-Chân Lý Islam | baiviet | GIÁO LÝ THỰC HÀNH | GIÁO LÝ VỀ VIỆC BỐ THÍ (SADAKOH)
Bismillah-ir Rohman-ir Rohim / Assalamu Alaikum Warohma tulloh wabarakatu
GIỚI THIỆU TÔN GIÁO ISLAM - CHÂN LÝ CỦA NHÂN LOẠI
GIÁO LÝ VỀ VIỆC BỐ THÍ (SADAKOH)
18.03.2010 04:34 - đã xem : 2601
_VIEWIMG
Tôn giáo Islam rất đặt nặng đến vấn đề « Bố thí » mà trong kinh Qur’an thường nhắc đi nhắc lại nhiều lần đến danh từ Sadakoh. Bổn phận là người Muslim chắc chắn phải tìm hiểu làm thế nào để hưởng được cái ân phước của việc làm Sadakoh, vậy thì chúng ta hãy cùng nhau học hỏi lại những gì Thiên sứ Muhammad (saw) đã chỉ dạy, vì đó là những việc làm để chúng ta thành công ở Ngày Sau.

Ông Abu Hurairoh ® thuật lại là Thiên sứ Muhammad (saw) đã nói như sau:


« Những việc làm phước thiện của người tin tưởng sẽ đem lại hữu ích sau khi chết là: ‘Đem kiến thức hiểu biết truyền lại cho người khác - Dạy dổ con cái có đạo hạnh - Tiếp thu Kinh sách (để phổ biến) - Xây cất masjid (Thánh đường) hay nhà cửa cho những người nghèo khổ - Đào kinh rạch (phân phát nước) hay xây cầu cống để giúp đỡ cho mọi người – Khi có tiền (bổng lộc) thì thường xuyên xuất ra để làm việc từ thiện (xuất tiền bố thí) – Nuôi trẻ mồ côi... Những điều nầy sẽ mang lại hữu ích vào Ngày Sau ».


1)- الصدقةُ الجَاريَة ( الأوقاف).   (Sođakoh Al Ja’riyah ‘Al Awqof ’).


Sođakoh Al Ja’riyah có nghĩa là sự bố thí có tính cách lâu dài, trường cữu như: ‘Xây cất Masjid (nơi thờ phượng), nhà thương, trường học, cư xá cho học sinh nghèo, nhà cửa cho người nghèo khổ, làm đường xá, xây cầu, đào giếng…’


Sođakoh Al Ja’riyah ‘Al Awqof là một trong những điều mang lại hữu ích cho Ngày Sau mà Rosul (saw) đã nói : « Nếu nô lệ của Allah chết đi mà để lại ba điều hữu ích khi còn sống trên thế gian nầy là một sự tốt đẹp cho Ngày sau: ‘Truyền kiến thức hiểu biết đem lại hữu ích cho người đời, sođakoh (bố thí) Ja’riyah (có tính cách trường cữu), có con cái đạo hạnh cầu nguyện cho cha mẹ’ ». Do Muslim ghi lại.


Sự kiến thức ở đây nói về tổng quát đạo và đời, nếu chúng ta chịu khó học hỏi những kiến thức đúng thật, rồi dùng kiến thức đó truyền lại cho người khác để áp dụng, thì chúng ta sẽ được hưởng những phước đức của người thực hành nó cho đến Ngày Sau. Ngược lại, nếu chúng ta truyền lại những kiến thức sai lệch để cho những người khác áp dụng, thì những gì họ học hỏi rồi thực hành thì tất cả những điều tội lỗi mà họ làm sai quấy sẽ do người truyền thụ lãnh trách nhiệm tất cả.


Vấn đề có con đạo hạnh nghĩa là những đứa con có đạo đức và thương yêu cha mẹ, chúng nó luôn luôn cầu nguyện cho cha mẹ được những tốt đẹp, thì phước đức cầu xin của con cái sẽ đến với cha mẹ và cha mẹ sẽ được hưởng phần sau khi chết, đó cũng là một trong những điều hiếu thảo với cha mẹ mà chúng ta có thể làm bất cứ giờ phút nào mà không cần tốn kém vật chất hay thời gian.


Al Awqof: Có thể chúng ta cũng thường nghe chữ ‘Waqofa’ (số ít của Awqofu), có nghĩa là « Lưu giữ một nơi nào đó, hay ngưng ở một địa điểm nào đó… ». Nhưng theo ý nghĩa của tôn giáo hay Luật Shari’ah Islam là: « Dâng hiến một món quà nào đó vì Allah để tích trử phước lộc do Allah ban cho một cách lâu dài ».


Thí dụ : Chúng ta thường thấy trong Masjid có ghi trên những quyển kinh Qur’an: وَقْفُ لله  Waqfu Lillah: Nghĩa là quyển kinh Qur’an nầy thuộc về sở hửu của Allah. Nói rộng hơn, bất cứ vật dụng gì như những cuốn kinh Qur’an hay nhà cửa, ruộng nương, giếng nước, hoặc bất cứ cái gì mà chủ nhân đã định tâm dâng hiến cho Allah thì nó thuộc quyền sở hửu chủ của Allah, do đó haram (cấm) không được bán cho người khác, hoặc nói cách khác là không một ai được quyền làm chủ vật đó, nó chỉ được dùng trên con đường phục vụ vì Allah. Nếu là ngôi nhà ‘Waqfu Lillah’ thì chỉ có những người nghèo hoặc những người lỡ đường đến ở tạm trong một thời gian nào đó cho đến khi họ có khả năng ra đi, để nhường chỗ cho người nghèo khác. Nếu là ruộng, đất thì dành cho những người không có ruộng đất để trồng trọt trong một mùa vụ nào đó mà thôi. Nếu là những đồ vật của Masjid thì người dân được phép mượn về dùng cho những buổi lễ lộc, đám cưới... sau đó phải đem trả lại cho Masjid. Trường hợp có hư hao hay mất mát thì bắt buộc phải mua cái khác để hoàn trả lại đúng theo số lượng và chất lượng như khi mượn, chớ không một ai được đem về nhà để làm của riêng, những ai lấy của cải của Masjid thì xem như là tội trộm cấp, Allah sẽ trừng phạt nặng vào Ngày Sau.


Có một câu chuyện do ông Abudulloh ibnu Umar ® thuật lại như sau: « Ông Umar ibnu Al Khottob ® có một một mãnh đất ở vùng Khoibar. Một hôm ông đến xin ý kiến của Rosul (saw) về miếng đất đó nên làm gì ? Bởi vì, ông không dùng nó để (trồng trọt) kiếm ra tiền. Rosul (saw) đưa ra ý kiến như sau: ‘Nếu ông muốn thì ông giữ nó với tính cách là waqfu (dâng hiến cho Allah), như vậy thì không ai được bán, hay nhường lại cho ai cả, và cũng không một ai có thể hưởng gia tài từ nó, mà nó chỉ được dùng vào ‘sođakoh’ cho những người nghèo khổ (trong đó có thân nhân của ông), họ dùng nó để canh tác trồng trọt rồi lấy lợi nhuận đem làm công quả cho Allah, hoặc giúp những người du hành hay khách lỡ đường’». Al Bukhory ghi lại trong mục : ‘Những điều kiện về Al Waqfu’.


Đó là phương cách ‘Waqfu Lillah’. Dâng hiến của cải cho Allah với tính cách lâu dài và sẽ được hưởng phước đức cho đến Ngày Cuối Cùng.


2)- Cung cấp nước uống.


Nước dùng là một bổng lộc quí giá nhứt mà Allah ban xuống cho con người, vì nó là một nhu cầu cần thiết mà Allah ban cấp để con người sinh sống trên thế gian này. Nhưng đến ngày hôm nay, thế giới đang xôn xao lo lắng không biết một ngày nào đó nguồn nước sẽ không đủ cung cấp cho nhu cầu đời sống của con người, nhứt là những vùng nhiệt đới có hạn hán mỗi năm làm cho cây cỏ hoa lá không đâm chồi nãy mọc, do đó thiếu đi nhu cầu về lương thực (thực vật), cho nên trong tình trạng này chúng ta phải tiết kiệm nước một cách tối đa mà hơn một ngàn bốn trăn năm về trước Rosul (saw) cũng đã cảnh giác chúng ta phải tiết kiệm nước dù đó là nước biển...


Ông Sad ibnu Ubađath ® là một trong những vị sohabah tiền phong đến hỏi ý kiến Rosul (saw) về phương cách nào ông có thể bố thí cho mẹ của ông đã qua đời để tỏ lòng kính yêu và hiếu thảo với bà : ‘Thưa Thiên sứ của Allah, những loại sođakoh nào mà Thiên sứ thích nhứt ?’


Rosul (saw) trả lời: « Đó là việc cung cấp nước... » Do An Nasha-y ghi lại trong kitab về di chúc và sự tốt lành về việc sođakoh cho người quá cố. Ibnu Majah ghi lại trong mục Sođakoh nước.


Islam không những chỉ dạy con người hãy đối xử tử tế với con người mà Islam còn bảo con người hãy đối xử tử tế với thú vật vì chúng cũng là tạo vật của Allah. Cho nên, đới với thú vật chúng ta không được hành hạ hay săn bắn nó để làm thú vui hoặc giết nó một cách vô ý thức, qua hadith sau chúng ta sẽ hiểu Rosul (saw) đã dạy về tình thương của Islam đối với thú vật như sao:


Ông Abu Hurairoh ® thuật lại là Rosul (saw) đã nói như sau: « Có một người đàn ông trên đường lữ hành thì ông khát nước, khi ông tìm thấy một giếng nước thì ông tìm cách múc nước rồi uống cho đỡ khát, uống xong ông định quay lưng để tiếp tục cuộc hành trình thì ông thấy một con chó đang chảy nước dãi quây quần bên ông có lẽ vì khát nước. Người đàn ông nghĩ thầm trong lòng: - Có lẽ con chó này cũng đang khát nước như ta đã khát nước vừa rồi. Nghĩ vậy nên ông vội tìm cách xuống giếng và dùng đôi giầy hứng đầy nước, ông dùng hàm răng cắn chặc đôi giày có đựng nước rồi hai tay bấu thành giếng để trèo lên đưa nước cho con chó đó uống, qua nghĩa cử cao đẹp đó Allah đã ban thưởng và tha thứ cho ông ta ». Al Bukhory và Muslim ghi lại.


Qua hadith khác có người hỏi Rosul (saw): Thưa thiên sứ, chúng ta đối xử tốt đẹp với thú vật thì cũng có phước hay sao? Rosul (saw) trả lời: - Đối xử tốt đẹp với bất cứ dã thú nào cũng đều có phước ».  Do Al Bukhory trong kitab ‘Tình thương đối với con người và dã thú’, và Muslim trong kitab ‘As Salam’.


Một hađith khác cũng do ông Abu Hurairoh ® thuật lại lời của Rosul (saw) như sau: « Có một con chó vừa chạy xung quanh cái giếng vừa sủa vì đói khát mà không biết làm sao xuống giếng uống nước, lúc đó có một cô gái người Israel (Do Thái) hành nghề bán thân nhìn thấy nên cô tìm cách (xé áo làm dây thòng xuống giếng) để múc nước lên cho con chó uống, qua nghĩa cử cao đẹp thương mến thú vật đó, Allah đã tha tội cho cô ta ». Al Bukhory ghi lại trong kitab ‘Câu chuyện về Al Anbiya’u’ và Muslim ghi lại trong kitab ‘As Salam’.


Cho nên, thương người thương vật thì Allah sẽ thương lại chúng ta, còn những ai không có tình thương nhân loại thì Allah cũng sẽ không dành tình thương cho người đó.


3)- Xây cất Masjid. (Hãy ngẫm nghĩ dòng kinh Qur’an và hai hadith dưới đây :


قال تعالى: (( إِنَّمَا يَعْمُرُ مَسَاجِدَ اللهِ مَن ءَامَنَ بِاللهِ  وَاليَوْمَ الأَخِرِ وَأَقَامَ الصَّلَوَاةَ  وَءَاتَى الزَّكَاوَاةَ وَلَمْ يَخْسَ إِلا اللهَ فَعَسىَ أُولَئِكَ أَن يَكَونُوا مِنَ المُهْتَدِينَ )). التوبة: 18.


« Chỉ ai tin nơi Allah và Ngày (Phán xử) Cuối cùng và năng dâng lễ ‘solah’ và đóng ‘Zakat’ và không sợ ai mà chỉ sợ riêng Allah thôi mới là những người chăm sóc và bảo quản các Thánh đường của Allah. May ra họ là những người sẽ được hướng dẫn  ». Suroh 9 : 18.


Ông Usman ibnu Affan ® thuật lại lời của Rosul (saw) : « Những ai một lòng bỏ (công, tiền của) xây lên Masjid vì Allah, Allah sẽ xây cho họ căn nhà ở trong thiên đàng ». Al Bukhory.


Ông Jabir ibnu Abdulloh ® thuật lại lời của Rosul (saw) : « Những ai xây dựng Masjid vì Allah, dù chỉ một gang tay hay nhỏ hơn, Allah sẽ xây cho họ một căn nhà trong thiên đàng ». Ibnu Majah.


4)- Phổ biến kiến thức.


قال تعالى: (( يَرفَعِ اللهُ الذِيْنَ ءَامَنُوا مِنْكُم وَالذِينَ أُوتُوا العِلْمِ دَرَجَاتِ..)). المجادلة: 11.


« …Allah sẽ cân nhắc những ai tin tưởng trong các người và những ai được ban sự hiểu biết lên địa vị và cấp bậc cao…». Suroh 58 : 11.


قال تعلى: (( وَقُل رَّبَّ زِدْنِي عِلمًا )) . طه: 114.


« …Và hãy cầu nguyện, thưa: ‘Lạy Rabb của bề tôi! Xin Ngài gia tăng kiến thức cho bề tôi’». Suroh 20 : 114.


Thực sự, không có gì quí báu và có giá trị hơn những người có kiến thức rồi đi truyền bá kiến thức đó cho nguời khác, đây là một trong những lọai ‘sođakoh’ có giá trị nhứt đối với Allah như hadith ở trên do ông Abu Hurairoh ® thuật lại: « Một trong ba điều ‘sođakoh al jariyah’ mà người làm sẽ có phước mãi mãi dù sau khi đã qua đời đó là: Đi học hỏi kiến thức rồi dùng kiến thức đó đi phổ biến laị cho người khác, cứ thế mà tiếp tục từ thế hệ này cho đến thế hệ khác ».


Kiến thức là một gia sản quí giá được thừa hưởng từ những vị Ambiya’a (sứ giả) của Allah, vì những vị đó khi chết đi thì họ không để lại tiền bạc hoặc của cải lại cho thế gian nầy, họ chỉ để lại những kiến thức mà Allah đã ban cho họ để chuyển đạt lại hậu thế, nhờ kiến thức đúng thật đó, nó sẽ soi đường và dẩn lối cho con người đi theo sự chân chánh, nhờ kiến thức đó nó đã cứu vớt biết bao nhiêu con người ra khỏi con đường lầm than và tránh khỏi hỏa ngục sau nầy, cũng nhờ kiến thức đó mà nó đã dẩn dắt biết bao nhiêu người trở về tôn thờ ở Đấng Allah duy nhứt.


5)- Cho thức ăn.


قال تعالى: (( مَا عِندَكُم يَنْفَدُ وَمَا عِندَ اللهِ بَاقٍ وَ لَنَجْرِيَنَّ الذِينَ صَبَرُواأَجْرَهُم بِأَحْسَنِ مَا كَانُوا يَعمَلُونَ )). النحل: 96.


« Món vật gì với các người sẽ cạn kiệt và món vật gì với Allah sẽ tồn tại vĩnh viễn. Và chắc chắn TA sẽ cho y sống một đời sống lành mạnh tốt đẹp; và chắc chắn TA sẽ ban cho họ phần thưởng của họ tùy theo điều tốt nhất mà họ đã làm» Suroh 16 : 96.


قال تعالى: (( وَيُطْعِمُونَ الطَعَامَ عَلى حُبِّهِ مِسْكِينًا وَيَتِيمًا وَأَسِيرًأ )). الإنسان: 8.


« Và vì thương yêu Ngài (Allah), họ đã chu cấp thực phẩm cho người nghèo, trẻ mồ côi, và người bị bắt ». Suroh 76 : 8.


Và hãy suy nghĩ lời của Rosul (saw) đã kể lại lời phán của Allah với ý nghĩa như sau: 


Allah phán : Hỡi con cháu của Adam ! TA đã ban thức ăn cho các người, nhưng các người lại không cho TA ăn ?


Nô lệ thưa: Thưa Chủ Nhân của nhân loại, làm sao bề tôi lại ban thức ăn cho Ngài, trong khi Ngài là Chủ Nhân của nhân loại.


Ngài phán: Có một nô lệ của TA đang đói cần thức ăn, nhưng ngươi không cho họ ăn. Nếu ngươi cho người đó ăn thì sẽ gặp TA ở đó. Hỡi con cháu của Adam, TA đã cho ngươi uống nước, nhưng nhà ngươi lại không cho TA uống.


Nô lệ thưa: Thưa Chủ nhân của tất cả, làm sao bề tôi lại cho Ngài uống nước, trong khi Ngài là Chủ nhân của tất cả?


Allah phán: Nô lệ của TA đang khát, nếu nhà ngươi cho người đó uống thì sẽ gặp TA ở đó. TA bị bệnh mà ngươi lại không đến thăm TA?


Nô lệ thưa: Thưa Chủ nhân, làm sao bề tôi lại đến thăm Ngài được vì Ngài là Chủ Nhân của tất cả.


Allah phán: Có phải có một nô lệ của TA đang bị bệnh mà nhà ngươi không đến thăm, nếu nhà ngươi đến thăm người đó, chắc chắn sẽ gặp TA ở đó. (Do Muslim ghi lại).


قال تعالى: (( وَأَنْفِقُوا فِي سَبِيلِ اللهِ وَلاَ تُلقُوا بِأَيْدِكُم إِلَى التَّهْلُكَةِ وَأَحْسِنُوا )). البقرة: 195.


Allah phán : « Và hãy chi dùng (tài sản của các ngươi) cho Chính nghĩa của Allah, và chớ để cho bàn tay (keo kiệt) của các ngươi xô đẩy các ngươi đến chỗ tự hủy và hãy làm tốt bởi vì quả thật Allah yêu thương những người làm tốt». Suroh 2 : 195.


Có một hadith Bà Aysah (mẹ của những người tin tưởng) thuật lại như sau: « Có lần những người láng giềng làm thịt một con cừu để bố thí, Rosul (saw) mới hỏi: - Có chừa lại miếng thịt nào từ con vật đó không ? Có một người đàn bà trả lời: Thưa, chỉ còn lại chút ít thịt trên vai. Rosul (saw) nói: - Thật ra, còn lại tất cả (những thịt của con vật đem bố thí) chỉ trừ thịt trên vai đó. Do At Tirmizy ghi lại.


Ý nghĩa: Tất cả những thịt đã đem bố thí đó nó sẽ không mất, tuy trước mắt của mình nó đã được đem cho người khác ăn, nhưng đối với Allah nó vẫn còn lệ thuộc của chúng ta, người ta ăn nhưng chúng ta lại được Allah ban phước lộc. Cho nên chúng ta đừng bao giờ nghĩ rằng, những gì chúng ta ban thức ăn cho người nghèo khó dùng là nó đã mất, thật ra đó giống như sự bỏ ống của chúng ta mà thôi.


Ông Abdulloh ibnu Amru ® thụât lại lời của Rosul (saw): « Hãy tôn thờ Đấng Ar Rohman (Allah), ban bố cho thức ăn, chào hỏi (cho salam) thì được vào Thiên đàng một cách bình an ». At Tirmizy.


Đó là những điều hữu ích tốt lành mà nguời Muslim thi hành theo những điều mà Rosul (saw) đã giáo huấn trên, hy vọng nơi Allah sẽ ban cho sự dể dàng để được vào thiên đàng của Ngài một cách bình yên vô sự. Như chúng ta đã được biết qua, Ar Rohman có nghĩa là Đấng rất mực Độ Lượng là một trong 99 danh gọi đẹp tuyệt đối của Allah. Có nghĩa là chỉ tôn thờ, cầu xin ở Ngài Duy Nhứt mà không được đồng đẳng với thần linh nào khác.


6)- Quan tâm đến trẻ mồ côi.


قال تعالى: (( وَ يُطْعِمُوا الطَعَامَ عَلى حُبِّهِ مِسْكِيْنًا وَيَتِيمًا وَاَسِيرًا )) . الإنسان: 8.


« Và vì thương yêu Ngài (Allah), họ đã chu cấp thực phẩm cho người nghèo, trẻ mồ côi và những người bị bắt ». Suroh 76 : 8


Ông Abu Hurairoh ® thuật lại lời của Rosul (saw): Những người bảo hộ quan tâm cho trẻ mồ côi, họ và Ta sẽ cùng ở trong thiên đàng cách nhau như hai ngón tay”. Ông Malik ibnu Anas đưa hai ngón tay ra (ngón trỏ và ngón giữa). Muslim ghi lại.


Ông Sahil ibnu Sad ® thuật lại lời của Rosul (saw): « Ta và những người bảo hộ quan tâm cho trẻ mồ côi ở trong thiên đàng tựa như hai ngón tay (ngón trỏ và ngón giữa) ». Do Al Bukhory ghi lại trong mục ‘Giá trị của những nguời giúp đở quan tâm đến trẻ mồ côi’.


7)- Sođakoh trong tháng Ramadan và giá trị của những ai đãi xã chay.


Ông Zaid ibnu Kholid Al Juhany ® thụât lại lời của Rosul (saw): « Những ai đãi xã chay cho những người nhịn chay thì họ sẽ được phước như người nhịn chay, còn người nhịn chay được mời xã chay thì không mất một phước nào cả ». At Tirmizy.


8)- Xuất tiền chỉ vì chính nghĩa hay phục vụ con đuờng tranh đấu vì Allah.


Ông Zaid ibnu Kholid Al Juhany ® thuật lại lời của Rosul (saw): « Những ai cung cấp, chuẩn bị cho cuộc chiến vì Allah thì họ được coi như đã tham chiến, những ai tiếp tế chuẩn bị cho những người đi tranh đấu vì Allah, (mà bản thân họ không tham gia được) thì họ cũng được coi như người đi tham gia ». Al Bukhory trong Kitab Jihad (trong mục chuẩn bị hay tiếp tế cho cuộc chiến vì chính nghĩa).


Tranh đấu trên con đường phục vụ vì Allah có rất nhiều cách thức khác nhau, những nguời không thể tham gia được thì có thể giúp đỡ bằng tiền bạc, của cải vật chất mà họ có thể tiếp ứng hay ủng hộ… cái phước ủng hộ đó cũng giống như họ đã tham gia vào con đường phục vụ vì Allah. Sự phục vụ cho chính nghĩa của Allah có nhiều phương cách khác nhau, tùy theo khả năng có thể của mọi người, nếu không tự tay hành động được thì có thể dùng lời nói hay viết sách báo để tuyên truyền, nhưng ít nhứt cũng phải có ý định và sự lo âu, cầu nguyện trong lòng, hay quan tâm đến những việc xảy ra cho cộng đồng muslim đang bị đàn áp hay bị giết hại, đói khổ… đó cũng là cách thức tranh đấu vì Allah.


9)- Giúp đở những người thiếu thốn, nghèo khổ.


Allah đã tạo ra con người trên thế gian nầy là để xét nghiệm xem kết quả dựa vào công việc làm của họ, những ai giúp đở che chở cho những người Muslim nghèo khổ thì Allah sẽ che chở giúp đở lại cho họ. Còn những ai chỉ gây khó khăn hay tạo sự rắc rối phiền phức cho nguời anh em Muslim thì Allah sẽ tạo sự khó khăn rắc rối cho họ. Allah luôn luôn giúp đỡ che chở cho những ai giúp đỡ che chở cho nguời anh em Muslim của họ như hadith sau đây ghi lại:


Ông Abi Al Yasir ® thuật lại là Rosul (saw) có nói: Những ai quan tâm lo lắng và che chở cho người gặp hoàn cảnh khó khăn, thì sẽ được Allah che chở lại cho người đó Muslim ghi lại.


Ông Abi Hurairoh ® thuật lại lời của Rosul (saw): « Những ai quan tâm lo  lắng che chở cho những người gặp hoàn cảnh khó khăn, thì Allah che chở cho họ dưới Ngai Vàng của Ngài vào ngày mà không có một bóng mát nào để che chở ». At Tirmizy ghi lại.


10)- Những gì mà người ta cấy trồng dưới đất được coi là Sođakoh.


Trồng cây ăn trái hay gieo mạ trồng lúa là tạo sự ích lợi cho nhân loại. Qua hadith Rosul (Saw) đã nói như sau: « Bất cứ những người muslim nào trồng cây hay gieo mạ để trồng trọt, sau đó những con chim hay dạ thú hoặc con nguời ăn từ những gì họ trồng ra, đều được xem như sođakoh ». Al Bukhory.


Ý nghĩa hađith trên muốn nói để khuyến khích những nhà nông làm việc cực nhọc ngoài đồng án, họ dầm mưa dảy nắng ngày đêm để trồng trọt, rồi còn lo lắng bị thất mùa hoặc sợ chim chóc hay dạ thú ăn hay người ta ăn (cắp) từ đó. Tất cả những gì mà người đó trồng trọt tạo ra, dù chưa chín để gặt hái nhưng loài chim hay dạ thú hoặc con nguời đến ăn những thứ đó thì tất cả những gì đã bị mất đó đều được xem như là sođakoh. Ngay cả trường hợp những người trồng trọt chết trước khi gặt hái hoa quả thì họ cũng được hưởng ân phước đã để lại lương thực đó cho người còn sống. Bất cứ những gì mà chúng ta tạo ra và đem lại sự ích lợi cho nhân loại bao gồm cả thú vật trên mặt đất hay dưới sông ngòi biển cả cũng đều có phước cả.


Hy vọng qua những dòng kinh Qur’an và hađith trên đây sẽ đem lại ích lợi cho tất cả để học hỏi và noi theo.


Hosen Mohamad chuyển dịch theo cuốn kitab:





أنفق يُنفِق الله غليك( Xuất ra thì Allah sẽ hòan trả lại)


Tác giả : Khalid Naaser Al As Saf.


Hiệu đính: Shiekh Abu Abdulloh Sad Abdulloh Al Barik.



 


Ý kiến bạn đọc
Ý kiến của bạn :
Tên Người Gởi :
E-Mail :
Nội Dung :

Các bài viết khác
Mọi góp ý xin gởi về - Email: chanlyislam@yahoo.com hoặc banbientap@chanlyislam.net
Online trong ngày 8236 Tổng lượt truy cập 3158971