HÃY NHỚ LỜI CẢNH BÁO CUỐI CÙNG CỦA ROSUL (SAW) TẠI ARAFAT!!! 02.12.2008 04:59 - đã xem : 2612 ( إِنَّ دِمَاءُكُمْ وَأَمْوَالُكُمْ حَرَامٌ عَلَيْكُمْ ، كَحُرْمَةُ يَوْمَكَمْ هَذَا، فِي شَهْرِكُمْ هَذا، فِي بَلَدِّكُمْ هَذا، أَلَا كُلُّ شَيْءٍ مِنْ أَمْرِ الجَاهِلِيَةَ تَحْتَ قَدَمِي مَوْضُوْعٌ، وَدِمَاءُ الجَاهِلِيَةَ مَوْضُوْعَةٌ، وَإِنَّ أَوَّلُ دَمْ أَضَعَ مِنْ دِمَائِنَا دَمْ اِبْنُ رَبِيْعَة بنُ الحَارِثُ .. Tóm lượt bài giảng thuyết của Rosul (saw) tại Arafat: ((Hỡi quần chúng! Máu mủ và của cải của mỗi người không ai được quyền xâm phạm đến (mỗi người đều có quyền hạn riêng của người đó), trong tháng cấm ‘haram’ nầy, ở tại địa điểm linh thiêng Arafat và Muna này, các người có biết tất cả những điều hủ lậu, tồi bại của thời tiền Islam (Jahiliyah) đều đã bị chôn vùi dưới bàn chân của Ta đây, tất cả những cuộc đổ máu trước đây xem như đi vào quá khứ, kể từ hôm nay hi vọng rằng sẽ không tái diển lại (haram), các người còn nhớ có phải giọt máu đầu tiên đã đổ đó là giọt máu của ông Ibnu Robia ibnu Al Harith (trước kia thuộc quyền cai quản của Bani Sad và bị ông Huzail giết ‘mà không bị đền mạng’ hay không?)). ( رِبَا الجَاهِلِيَّةُ مَوْضَوْعٌ، أَوَّلَ رِبَا أَضَعَ رِبَانَا : رِبَا عَبَّاسُ بن عبد المُطْلِب فَإِنَّه مَوْضُوْعٌ كُلُّهُ، فَاتَّقُوا اللهَ فِي النِّسَاءِ ، فَإِنَّكُمْ أَخَذْتُمُوهُنَّ بِأَمَان الله، وَاسْتَحْلَلْتُمْ فُرُوْجُهُنَّ بِكَلِمَةِ الله ، وَلَكُمْ عَلَيْهِنَّ أَنْ لاَ يُوْطَئْنَ فُرْشَكُم أَحْدًا تَكْرَهُوْنَهُ، فَإِن فَعَلْنَ ذَلِك فَاْضرِبُوْهُنَّ ضَرْبًا غَيْرَ مُبْرِحْ ( شديد) وَلَهُنَّ عَلَيْكُمْ رِزْقُهُنَّ ، وَكِسْوَتُهُنَّ بِالْمَعْرُوْفِ ). ((Và sự cho vai ăn lời vào thời tiền Islam nay cũng bị cấm, đó cũng là sự cho vai ăn lời của những người thân của Ta, như sự cho vai ăn lời của ông Abbas ibnu Abdul Muttalib đều bị cấm tuyệt, hãy sợ Allah khi đối xử với phụ nữ, các người đã cưới họ với sự giám sát của Allah và nhân danh Allah mà biến sự cấm thành sự cho phép khi các người cưới gã nhau, người vợ (hay chồng) không được mời ai vào nhà mà chồng (hay vợ) không mến thích, nếu người vợ ngoan cố bất chấp không nghe lời (hay) đem bạn bè vào nhà (mà chồng không thích), thì người chồng có quyền tát tay (nhẹ) để răng dạy, nhưng không được gây thương tích (đánh nhẹ tay), ngược lại bắt buộc người chồng phải cung phụng đầy đủ cho người vợ trên lãnh vực tinh thần cũng như vật chất)). ( وَقَدْ تَرَكْتُ فِيْكُم مَاـ لَنْ تُضِلُّوا بَعْدَهُ ـ إِنْ اعْتَصَمْتُمْ بِهِ كِتَابَ الله، وَأَنْتُم تَسْأَلُونَ عَنِي فِيْمَا أَنْتُم قَاِئلُون ؟) . ((Ta đã để lại những điều quan trọng cho các người, nếu rằng các người nắm giữ nó chặt chẻ thì sẽ không thất bại, đó là thiên kinh Qur’an của Allah. Các người đã hỏi về Ta, vậy các người sẽ trả lời về Ta như thế nào ?)). قَالُوا: نَشْهَد أَنَّكَ قَدْ بَلَّغْتَ وَأَدَّيْتَ وَنَصَحْتَ . فقال: بِأَصْبَعَهُ السَبَابَة يَرْفَعُهَا إِلى السَمَاءِ، وَيَنْكَتُهَا ( يَمِيْلُهَا) إلى النَّاسِ. ( الَّلهُمَّ اَشْهُد، اللهُمَّ اَشْهُد، اللهُمَّ اَشْهُد ). Những người có mặt (khoảng hơn một trăm mười lăm ngàn người) đều nghe và đồng trả lời: « Chúng tôi xin xác nhận là Thiên sứ đã truyền dạy, khuyên nhũ, và đã hòan tất nhiệm vụ (của sứ giả để truyền bá) ». Rosul (saw) đưa ngón tay (chỉ) lên trời, quay hướng phải về đám đông và nói: ((Xin Allah làm chứng (cho những gì đã giao kết giữa Ta với quần chúng), xin Allah làm chứng, xin Allah làm chứng)). Vào ngày mùng mười, sau khi liệng đá (lần đầu tại Muna), thiên sứ nói như sau : ( لَتَأْخُذُوا عَنَّي مَنَاسِكَكُمْ ، فَإِنَّي لاَ أَدْرِيْ لَعَلِّي لاِ أِحَجُّ بَعْدَ حَجَّتِي هَذِهِ ). ((Các người hãy thi hành Hadj như Ta đã thi hành, vì Ta không biết sau lần Hadj nầy, Ta sẽ còn đi làm Hadj nữa hay không ?)). وقال أَيْضًا: ( وَيْحَكُمْ أَو قَالَ وَيْلَكُمْ ـ لَا تَرْجِعُوا بَعْدِي كُفَّارًا يَضْرِبُ بَعْضَكُمْ رِقَابُ بَعْضً ). Rosul (saw) nói tiếp: ((Hỡi các bạn hữu, hãy lưu ý (cảnh giác) : Đừng để những chuyện gì bất lành xảy ra, sau khi Ta ra đi thì các người sẽ chém giết lẫn nhau ?)). Do Muslim ghi lại từ hadith do ông Jabir ® thuật lại từ bài giảng thuyết mà chúng tôi chỉ tóm lượt như trên. Ý nghĩa của bài khuđbah ‘giảng thuyết’ trên sẽ cho chúng ta một bài học như sau : 1)- Chiếu theo giáo lý của Islam, thì hòan tòan cấm tuyệt đối bất cứ một ai đụng chạm đến máu mũ của người khác, hay gây ra tai biến (chiến tranh), làm đổ máu của những người vô tội, ngoại trừ giết mạng thì phải đền mạng, mà người phạm phải luật cấm thì sẽ bị hành huyết để củng cố an ninh trật tự trong xã hội. Cấm không được vi phạm đến sở hửu chủ của bất cứ một cá nhân nào, mỗi cá nhân đều có quyền sở hửu những gì họ có (tài sản), vì đó là do mồ hôi nước mắt của họ tạo ra, đó là quyền hạn tối đa của mỗi cá nhân, không ai được quyền chiếm đoạt của ai, ngoại trừ của cải đó tạo ra một cách bất chánh hay phạm pháp. Quyền hạn hay tự do, nhân bản về mỗi cá nhân mà thiên sứ Muhammad (saw) đã đề ra cho con người, không ai được quyền xâm phạm quyền hạn của ai, mỗi người Muslim bắt buộc phải tôn trọng quyền hạn cá nhân nầy, ngay cả danh dự của người khác cũng không được quyền xúc phạm. Đó là bản tuyên ngôn đầu tiên về nhân quyền, tự do cá nhân, quyền làm người mà Islam đưa ra cách đây hơn 14 thế kỷ… 2)- Tất cả những phong tục tập quán hủ lậu trước thời tiền Islam, hay trước khi Rosul (saw) nhận lảnh Islam để truyền giảng giáo lý của Allah, đều phải chôn vùi bắt đầu từ ngày hôm nay (lúc Rosul (saw) đọc bài giáo huấn trên). Trước kia những sự bất công trong xã hội, người giàu khinh thường người nghèo, mạnh hiếp yếu, người có quyền uy hiếp đáp kẻ yếu thế thì không bị phạt, những người cô thân yếu thế thì chịu nhiều khốn khổ và sự áp bức, sự công bằng bình đẳng thì không có, nên khi Islam ra đời thì cấm tuyệt đối mọi người có những cử chỉ bất công và đàn áp người khác. 3)- Và Islam cũng nghiêm cấm tuyệt đối về việc cho vay ăn lời (như chúng ta thấy hệ thống kinh tế ngày nay). Đó là việc tăng thêm số tiền cho vay dù ít hay nhiều (còn mua bán chân thật có lời lỗ là sự khuyến khích trong Islam), vì Allah có phán như sau: قال تعالى: ((.. وَإِنْ تُبْتُمْ فَلَكُمْ رُؤُوسُ أَمْوَالِكُم ..)) . البقرة 279 « Nhưng nếu các ngươi không thi hành (bỏ sự cho vay ăn lời) thì hãy coi chừng chiến tranh từ Allah và Sứ giả của Ngài, nếu các người hối cải thì sẽ được hoàn lại tiền vốn của các người…». Suroh 2 : 279. (Nếu ai từng đã và đang cho vay ăn lời, nay hiểu được là giáo lý Islam nghiêm cấm, thì nên hối hận và không tái phạm nửa thì Islam sẽ không tịch thu số tiền cho vay của họ, và hãy trả lại số tiền vốn mà họ cho vay, sau đó họ phải ăn năn sám hối những tội lỗi đó với Allah, và hứa với Ngài sẽ không được tái phạm nữa). 4)- Những việc đi khuyên nhủ mọi người nên làm việc tốt lành, tránh xa những điều Islam cấm, thì nên bắt đầu kiểm điểm tự bản thân mình trước, rồi giáo dục đến gia đình, thân nhân quyến thuộc, sau đó mới khuyên nhủ đến người ngoài (giống như Rosul (saw) đã làm). (Khi ông Umar ibnu Ak Khottob ® lên cầm quyền Kholifah Islam, trước khi ông muốn ra lệnh cho quần chúng làm điều gì, thì ông bắt đầu giáo dục từ gia đình ông trước, sau khi giải thích cho họ xong, thì ông nói với họ như sau: - ‘Nếu người trong gia quyến mà phạm phải những tội nầy, tôi sẽ tăng hình phạt lên gắp đôi’). 5)- Và Rosul (saw) cũng đã bảo những người Muslim hãy cảnh giác về quyền hạn của người phụ nữ, người phụ nữ cũng có quyền hạn của họ nên mọi người phải tôn trọng, phải đối xử tốt đẹp và dịu dàng với những phụ nữ, trong Islam không được có những hành động vũ phu (đánh đập tàn nhẩn nữ giới). Vấn đề này có rất nhiều hadith ghi lại và đã giải thích về quyền hạn và tự do của người phụ nữ, cho nên không không được coi thường họ, mà phải đối xử tử tế với họ. 6)- Islam cũng đã cho sự cấm ‘haram’ thành sự cho phép ‘halal’ nếu qua sự Nikah (đám cứơi) theo giáo lý của Islam, mà Allah đã phán : قال تعالى: (( فَانْكِحُوا مَا طَابَ لَكُمْ مِنَ النِسَاءَ )). النساء 3. « …Hãy cưới những người phụ nữ (khác) mà các người vừa ý…». Suroh 4 : 3. Sự kết hôn (Nikah) trong Islam là thủ tục để hợp thức hóa hôn nhân của hai phái (nam và nữ), với sự nhân danh của Allah và sự định tâm chung sống với nhau một cách lâu dài. Nếu những hôn nhân nào không có nhân danh Allah, không có vị bảo hộ đứng gả, không có hai nhân chứng trưởng thành, không có tiền cưới (Mahar), thì cuộc hôn nhân đó không có giá trị trong Islam. 7)- Người vợ không được phép mời người lạ mặt (nam hay nữ), hoặc thân nhân trong gia đình (nam hay nữ) đến nhà nếu người chồng không thích, hoặc ngay cả người thân mà người vợ không thể lấy làm chồng được (bao gồm cả thân nhân xa gần). (Chiếu theo sự giải thích của Imam An Nawawy). 8)- Người chồng được phép đánh vợ để răng đe dạy dỗ (nhẹ tay, không gây thương tích, nhưng không được đánh vào mặt, dù đó là cái tát tay nhẹ) nếu người vợ ngoan cố không nghe lời khuyên nhắc nhở của chồng về những gì chồng không thích. (Sự cho phép đánh nầy với điều kiện không gây tổn thương cho vợ dù bất cứ nơi nào trên thân thể, đánh ở đây có nghĩa là người chồng là chủ trong gia đình muốn tạo sự êm ấm hạnh phúc, chớ không phải lợi dụng được phép rồi đánh vợ dù vợ chỉ làm bể cái chén hay cái ly... Islam chỉ cho phép đánh vợ (nhẹ tay) với tính cách dạy dỗ phải quấy mà không đi xa hơn, như Allah đã phán: قال تعالى: (( الرِّجَالُ قَوَّامُوْنَ عَلى النِّسَاءِ بِمَا فَضَّلَ اللهُ بَعْضَهُمْ عَلى بَعْضٍ ، وَبِمَا أَنْفَقُوا مِنْ أَمْوَالِهِمْ )) . النساء 34. « Người đàn ông là trụ cột (của gia đình) trên đàn bà, bởi vì Allah ban cho người này sức lực hơn người kia và bởi vì họ chi dùng tài sản của họ vào việc cấp dưỡng gia đình». Suroh 4 : 34. (Ngay cả cha mẹ khi đánh con cái, chỉ đánh nhẹ tay để chúng biết sợ không tái phạm nữa. Islam cấm tuyệt đối cha mẹ hay ai đánh vào mặt và gây thương tích ở mặt của người khác. Allah đã tạo ra gương mặt là nét đẹp của mỗi cá nhân, nên chúng ta không được phép gây thương tích những gì Allah đã tạo ra, chỉ được phép đánh ở mông hay đùi mà thôi). 9)- Người Muslim phải luôn cố gắng nắm lấy thiên kinh Qur’an mà áp dụng để mong thành công ở trên đời nầy và ngày Sau. Và sunnah của Rosul (saw) là những điều răng dạy của Người cho những người Muslim hiểu biết về ý nghĩa và thiên lệnh mà Allah ban xuống trong kinh Qur’an. Hôm nay những điểm yếu kém của người Muslim là không nắm lấy thiên kinh Qur’an và sunnah của Rosul (saw) để áp dụng, người Muslim muốn đựơc vẻ vang thành đạt, tạo sức mạnh như xưa là phải quay trở về nắm lấy thiên kinh Qur’an và sunnah của Người (saw), nếu không thì sẽ thất bại và thua thiệt cả trên đời nầy và ngày Sau. 10)- Sự xác nhận và giám chứng của những vị sohabah là Rosul (saw) đã làm tròn bổn phận và trách nhiệm của một vị sứ giả của Allah gởi xuống để truyền bá thông điệp của Ngài, và cũng đã cảnh cáo quần chúng nếu bất tuân những lệnh truyền của Allah và thiên sứ của Ngài. Rosul (saw) đã hòan tất sứ mạng, không thiếu điều gì, cho nên không một người nào có quyền được thêm bớt và cho rằng Rosul (saw) chưa giảng dạy hay truyền bá một điều gì đó ??? Người còn nhắc nhở với những người có mặt ngày hôm đó (tại Arafat), « Hãy thông báo thông điệp này lại cho những người không có mặt ngày hôm nay…», cho nên nhờ đó mà chúng ta học hỏi được ở ngày hôm nay, bổn phận và trách nhiệm của chúng ta là sau khi học hỏi xong, phải chuyển đạt thông tin này lại cho người khác, vì đó là con đường sunnah của Rosul (saw) chỉ dạy. 11)- Qua cử chỉ của Rosul (saw) đã dùng ngón tay chỉ lên trời cao để chứng minh địa vị cao cả của Đấng Cao Cả là ở trên trời cao nhứt, nơi ngự trị của Ngài cao nhứt không có gì cao hơn, và đó cũng là cử chỉ xác nhận là Allah Duy Nhứt là điều rất quan trọng trong Islam, vì đó cũng là câu tuyên thệ « Shahadah » mà người Muslim luôn luôn ghi nhớ và lập đi lập lại mãi cho đến ngày lìa đời, Insha Allah. 12)- Ở đây, Rosul (saw) cũng nhắc nhở và cảnh giác người Muslim rằng, thể thức hay cách làm Hadj là noi theo gương hay cách làm của Người, từ lời nói, đu-a, hành động hay qua sự đồng ý của Người, mà không được tự ý đưa vào những gì không do Người hướng dẩn. Nói chung, không riêng gì đi làm Hadj, mà tất cả những gì gọi là Ibađah (sự hành đạo) thì phải dựa vào sunnah của Người mới được chấp nhận. 13)- Qua lời nói của Rosul (saw) : (…Ta không biết sao lần làm Hadj nầy, Ta sẽ còn dịp đi làm Hadj lần khác nữa hay không ?). Lúc đó, không một ai trong hàng ngũ của các vị sohabah hiểu được ý nghĩa này, ngoại trừ ông Abubakar As Siddik ® hiểu là Rosul (saw) có ý chào từ biệt bạn bè, quần chúng… một cách êm thấm. Và kể từ hôm đó ông Abubakar ® lo âu buồn bả. Quả vậy, không bao lâu sau thì Rosul (saw) vĩnh biệt cuộc đời ra đi vĩnh viễn, và kể từ đó lần Hadj mà Rosul (saw) thi hành được gọi là Hadjatul wađa (Hadj từ biệt). (Theo sử ghi lại, có khoảng hơn một trăm ngàn người đi làm Hadj chung với Rosul (saw), mặc dù không có micro hay loa phóng thanh như ngày nay, nhưng với sự nhiệm mầu của Allah cho Rosul (saw) đọc bằng miệng mà tất cả đều nghe được không thiếu một lời nào). 14)- Sau cùng, Rosul (saw) cảnh báo người Muslim hãy lưu ý, đừng nên chém giết lẫn nhau, vì những sự tranh chấp sẽ đưa huynh đệ đến sự điêu tàn là kuf (bất tuân, che đậy) qua hành động, mặc dù họ không thoát ra khỏi Islam, nhưng là một trọng tội, vì hai người Muslim giết nhau, cả hai đều sẽ vào địa ngục, như lời của Rosul (saw) nói : ( سِبَابُ المُسْلِمْ فُسُوْقٌ، وَقِتَالُهُ كُفْرٌ). متفق عليه. (Sự tranh chấp giữa anh em Muslim ‘đưa đến chiến tranh’ là điều xấu xa, giết haị nhau là kuf). Al Bukhory và Muslim ghi lại. Chữ kuf ở đây không có nghĩa là kuf qua ý thức hệ : Nếu ai đó không tin có Allah thì họ đã trở thành kuf qua ý thức của họ, nên họ trở thành kẻ ngoại đạo, còn kuf ở hadith trên có nghĩa là kuf qua hành động, mặc dù người đó không ra khỏi Islam, nhưng sẽ mang một trọng tội rất lớn, nếu Allah nhũ lòng thương xót thì họ được ra khỏi địa ngục, còn kuf qua ý thức hệ thì họ sẽ bị đày vào địa ngục vĩnh viển mà không có ngày ra. Cho nên, Rosul (saw) đã cảnh báo giữa anh em Muslim với nhau, dù có tranh chấp đến đâu, đừng có sát hại mạng sống của nhau vì đó là trọng tội. Hãy cảnh giác và suy nghĩ những bài học mà chúng ta học hỏi được qua bài giảng thuyết nầy mà áp dụng vào cuộc sống hằng ngày. Rosul (saw) là tấm gương cao cả mà chúng ta phải bắt chước và noi theo gương sáng đó mà sống cho đẹp đời tốt đạo, hy vọng Allah sẽ hài lòng và chấp nhận sự hành đạo của chúng ta, amine. Do Abu Rozy trích dịch từ Sách Hadj Mabrouk của giáo sư Muhammad Ibnu Jamil Zainoun, giáo sư trường Darul Hadith ở Mecca, trang 18-21. Ý kiến bạn đọc |