người vợ cho các người để các người sống yên lành với họ và Ngài đã đặt giữa các người tình yêu thương và lòng bao dung. Quả thật nơi sự việc đó là những Dấu hiệu cho một số người biết ngẫm nghĩ”. (Qur’an 30 – 21)




Vậy mà tình trạng chung sống giữa vợ chồng mà Allah đặt để đã đi đến tình huống không thể nào duy trì về mặt tình cảm đôi bên, nếu lưỡng lự sống chung để lừa dối và chất chứa lòng hận thù chán ghét…, thì tốt hơn là nên xa nhau để xây dựng một hạnh phúc mới. Cho nên, vấn đề li dị là giãi pháp cuối cùng nếu hai bên không thể hòa giải với nhau được nữa, nhưng khi nói đến luật li dị trong Islam thì rất là phức tạp, mỗi cặp vợ chồng đi đến li dị đều có sự nghịch cảnh khác nhau, nhất là trong lúc nóng giận nhất thời mà không thể kềm chế rồi vợ chồng đi đến đổ vỡ hạnh phúc đôi bên…




Trong giáo luật Islam giãi quyết li dị chiếu theo thiên kinh Qur’an và Sunnah của Rosul (saw) được chia ra hai trường hợp:




1.     Nếu người chồng tuyên bố (hay thề) sẽ li dị với vợ dù hình thức nào (trong lúc nóng giận hay có ý định) đều giống nhau. Trường hợp này xem như người chồng đã công khai tuyên bố li dị với vợ lần thứ nhứt, lời nói đó xem như chính thức tuyên bố một lần. Kể từ sau lời tuyên bố đó thì hai bên chính thức xem như đã ly thân, hai bên phải chờ đợi ba thời kỳ kinh nguyệt của người vợ cho đến khi người vợ sạch sẽ (iddah), trong thời gian ba tháng ly thân (không chăn gối với nhau) thì người vợ không được quyền rời khỏi nhà nếu chồng không cho phép, ngược lại người chồng cũng không được dùng quyền hành để xua đuổi hay hành hạ người vợ nếu không có lý do chính đáng, và cũng trong thời gian ba tháng ly thân này nếu hai vợ chồng tha thứ cho nhau để chung sống trở lại thì Allah là Đấng Khoan Dung, Ngài chấp nhận cho hai người nối lại tình nghĩa vợ chồng mà không cần một thủ tục trên mặt giáo lý nào cả.




Nhưng sau khi hết ba tháng mà người chồng vẫn khăng khăng muốn li dị thì bắt buộc người chồng phải tuyên bố lần thứ hai (dù nói qua điện thoại vẫn có giá trị, không cần đối mặt), lúc này hai bên vẫn chấp hành tình trạng ly thân (người vợ không được ra khỏi nhà cũng như không được ăn ở với nhau về mặt sinh lý như phần trên đã nói) và chờ đợi thêm ba thời kỳ kinh nguyệt nữa của người vợ cho đến khi người vợ hoàn toàn sạch sẽ. Sau khi chấm dứt ba thời kỳ thứ hai mà hai bên không có phản ứng gì (không hòa giãi), thì lúc đó người vợ tự động xem như tự do hoàn toàn mà không cần trả tiền cưới (Mahar) lại cho người chồng. Vì Allah có phán:




 الطَّلَاقُ مَرَّتَانِ فَإِمْسَاكٌ بِمَعْرُوفٍ أَوْ تَسْرِيحٌ بِإِحْسَانٍ وَلَا يَحِلُّ لَكُمْ أَنْ تَأْخُذُوا مِمَّا آَتَيْتُمُوهُنَّ شَيْئًا إِلَّا أَنْ يَخَافَا أَلَّا يُقِيمَا حُدُودَ اللَّهِ ...(229)




Ý nghĩa: “Việc li dị chỉ được cho phép tuyên bố hai lần. Sau đó (chồng) giữ (vợ) lại một cách tử tế hoặc trả tự do (cho vợ) một cách tốt đẹp. Và các ngươi không được phép lấy lại bất cứ tiền cưới nào mà các ngươi đã tặng cho vợ…” S.2/229




Cũng như li dị lần thứ nhứt, nếu trong thời gian chờ đợi ba tháng kinh nguyệt của người vợ mà hai bên hòa thuận trở lại thì vẫn được quyền mà không cần thủ tục giáo lý. Nhưng khi qua ba tháng chờ đợi lần thứ hai mà hai người chung sống trở lại thì lúc đó phải tuyên bố cho gia đình hai bên biết là hai vợ chồng đã hòa thuận với nhau.




Trường hợp sau khi li dị lần thứ hai rồi hai người hòa thuận để chung sống trở lại, một thời gian sau nếu người chồng ngẫu hứng tuyên bố li dị nữa thì đây là lần thứ ba, đến đây thì người chồng không được phép trở lại với người vợ trong thời kỳ chờ đợi kinh nguyệt ‘iddah’ của người vợ, và cũng không thể tái kết hôn sau thời kỳ chờ đợi, ngoại trừ người vợ đã kết hôn với người đàn ông khác sau thời kỳ iddah và chung sống với người chồng sau này như một người chồng thật thụ (không phải là hình thức), hai người chung sống một thời gian nếu bị người chồng này li dị…, nghĩa là sau khi người vợ đã li dị người chồng thứ hai thì người chồng trước mới được quyền tái kết hôn với người vợ của mình. Bởi vì, Allah có phán như sau:




فَإِنْ طَلَّقَهَا فَلَا تَحِلُّ لَهُ مِنْ بَعْدُ حَتَّى تَنْكِحَ زَوْجًا غَيْرَهُ فَإِنْ طَلَّقَهَا فَلَا جُنَاحَ عَلَيْهِمَا أَنْ يَتَرَاجَعَا إِنْ ظَنَّا أَنْ يُقِيمَا حُدُودَ اللَّهِ وَتِلْكَ حُدُودُ اللَّهِ يُبَيِّنُهَا لِقَوْمٍ يَعْلَمُونَ (230)




Ý nghĩa: “Do đó, nếu người chồng đã li dị vợ, thì bà vợ sẽ không còn hợp pháp cho ông chồng cũ nữa trừ phi người vợ kết hôn với một người khác. Sau này nếu ông chồng mới này li dị bà ta thì hai vợ chồng (cũ) sẽ không mắc tội nếu họ thuận tái hợp với nhau và nếu họ nghĩ rằng họ có thể tôn trọng những giới hạn của Allah. Đó là những giới hạn mà Allah trình bày cho những người hiểu biết.” S.2/230




*Phần này nên chú ý là mọi hành động giả tạo trong việc kết hôn với người chồng sau để chấp hành đúng theo thủ tục giáo lý Islam về mặt dư luận là việc hành đạo giả dối, đối với con người thì có thể cho là đúng theo thủ tục, nhưng nên nhớ rằng Allah lúc nào cũng giám sát tất cả.  




2.     Trường hợp người phụ nữ không chịu đựng nổi với người chồng bê tha, không lo lắng đời sống của vợ con… người vợ đã chịu đựng quá nhiều để chờ chồng thay đổi tánh nết, nhưng thời gian trôi qua mà không thấy người chồng có sự tiến bộ nào… Theo trường hợp này thì người vợ được quyền đòi hỏi xin ly dị mà theo giáo lý thì người nữ đó phải thông báo cho hai chủ hôn (cha mẹ hai bên) và mời Hakim (Trưởng làng) hay Imam (Giáo cả) trong làng đến tìm hiểu xem lý do của người vợ xin ly dị chồng có hợp lý lẽ hay không?  Sau khi Hakim hay Imam xét thấy đây là lý do chính đáng mà không còn đường giãi quyết để đôi bên hòa thuận lại thì Hakim hay Imam đứng ra tuyên bố hai bên chính thức ly dị do sự chủ động của người nữ, trường hợp này người vợ phải trả hết lại số tiền Mahar (tiền cưới) cho người chồng, và kể từ giờ phút đó người vợ được tự do mà không cần chờ đợi những chu kỳ kinh nguyệt như trường hợp thứ nhứt. Ngược lại, người vợ nào xin phép li dị chồng mà không có lý do chính đáng thì Rosul (saw) có nói: “Nếu người phụ nữ nào xin li dị với chồng mà không có lý do chính đáng thì người phụ nữ đó sẽ không bao giờ được vào Thiên đàng”. Hadith do Abu Dawud ghi lại.




Vào thời ông Umar ibnu Khottab ® làm Kholifah, có một người phụ nữ đến xin ông xét xử để cho bà li dị chồng…, sau khi kể rõ ngọn ngành thì trời đã tối, ông Umar ® bảo bà vô nhà kho chứa đồ (rất chật chội) mà ngũ đỡ rồi mai sẽ tính. Sáng dậy, ông Umar ® hỏi bà: “Đêm qua bà ngủ có ngon giấc không?” Bà cười và nói: “Thề có Allah làm chứng, từ khi tôi có chồng đến nay, đây là đêm đầu tiên mà tôi ngủ được ngon giấc”. Ông Umar ® nghe xong liền ra quyết định cho hai người li dị. (Muslim)   




Chú ý: Cho nên theo sunnah, trường hợp thứ hai bắt buộc phải mời Hakim hay Imam (người đại diện cho cộng đồng và có trách nhiệm với Allah) đến giãi quyết mới có giá trị trong sự li dị này, bởi vì theo tâm lý thì dù sao đi nữa cha mẹ hai bên sẽ bênh vực phần phải cho đứa con của mình rồi sanh ra cải cọ, lời qua tiếng lại không tốt. Nếu trường hợp người vợ xin li dị mà không có sự chứng giám của Hakim hay Imam mà chỉ có gia đình hai bên tự giãi quyết thì xem như là ‘BID’AH’ hoàn toàn, và trên mặt giáo luật Islam thì sự li dị này không có một giá trị nào cả. Giống như người nào tuyên bố ba lần li dị vợ cùng một thời gian rồi tự động cho nàng được tự do, thì lý lẽ này hoàn toàn không có trong giáo lý của Islam.      




Nhắc lại, trên đây là giãi quyết theo luật Islam, nhưng nếu đang sống trong xứ không phải Islam mà hai bên có làm hôn thú thì cũng phải tuân thủ theo thủ tục luật pháp của chính quyền sở tại. Nghĩa là theo luật đạo thì người nữ được tự do kể từ giờ phút sau khi trả lại số tiền Mahar cho người chồng, nhưng về mặt luật pháp của chính quyền thì hai bên phải chờ đợi xét xử của tòa án, khi nào tòa án gởi giấy chứng nhận hai bên chính thức ly dị thì lúc đó hai bên mới được tiến thêm bước nữa. Insha-Allah.


 


 


Abu Azizah biên soạn qua sự hướng dẩn giáo lý của Sheikh Mohamad Hosen



 


 


 


 


 


 

Ý kiến bạn đọc
Ý kiến của bạn :
Tên Người Gởi :
E-Mail :
Nội Dung :

Các bài viết khác
Mọi góp ý xin gởi về - Email: chanlyislam@yahoo.com hoặc banbientap@chanlyislam.net
Online trong ngày 2725 Tổng lượt truy cập 3155981