IMAM MUSLIM VÀ KITAB HADITH SOHEH 03.03.2012 04:30 - đã xem : 4192 Imam Muslim có tên đầy đủ là Abu Al Hassan ibnu Al Hajjaju ibnu Muslim As Qushiry al-Nisaburi. Tiếng Ả Rập: أبو الحسين مسلم بن الحجاج القشيري النيسابوري Ông là tác giả của bộ sưu tập sahih thứ hai đích thực của Hadith Sunni Hồi giáo, Ông được sinh ra trong thị trấn Nishapur, ở đông bắc Iran ngày nay, xuất thân từ bộ lạc Qushairy là một bộ lạc của người Arab được biết đến ở An-Naisabury, ông là một trong những Imam chuyên sưu tầm ghi chép lại những Hadith mà hầu như tất cả những người Muslim trên thế giới mọi thời đại đều học hỏi từ những “Kitab Hadith” của ông đã để lại. Imam Muslim sinh trưởng và trưởng thành từ một gia đình trí thức, từ nhỏ ông được chính người cha truyền dạy môn học Hadith trong môi trường thuận lợi học tập tại gia, cho nên khi đến tuổi trưởng thành thì sự kiến thức về giáo lý Islam của ông thuộc tầm cở cao siêu. Ông rất kính trọng Rosul (saw) vì từ nhỏ vào lúc được 8 tuổi tình cờ ông có nghe một người thầy nổi tiếng lúc đó là Imam Yahya Bakir At Tamymy (r) kể lại một Hadith về Rosul (saw). Từ đó, ông Imam Muslim đã bị lôi cuốn và đam mê với môn học Hadith, bởi ông rất thích thú với môn học này nên ông rất chịu khó và vận dụng hết sự thông minh mà Allah ban cho ông để học hỏi, cho nên dù đến khi lớn lên ông vẫn đi khắp nơi để tìm thầy học thêm những Hadith mà ông chưa biết tới. · Để biết rõ hơn từ ngữ mà chúng tôi thường dùng là: “Nghe hay theo học”, ở đây có nghĩa là học trò tìm đến ông thầy nào đó để xin theo học và được ông thầy đó chấp nhận, cách giảng dạy của người thầy là ông thầy đọc ra một Hadith nào đó rồi giảng chi tiết ý nghĩa của nó cho học trò hiểu. Cứ như thế, có khi ông Imam Muslim phải theo một ông thầy mấy năm để học chỉ một hai môn nào đó mà thôi, sau khi học xong với ông thầy này thì ông đi tìm thầy khác (hay được ông thầy đang dạy giới thiệu đi học với ông thầy khác...). Ngày hôm nay chương trình học giáo lý có khác hơn xưa, vì phải theo hệ thống phổ thông để tốt nghiệp bằng cử nhân, cao học hay tiến sĩ... thì đa số những vị Ulama nổi tiếng ngày nay trước khi ra trường để đi giảng đạo đây đó, họ thường đi theo ông Shiekh hay một vị thầy nổi tiếng nào đó để nghe và học hỏi kinh nghiệm một hai năm (để được mang danh là học trò của ông shiekh hay vị thầy nào đó), từ đó mới có giá trị được người nghe tin tưởng và trọng dụng. Imam Muslim đã từng theo học với những người thầy nổi tiếng như: “Ông Qutaibah ibnu Said, ông Al Qoanay, ông Imam Ahmad ibnu Hanbal, Ismael ivn Abi Awsy, ông Yahya ibnu Yahya, ông Abu Bakar và ông Usman ibni Abi Shabah, ông Abdulloh ibnu Asma’u, ông Shaiban ibnu Furuh, ông Harmalah ibnu Yahya bạn của ông Imam As Sahfiy, Sa'id ibn Mansur, Abd-Allah ibn al-Qa'nabi Maslamah, al-Dhuhali, al-Bukhari, Ibn Ma'in, Yahya ibn al-Nishaburi Yahya al-Tamimi, và những người khác". Trong số học trò của ông có: "al-Tirmidhi, Ibn Abi Hatim al-Razi, và Ibn Khuzaymah, mỗi trong số đó cũng đã viết một vài Hadith soheh”. Sau nhiều năm nghiên cứu trên khắp bán đảo Ả Rập, Ai Cập, Iraq và Syria, ông Muslim trở về định cư tại quê nhà Nishapur, nơi ông lần đầu tiên gặp ông Imam Bukhari, người mà ông có một tình bạn thân thiết cho đến khi ông qua đời. Ông Al Hakim An Naishabury thuật lại trong cuốn kinh Al Mustadrik của ông về hình dáng và sự hiếu học của Imam Muslim như sau: “Ông Imam Muslim có thân hình cao ráo, tóc dài nhưng đã bạc trắng, đầu quấn khăn để thả lên hai vai mãnh khãnh, ông bắt đầu chú ý về môn Hadith vào năm 218H, sau đó ông mới đi khắp vùng Hijaz (Saudi,Yemen), Iraq, Sham và Ai Cập để sưu tầm thêm những Hadith khác.” Trong cuốn sách Tarajim có ghi lại về đời tư của ông Imam Muslim là một con người tháo vác, can đảm và cá tánh trung trực, ông hành nghề buôn bán chủ yếu dành dụm nhiều tiền để du ngoạn đây đó tìm thầy học hỏi trao dồi thêm kiến thức, cho nên dù bôn ba khắp nơi mà ông không bận tâm lo lắng sợ thiếu tiền bạc như những người anh em khác vào thời đó. Những người nổi tiếng thời đó đã ghi lại Hadith từ ông Imam Muslim như sau: “Ông Abu Isa At Tirmizy, ông Yahya ibnu Soid, Muhammad ibnu Mukholid, ông Ibrohim ibnu Muhammad ibnu Sufiyan... họ là những người thầy nổi tiếng về giáo lý và là những người rất trung trực, ngay thẳng và từ ông thầy này người ta mới biết nhiều đến cuốn kitab Hadith soheh Muslim, và nhiều ông thầy nổi tiếng khác vào thời đó đã dùng quyển kitab Hadith Soheh Muslim này để học hỏi... thiết nghĩ chỉ có những người chuyên về khoa phân tích sưu tầm nguồn gốc Hadith mới biết đến những danh nhân nổi tiếng xưa kia...” Hầu hết những vị Ulama (mọi thời đại) đều thừa nhận vào thời đó sự sưu tầm ghi chép Hadith của ông Imam Muslim có tính cách khoa học hơn bất cứ những cuốn kinh Hadith hay sách kinh nào khác. Bởi ông Imam Muslim đã ghi lại một cách tỉ mĩ không thiếu một chi tiết nào và dể dàng cho sự tìm kiếm mục lục hay đề tài của nó mà không cần mất nhiều thời giờ. Sự cao quí của quyển Hadith soheh Muslim này là không có ai ghi thêm hay bớt (thiếu xót) một chi tiết nào trong câu chuyện đã được thuật lại, phương cách hành văn rất thông thường để cho người đọc dể hiểu mà không tìm thấy sự sai lạc vấn đề của Hadith. Vì sự kiểm tra đúng thật của nó mà tất cả học giả (Ulama) mọi thời đại đều đồng thuận cho rằng cuốn ‘Kitab soheh Muslim’ là hoàn toàn chính xác để hậu thế (Muslim) dựa vào đó thực hành. Dĩ nhiên, trên thực tế có những đường dây ghi chép lại Hadith qua sự giải thích hay ghi chú của tác giả đôi khi làm người đọc khó hiểu, thì vấn đề này người đọc cần phải hết sức chú tâm mới hiểu hết được ý nghĩa của Hadith hay cần phải nhờ đến những người chuyên khoa Hadith để giải thích thì mới mong hiểu được hoàn toàn trọn ý của tác giả, cầu xin Allah ban cho tất cả sự dể dàng để hành đạo. Sự tìm tòi học hỏi của Imam Muslim. Vào thời đại đó, ông Imam Muslim là một trong những vị học giả uyên thâm, kiến thức bao la, say mê hiếu học đến nổi tất cả giáo lý đều nằm long. Ông có cá tính đức hạnh, trung trực, thành tâm. Ông đã hy sinh cả cuộc đời để đi đây đó tìm thầy học hỏi, mỗi khi ông nghe nơi nào có người thầy giỏi và chính trực thì dù có xa xôi đến đâu hay gian nan cực khổ đến mấy thì ông vẫn lặn lội đi tìm mà không chùn bước hay chán nản bỏ cuộc... Ông rất kiên nhẩn trong sự chịu đựng gian nan khó khăn để tìm sư học đạo... đây là điều ai ai cũng kính phục, và Allah đã ban cho ông sự thành công và phước đức đó đến với ông mãi mãi. · Ông đến Khorosan để học hỏi từ ông shiekh Yahya ibnu Yahya (r), ông Iskah Ibnu Rohawiyah (r) và những ông thầy khác ở vùng đó. · Rồi ông tìm đến vùng Al-Ry để học với ông thầy Muhammad ibnu Mahir (r), ông Aba Gassan (r) và những vị thầy khác ở vùng đó. · Ông đến Iraq theo học ông thầy Imam Ahmad ibnu Hambal (r), ông Abdulloh ibnu Mulalamah (r) và những vị thầy khác ở đó. · Ông đến vùng Hijaz (Saudi) để theo học với ông thầy Said ibnu Mansour (r), ông Abu Masab (r) và những ông thầy khác ở vùng đó. · Tại Ai Cập ông theo học với ông thầy Amru ibnu Aswad (r), ông Hurmalah ibnu Yahya (r) và những ông thầy khác ở đó. · Và còn rất nhiều vị thầy khác nữa mà ông đã theo học... Vào thời đại đó, có rất nhiều vị Ulama ngang hàng về trình độ hiểu biết với ông nhưng cũng phải ghi lại và học thuộc lòng những Hadith của ông vì họ không có phương tiện để đi xa tìm thầy học hỏi và sưu tầm Hadith như ông thực hiện lúc còn trẻ. Trong hàng ngũ những vị Ulama nổi tiếng thời đó có ông: Abu Hatim Ar Rozy, ông Musa ibnu Harune, Ahmad ibnu Salamh, At Tirmizy và nhiều người khác nữa. Những lời khen thưởng về ông: - Thầy của ông là ông Muhammad ibnu Abdulwahib Al Furo’u nói rằng: “Imam Muslim là một trong những vị Ulama của cộng đồng, là người hiểu rộng uyên thâm”. - Ông Bandar nói: “Những người được gọi là Al-Hafis (học thuộc lòng) thời đó có bốn người đó là ông: Abu Zarah, Muhammad ibnu Ismael, Ad Daromy và Muslim”. - Ông Abu Aly ibnu Al Hassan Aly An Naishabury nói: “Dưới bầu trời mà chúng ta đang sống, tôi chưa thấy ai ghi chép sưu tầm Hadith đúng như Hadith của Muslim ibnu Hajjaju đã ghi lại”. - Ông Ahmad ibnu Salma nói: “Tôi được biết ông Aba Zaro và ông Aba Hatim, hai người này đã coi trọng Hadith của Muslim hơn bất cứ Hadith của những ông thầy nào khác lúc đó”. - Ông Mazny nói: Có lần ông Mansour đọc cho chúng tôi viết, bên cạnh có Imam Muslim ngồi nghe, khi nghe qua ông Imam Muslim nhìn ông Mansour: Thấy vậy ông Mansour nói: “Ngày nào Muslim ibnu Hajaju còn sống, thì ngày đó còn đem lại ích lợi cho người Muslim chúng ta”. (Có nghĩa là những gì ông thầy đang đọc không được ông Muslim hài lòng chấp nhận thì ông Muslim sẽ gợi ý sửa lại). - Ông Muhammad ibnu Ibrahim thuật lại có nghe ông Ahmad ibnu Samah kể lại qua sự truyền miệng nhiều người là ông Al Hosien ibnu Mansour đã nghe ông Ishak ibnu Al Hanđolah nói về ông Imam Muslim ibnu Al Hajaju bằng tiếng Farisy với ý nghĩa là: “Ông Muslim là một người không ai có thể so sánh được”. - Được ghi lại là người ta có nghe ông Aba Abdulloh ibnu Muhammad ibnu Yacob nói: “Tôi có nghe ông Ahmad ibnu Salma nói: - Có lần nhiều người tụ nhau lại đọc cho ông Muslim ibnu Al Hajaju nghe về một Hadith nào đó, nghe xong ông Imam Muslim nói là tôi không biết Hadith này. Sau đó ông về nhà đốt đèn dầu và nói với người nhà: - Không ai được vào phòng của tôi lúc này. Người nhà của ông nói rằng: - Thưa ông, có một người đem tặng cho ông một rổ chà là. Nghe vậy, ông Muslim kêu người nhà đem rổ chà là vào phòng của ông, sau đó ông vừa ăn chà là vừa tìm Hadith, cho đến sáng hôm sau ông mới tìm thấy Hadith mà ông muốn tìm hiểu thì rổ chà là đó cũng không còn một quả nào. Những cuốn kitab hay sách kinh của ông đã viết: Thật vậy, ông Imam Muslim (r) đã ghi chép rồi viết thành những cuốn sách về Hadith, giáo lý, hoặc tiểu sử rất nhiều... bằng chứng cụ thể nhứt là cuốn Soheh Muslim, đây là một kho tàng quí giá nhứt mà ông để lại cho hậu thế, nhờ đó ngày nay chúng ta mới hiểu biết về lời nói, hành động của Rosul (saw) hay những vị sohabah của Người đã thi hành mà Người chấp nhận, hay nhờ đó những người Muslim ngày nay mới hiểu biết về Sunnah của Rosul (saw) để thi hành... Ông Imam Muslim bắt đầu sưu tầm và ghi Hadith từ lúc nhỏ ở Naisaburry, vào lúc ông được 29 tuổi thì ông mới bắt đầu ghi chép lại quyển Hadith Soheh này. Mười lăm năm sau, ông kiểm duyệt lại toàn bộ rồi tra cứu chọn lọc lại những Hadith mà ông đã sưu tầm trước kia thành quyển Kitab Hadith soheh mà chúng ta có được hôm nay... Ông đã nói về những Hadith Soheh mà ông đã ghi chép lại như sau: “Tôi đã học được từ những ông thầy đọc cho tôi nghe những Hadith Soheh là khoảng 300 ngàn Hadith”. Ông nói thêm: “Tôi chỉ ghi lại những Hadith nào có bằng chứng rõ rang, còn những Hadith không rõ bằng chứng là tôi không chấp nhận để ghi lại nó”. Trong suốt 15 năm sưu tầm ghi chép học hỏi về Hadith, ông đã thu thập được khoảng 300 ngàn Hadith với những chi tiết tiểu đề khác nhau trong kho tàng kiến thức của ông, dĩ nhiên trong đó ông phải thanh lọc chọn lựa lại Hadith hoàn toàn soheh (đúng thật) mà không có một sự nghi ngờ ở đó, ông đã trình bày và rút gọn lại theo thứ tự mục lục của nó như ngày hôm này mà chúng ta có được là 3033 Hadith trong cuốn Hadith soheh của ông. Công lao và phần thưởng này không thể nào lấy gì để so sánh, mỗi lần một người nào đọc hay nhắc đến Hadith Soheh Muslim, thì một chữ hay một lời là một phước được tăng thêm trên sự hành đaọ của ông và nó sẽ kéo dài cho đến ngày Sau... Và nó sẽ được tăng thêm trên cán cân của ông Sau này... Cầu xin Allah chấp nhận sự hành đạo, hài lòng và trọng thưởng cho ông. Ngoài cuốn Kitab này ra ông còn cho ra đời những quyển Kitab có tựa đề là: “Al Musnad Al Kabir ala Asma’ur Rijal, Al Jamiaul Al Kabir (xếp đặt theo thứ tự đề mục một cách khoa học), Kitab Al Ila, Kitab Awham Al Mudathis, kitab At Tamaiyiz, Kitab Man Laisa lahu Al Aro’wi Wahid, kitab Tobaqot At Tabiyine, kitab Mukhtasir Matine...” Ngoài đó ra còn có rất nhiều quyển (Kitab) của ông viết lúc ông còn tại thế, nhưng đến ngày nay đã bị thất lạc mà chưa ai tìm thấy, nhứt là những kitab mà ông viết về cuộc đời của As Sahabah hay bằng hữu của Rosul (saw) và những con cháu của họ, và về tiểu sử của những vị thầy hay học giả nổi tiếng thời đó. Ông Al Hakim Abu Abdulloh thuật lại là nghe ông Abu Al Fadal Muhammad ibnu Ibrahim kể lại ông đã nghe ông Ahmad ibnu Salamh nói rằng: “Tôi thấy ông Aba Zar-ah và ông Aba Ha’tim đã đề cao ông Muslim ibnu Hajjaju về sự sưu tầm Hadith soheh (Đúng thật) hơn những ông thầy khác hay những người đã có tiếng ghi chép về Hadith vào lúc đó.” Sau khi đọc qua cuốn Kitab Soheh Muslim (r) thì chúng ta nhận thấy rằng phương cách sưu tầm, phân chia tiêu mục hay mục lục của nó đã được ông sắp xếp thứ tự theo đề tài để độc giả dể dàng tìm kiếm một cách nhanh chóng, vấn đề này ít tìm thấy ở những sách kinh Hadith khác... Công trình nghiên cứu sưu tầm và trình bày một cuốn kinh Hadith rõ ràng tỉ mỹ như vậy thì không thể có vào thời đại của ông, nhưng riêng ông thì Allah đã ban cho ông có được điều đó, ban cho ông biết nhận xét nhìn xa... Đó cũng là hồng ân phúc lộc mà Allah muốn ban thưởng cho người nào mà Ngài mến và hài lòng, Ngài là Đấng Ban Bố Tối Cao và Duy Nhứt cho ai Ngài muốn. Ngày hôm nay nhờ cuốn Kitab soheh Muslim mà ông đã cực khổ gian nan tìm tòi học hỏi không biết từ bao nhiêu vị thầy chuyên môn Hadith, rồi ông bỏ thời gian để thanh lọc và ghi chép lại thành cuốn kinh Hadith Soheh Muslim được coi là “nguồn thứ nhì” sau Kitab Soheh Al-Bukhory về Hadith đúng thật nhứt của Rosul (saw), để người Muslim học hỏi và áp dụng theo những gì mà Rosul (saw) để lại. Phần thưởng cao cả này của ông chỉ có Allah mới đền đáp xứng đáng cho ông, riêng chúng ta là học trò của ông, chúng ta cũng đừng quên cầu xin với Allah ban nhiều ân phước cho ông. Bởi những ai đọc qua những cuốn kinh của ông đã để lại sẽ tăng phước đến với ông mãi mãi và sẽ nặng thêm trên cán cân hành đạo của ông Sau này. Qua sự hy sinh và qui tắc ghi chép lại những Hadith soheh của Rosul (saw), một cách cặn kẻ tĩ mĩ hoàn hảo trên, nên một số các xứ Islam ở bắc Phi xem cuốn kinh soheh Muslim là nguồn thứ nhì sau thiên kinh Qur’an thay vì soheh Al-Bukhory... Dù trước hay sau, quan trọng là tất cả những người Muslim trên thế giới đều công nhận hai cuốn Kitab Hadith Soheh này là nguồn đúng thật nhứt trong những nguồn khác để dựa vào. Lý do đưa đến cái chết của ông được thuật lại như sau: Xin nhắc lại, có lần trong buổi họp mặt tại Nishabury thì có một người hỏi ông một Hadith nào đó, lúc đó ông không biết nên ông không trả lời, lúc ấy mọi người cũng tỏ vẽ ngạc nhiên về sự thể này... Nhưng khi ông trở về nhà thì ông nhất định cố gắng tìm kiếm từ những tư liệu của ông để đem cho mọi người học hỏi, trong suốt ngày đêm đó ông tìm kiếm trong tủ sách của ông cho đến khi nào ông thấy mới thôi... Như đã nói phần trên: “Trong lúc mãi mê tìm kiếm Hadith đó, người nhà của ông nói với ông là có một người đến biếu ông một rổ chà là, ông bảo đem vào phòng cho ông và nhân tiện đó ông vừa ăn vừa kiếm Hadith mà ông cần tìm, ông cứ ăn mãi rổ chà là đó cho đến sáng là hết, cùng lúc đó Allah cũng cho ông tìm thấy bằng chứng để đáp lại lời mọi người đang cần biết...” có thể đó là lý do mà ông lâm bệnh mỏi mệt vì không thấy rõ trong đêm tối và ông ăn quá nhiều chà là mà ông không để ý, bởi ông cứ mãi miết lo tìm Hadith mà ông muốn tìm, nó làm cho ông quên đi tất cả mà ông không hay biết gì cả, sau đó ông lâm bệnh và không bao lâu ông vĩnh biệt cuộc đời ra đi. Ông đã vĩnh biệt trần gian ra đi tại Naishabury, quê quán của ông vào năm 261H. Ông Al Hakim ibnu Abdulloh viết trong kitab Al Mazkiyine của ông là ông có nghe ông Aba Abdulolloh ibn Al Akhrom Al Ha’fis (r) nói: “Ông Imam Muslim (r) mất vào đêm Chủ Nhật và chôn vào ngày thứ Hai vào khoảng 25 của tháng Rajab năm 261H và hưởng thọ 55 tuổi”. Cầu xin với Allah tha thứ, chấp nhận và ban cho ông thiên đàng Firdaws.
Do Ibnu Hosen chuyển ngữ từ tựa đề giới thiệu Kitab Soheh Muslim Sharhu An Nawawy, quyển (1-2) do Darul Fikr xuất bản tại Beirute, Liban và Wikipedia. org/wiki/Imam.i Ý kiến bạn đọc |