ISLAM LÀ GÌ? (Phần 2) 22.09.2009 02:08 - đã xem : 3896 Nghĩa là chúng ta không được phép nghiêm cấm bản thân chúng ta lập gia đình hoặc tôn thờ cuộc sống độc thân; bởi vì Islam khuyến khích chúng ta phải nên lập gia đình và sinh con cái. Nếu như chúng ta có ý muốn thực hiện việc thờ phượng phụ; có rất nhiều phương thức như là: dâng lễ solah đêm, làm từ thiện, tránh xa những việc làm sai trái, giúp đỡ khách lỡ đường,... Có lần Thiên sứ Muhammad (saw) dẫn chứng thí dụ về hai người đàn ông như sau: “ Người đàn ông thứ nhất ngày ngày thực hiện cuộc sống tu hành và thi hành việc thờ phượng quá mức; và anh ta tuyệt đối tránh xa đời sống trần tục. Còn người đàn ông thứ hai thì chăm chỉ lao động kiếm sống, và chi trả thức ăn và nước uống mà người tu hành đó đã dùng hàng ngày. Thiên sứ (saw) nói với các đồng đạo của Người rằng: trong Mắt của Allah (swt) thì người đàn ông thứ hai tốt hơn và Allah (swt) sẽ ban cho anh ta phần thưởng xứng đáng hơn.” GIÁO LUẬT CỦA ISLAM: Giống như Do Thái Giáo, Islam cũng có Bộ giáo luật và những Điều răn. Nền tảng cơ bản của Islam là năm nền tảng đã được nói ở phần trên. Những ai qua đời mà đã tuân theo năm nền tảng trên sẽ được vào Thiên Đàng; ngược lại sẽ phải vào Địa Ngục. Islam dạy chúng ta rằng người Muslim sẽ được ban thưởng xứng đáng dựa vào những việc làm tốt của họ; họ tránh xa những việc làm tội lỗi; và đức tin của họ. Sẽ có những người được vào Thiên đàng hoặc Địa ngục ở những cấp bậc khác nhau tùy thuộc vào đức tin và mức độ của việc làm tốt của họ. Chúng ta học về những giáo luật của Islam từ Qur’an và Sunnah. Qur’an là Kinh Thánh của Islam, nơi chứa đựng Lời của Allah (swt) và là Sự Hướng Dẫn chân chính của Islam. Sunnah là đường lối của Thiên sứ Muhammad (saw), nó bao hàm cả lời nói và hành động của Thiên sứ Muhmmad (saw). Thông thường Sunnah cung cấp những điều chi tiết về những Giáo luật đã được mặc khải xuống trong Thiên kinh Qur’an. Như Allah (swt) đã phán trong Al-Qur’an như sau: بِالْبَيِّنَاتِ وَالزُّبُرِ وَأَنزَلْنَا إِلَيْكَ الذِّكْرَ لِتُبَيِّنَ لِلنَّاسِ مَا نُزِّلَ إِلَيْهِمْ وَلَعَلَّهُمْ يَتَفَكَّرُونَ (16:44) “ (TA đã cử Họ đến) với những Bằng Chứng rõ rệt và với những Kinh Sách. Và TA cũng đã ban cho Ngươi Thông Điệp Nhắc Nhỡ (Qur’an) để Ngươi giải thích rõ cho thiên hạ biết những điều mà TA đã ban xuống cho họ và để cho họ nghiệm xét lại” [Surah An-Nahl; 44] Ông Abu Hurairah (R) thuật lại: Thiên sứ Muhammad (saw) đã nói như sau: “Allah (swt) đã phán: TA sẽ tuyên chiến chống lại anh ta, người thể hiện sự thù địch với một người mộ đạo của TA. Và những thứ yêu thương nhất mà nô lệ của TA thực hiện để được gần TA hơn; và điều mà TA đã Chỉ Thị cho nô lệ của TA. Nô lệ của TA tiếp tục thực hiện việc thờ phượng thêm (Nawafil) nhằm để được gần TA hơn cho đến khi TA yêu thương anh ta. Do đó, TA đã trở thành giác quan nghe với những gì mà anh ta nghe, giác quan nhìn với những gì anh ta nhìn, và cái tay với những thứ anh cầm, và cái chân mà anh ta đi. Và nếu anh ta cầu xin nơi TA, TA sẽ ban cho anh ta; và nếu anh ta cầu xin sự Che Chở của TA, TA sẽ Che Chở cho anh ta.” [Sohih Al-Bukhari] LỐI SỐNG TRONG ISLAM: Islam khác với các tôn giáo khác về quan điểm của việc thờ phượng. Mà Islam không bị bó buộc bởi một sự giới hạn nhất định nào đó trong việc thờ phượng Thượng Đế. Islam luôn dạy người Muslim rằng mọi khía cạnh trong cuộc sống của họ, từ việc ăn uống, ngủ, và mọi sự việc đều có thể làm theo trong một của hai con đường; và đó là: làm cho Allah (swt) hài lòng hoặc là bất tuân với Allah (swt). Lối sống trong Islam cũng là một lối sống xã hội, giáo dục, kinh tế và chính trị. Mọi khía cạnh, vấn đề của nhân loại trong cộng đồng đều được điều hành bởi Giáo luật của Islam. Giáo luật Islam dạy người Muslim phải biết kính trọng người lớn tuổi hơn mình, khiêm tôn và kính trọng bố mẹ của mình. Ngoài ra Giáo luật Islam còn dạy người Muslim phải biết đối xử tốt và bao dung với người trẻ tuổi và những người yếu hơn mình; và kể cả đối với tất cả Tạo Động Vật của Ngài (saw). Ngoài ra, Giáo luật Islam nghiêm cấm nhân loại cho vay nặng lãi, cờ bạc, thông dâm, trộm cắp, sử dụng các chất gây nghiện và có độ cồn, .v.v… Tuy nhiên, người Muslim không được phép tỏ ra thụ động và yếu đuối trong cuộc sống. Người Muslim phải biết đứng lên đấu tranh bảo vệ Giáo luật của Allah (swt), sự công bằng và hòa bình trong cuộc sống; nếu như có một ai đó cố tình chà đạp và phá hủy nó. MỘT GIÁO LUẬT NGHIÊM KHẮC NHƯNG NHÂN TỪ VÀ KHOAN DUNG: Trong Islam đòi hỏi phải có một bộ luật qui định và cấu trúc của việc thờ phượng rõ ràng. Có một vài điều luật rất nghiêm khắc và cứng rắn. Chẳng hạn như: không có một lý do nào mà có thể chấp nhận cho việc thờ phượng thượng đế nào khác ngoài Allah (swt) Duy Nhất. Và chẳng có dù chỉ một qui định nhỏ nhoi nhất trong Giáo luật của Allah (swt) nhằm để thỏa hiệp cho việc làm phản giáo đó. Mặc khác, trong Giáo luật Islam không hoàn toàn nghiêm khắc, nhưng nó lại luôn linh động và phù hợp với đời sống, sức khỏe và sự phát triển của xã hội. Thí dụ như nếu có một người Muslim bị lâm bệnh và không thể nhịn chay tháng Ramadhan. Nếu như việc nhịn chay đó sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của anh ta, thì anh sẽ không được phép thực hiện việc nhịn chay bắt buộc đó. Mặc dù, việc nhịn chay tháng Ramadhan là một trong những Nền Tảng Cơ Bản nhất của Islam. Giáo luật Islam khoan dung và lượng thứ cho trường hợp này và cả cho nhiều trường hợp phù hợp khác nữa. Islam dạy rằng mọi việc làm tốt sẽ được Allah (swt) nhân đôi lên cho đến khi nó trở nên tương đương với của bất cứ nơi nào từ mười (10) cho đến bảy trăm (700) việc làm tốt giống như với các việc làm tốt (đôi lúc còn nhiều hơn thế nữa). Tuy nhiên, một việc làm xấu chỉ được đo đếm như là một việc xấu hoặc sẽ được Allah (swt) khoan dung. Ngoài ra, Islam còn dạy chúng ta phải biết hy vọng trong suốt cuộc sống của chúng ta. Cho đến khi nào cái chết chưa đến với chúng ta, thì chúng ta vẫn còn có cơ hội để sám hối cho những việc làm sai trái của chúng ta; và sự sám hối đó phải xuất phát từ một tấm chân tình nhất. Allah (swt), Rộng Lượng và Bao Dung sẵn sàng tha thứ cho bầy tôi của Ngài cho dù tội lỗi của chúng ta nhiều giống như những giọt nước của đại dương đi nữa. Hơn nữa Islam cũng dạy rằng, Thượng Đế (swt) luôn nắm giữ chúng ta là phải có trách nhiệm với những Định Tâm của chúng ta, và nó không cần thiết cho những Việc Làm của chúng ta. Như ông Umar Ibn Al-Khattab thuật lại lời phán của Thiên sứ (saw) như sau: “Hỡi các đồng đạo của Ta! Phần thưởng dành cho những việc làm tốt đều lệ thuộc vào sự định tâm của các ngươi, và mỗi con ngươi sẽ nhận được phần thưởng dựa vào những gì mà anh ta đã định tâm. Do đó, những ai di cư vì Allah và Thiên sứ của Ngài thì cuộc dị cư đó đã dành cho Allah và Thiên sứ của Ngài; và những ai di cư vì mục đích lợi ích cho cuộc sống trần tục này hoặc để cưới hỏi một người phụ nữ, thì cuộc di cư đó đã dành cho những gì anh ta đã di cư vì nó.” [Sohih Al-Bukhari] Allah (swt) đã phán trong Al-Qur’an như sau: وَلَا تَسْتَوِي الْحَسَنَةُ وَلَا السَّيِّئَةُ ادْفَعْ بِالَّتِي هِيَ أَحْسَنُ فَإِذَا الَّذِي بَيْنَكَ وَبَيْنَهُ عَدَاوَةٌ كَأَنَّهُ وَلِيٌّ حَمِيمٌ (41:34) “Và điều thiện và điều ác không thể ngang bằng nhau được. Hãy lấy điều thiện mà đẩy lùi điều ác. Rồi (Ngươi sẽ thấy) kẻ ôm lòng hận thù Ngươi sẽ trở thành người bạn thân tình của Ngươi.” [Surah Fussilat: 34] إِنَّ اللّهَ لاَ يَغْفِرُ أَن يُشْرَكَ بِهِ وَيَغْفِرُ مَا دُونَ ذَلِكَ لِمَن يَشَاء وَمَن يُشْرِكْ بِاللّهِ فَقَدِ افْتَرَى إِثْمًا عَظِيمًا (4:48) “Quả thật, Allah không tha thứ tội tổ hợp những thần linh (shuraka) cùng với Ngài nhưng tha thứ (tội) nào khác với (tội) đó cho người nào Ngài muốn; và ai tổ hợp những thần linh với Allah thì chắc chắn đã tự chuốc lấy một tội rất lớn.” [Surah An-Nisa: 48] Và trong Surah Ash-Shura, Allah (swt) cũng đã phán như sau: وَهُوَ الَّذِي يَقْبَلُ التَّوْبَةَ عَنْ عِبَادِهِ وَيَعْفُو عَنِ السَّيِّئَاتِ وَيَعْلَمُ مَا تَفْعَلُونَ (42:25) “Và Ngài là Đấng chấp nhận sự sám hối của bầy tôi của Ngài và lượng thứ điều xấu xa (tội lỗi) bởi vì Ngài biết rõ điều các ngưòi làm.” [Surah Ash-Shura: 25] وَمَا أَصَابَكُم مِّن مُّصِيبَةٍ فَبِمَا كَسَبَتْ أَيْدِيكُمْ وَيَعْفُو عَن كَثِيرٍ (42:30) “Và bất cứ điều bất hạnh nào rơi nhằm phải các người, đó là do bàn tay của các người đã làm ra và Ngài đã lượng thứ cho rất nhiều.” [Surah Ash-Shura: 30 وَالَّذِينَ إِذَا فَعَلُواْ فَاحِشَةً أَوْ ظَلَمُواْ أَنْفُسَهُمْ ذَكَرُواْ اللّهَ فَاسْتَغْفَرُواْ لِذُنُوبِهِمْ وَمَن يَغْفِرُ الذُّنُوبَ إِلاَّ اللّهُ وَلَمْ يُصِرُّواْ عَلَى مَا فَعَلُواْ وَهُمْ يَعْلَمُونَ (3:135) أُوْلَـئِكَ جَزَآؤُهُم مَّغْفِرَةٌ مِّن رَّبِّهِمْ وَجَنَّاتٌ تَجْرِي مِن تَحْتِهَا الأَنْهَارُ خَالِدِينَ فِيهَا وَنِعْمَ أَجْرُ الْعَامِلِينَ (3:136) “Và những ai khi đã phạm một điều thô bỉ hoặc làm hại bản thân liền tưởng nhớ Allah và cầu xin Ngài tha tội; và ai có thể tha tội nếu không phải Allah? Và họ không tái phạm điều sai quấy mà họ đã làm. Phần thưởng dành cho những người như thế sẽ là sự Tha Thứ của Rabb của họ và những Ngôi Vườn phía dưới chúng có những dòng sông chảy, nơi mà họ sẽ vào ở đời đời trong đó. Và tuyệt hảo thay phần thưởng dành cho những ai làm việc (tốt) (‘amilun).” [Surah Al-‘Imran: 135-136] Ông Abu Hurairah thuật lại rằng có lần Thiên sứ Muhammad (saw) đã nói như sau: “Khi Allah hoàn thành sự tạo hóa của Ngài, Ngài viết trong Quyển Sách của Ngài, Quyển đang ở với Ngài trên Ngôi Vương của Ngài: ‘Quả thật, Lòng Khoan Dung của TA đã vượt qua Sự Tức Giận của TA’.” [Sohih Al-Bukhari] Trong một hadith khác ông Abu Hurairah thuật lại như sau: Ta đã nghe Thiên sứ (saw) của Allah (swt) nói như sau: “Allah đã phân chia Lòng Khoan Dung của Ngài thành một trăm phần, và Ngài giữ chín mươi chín phần với Ngài và gởi xuống trần gian này một phần, và bởi vì chỉ với một phần đơn lẻ đó các tạo vật của Ngài sẽ tỏ ra khoan dung lẫn nhau, và rằng kể cả một con ngựa cái cũng biết phải nâng cao móng guốc của nó nhằm để tránh giẫm đạp lên ngựa con của nó.” [Sohih Al-Bukhari] DANH XƯNG CỦA THƯỢNG ĐẾ (SWT): Các tín đồ Thiên chúa giáo được chỉ dạy phải nhận biết chúa trời của họ như là “thượng đế”. Nếu như chúng ta đặt câu hỏi với các tín đồ Thiên chúa giáo rằng: “Thượng đế của người có tên là gì? Và họ liền trả lời là thượng đế hoặc chúa trời”. Họ chống đối việc người Muslim phải thờ phụng “Allah (swt)”, và họ cho rằng hình ảnh của “Allah (swt)” chỉ như là Thượng đế của ngoại giáo mà thôi. Thậm chí, có một vài trong số họ còn đi xa hơn nữa bằng cách nguyền rủa Allah (swt) và không nhận biết rằng chính họ đang nguyền rủa Thượng Đế Tối Cao của muôn loài và vạn vật. Và bây giờ chúng ta thử đặt vài câu hỏi như sau: Danh xưng của “Thượng đế” được xuất phát từ đâu? Có bao giờ Thiên sứ Isa (a) đã nói “Thượng đế”? Và có bao giờ Thiên sứ Musa (a) đã nói “Thượng đế”. Không! Và không bao giờ! Theo lịch sử học, chúng ta được biết rằng Người Do Thái và Người Ả-rập đều thuộc Bộ tộc Xê-mít, và là một bộ tộc có nguồn gốc từ cùng một người cha; và đó là Thiên sứ Ibrahim (a). Và ngôn ngữ của họ gần như là giống nhau. Kinh Cựu Ước có nói rằng Thiên sứ Musa (a) thường gọi Thượng đế là “El” hoặc là “Elohiym”. Còn Thiên sứ Isa (a) thì cũng gọi Thượng đế tương tự như vậy. Thiên sứ Isa (a) là người nói tiếng Xy-ri. Tuy nhiên, hầu hết các bản sao của Kinh Phúc Âm hiện hữu hôm nay đều được viết bằng Tiếng Hy Lạp. Hiện nay, có rất ít những lời nói thực tế của Thiên sứ Isa (a) còn được lưu giữ cho tới ngày hôm nay. Tuy nhiên, chúng ta cũng được biết từ Quyển sách của Mark (15: 34) rằng: Thiên sứ Isa (a) gọi Thượng đế là “Eloi”. “Eloi” là một ngôn từ của ngôn ngữ Xy-ri; nó có nghĩa là “Thượng đế của Tôi”. Và nó được phát âm như là {el-o-ee’}. Lúc đó, Người Ả-rập cũng gọi Thượng đế có âm giống cùng với người Xy-ri và đó là “Elahi”, và được phát âm là {el-ah-ee’}. Và người Muslim cũng gọi Thượng đế tương tự giống như Thiên sứ Isa (a) đã gọi. Islam dạy rằng Allah (swt) có hơn một trăm tên khác nhau, và một trong những tên nổi bật nhất đó là “Allah”. Những tên của Allah (swt) được nhắc đến rất nhiều lần ở nhiều nơi khác nhau trong Qur’an. Các tên của Allah (swt) là hiện thân cho những đặc điểm chính của Allah (swt) như là: Đấng Độ Lượng, Đấng Khoan Dung, Đấng Oai Nghiêm, Đấng Tối Cao, v.v… Những tên của Allah (swt) thường được biết như là những tính từ, ngoại trừ khi nó được sử dụng cho chính bản thân của Allah (swt) thì sẽ được biết như là những danh từ. Như Allah (swt) đã phán trong Thiên kinh Qur’an như sau: وَلِلّهِ الأَسْمَاء الْحُسْنَى فَادْعُوهُ بِهَا وَذَرُواْ الَّذِينَ يُلْحِدُونَ فِي أَسْمَآئِهِ سَيُجْزَوْنَ مَا كَانُواْ يَعْمَلُونَ (7:180) “Tên gọi tốt đẹp nhất là của Allah, bởi thế hãy gọi Ngài bằng các tên gọi đó. Và hãy lánh xa những kẻ bóp méo tên gọi của Ngài. Họ sẽ lãnh đủ về tội của họ làm.” [Surah Al-A’raf; 180] Và trong Surah Al-Isra’, Allah (swt) cũng phán như sau: قُلِ ادْعُواْ اللّهَ أَوِ ادْعُواْ الرَّحْمَـنَ أَيًّا مَّا تَدْعُواْ فَلَهُ الأَسْمَاء الْحُسْنَى وَلاَ تَجْهَرْ بِصَلاَتِكَ وَلاَ تُخَافِتْ بِهَا وَابْتَغِ بَيْنَ ذَلِكَ سَبِيلاً (17:110) “Hãy bảo họ: ‘Cầu nguyện (Allah) hay cầu nguyện (‘Ar-Rahman), cầu nguyện Ngài bằng bất cứ danh xưng nào (đều tốt cả) bởi vì Ngài có các danh xưng tốt đẹp nhất. Và trong cuộc Lễ nguyện (Salah) của ngươi chớ thét to cũng chớ qua nhỏ tiếng, mà hãy tìm lấy con đường trung dung’.” [Surah Al-Isra’: 110] Và; اللَّهُ لَا إِلَهَ إِلَّا هُوَ لَهُ الْأَسْمَاء الْحُسْنَى (20:8) “Allah! Không có Thượng Đế nào khác duy chỉ có Ngài. Ngài mang những tên tốt đẹp nhất.” [Surah Ta-Ha: 8] Mặc khác trong Surah Al-Hashr, Allah (swt) đã miêu tả cho nhân loại thấy rất rõ các đặc điểm của Danh xưng của Ngài: هُوَ اللَّهُ الَّذِي لَا إِلَهَ إِلَّا هُوَ عَالِمُ الْغَيْبِ وَالشَّهَادَةِ هُوَ الرَّحْمَنُ الرَّحِيمُ (59:22) هُوَ اللَّهُ الَّذِي لَا إِلَهَ إِلَّا هُوَ الْمَلِكُ الْقُدُّوسُ السَّلَامُ الْمُؤْمِنُ الْمُهَيْمِنُ الْعَزِيزُ الْجَبَّارُ الْمُتَكَبِّرُ سُبْحَانَ اللَّهِ عَمَّا يُشْرِكُونَ (59:23) هُوَ اللَّهُ الْخَالِقُ الْبَارِئُ الْمُصَوِّرُ لَهُ الْأَسْمَاء الْحُسْنَى يُسَبِّحُ لَهُ مَا فِي السَّمَاوَاتِ وَالْأَرْضِ وَهُوَ الْعَزِيزُ الْحَكِيمُ (59:24) “Ngài là Allah, Đấng mà ngoài Ngài không có một Thượng Đế nào khác (đáng được tôn thờ), Đấng biết hết điều vô hình và điều hữu hình. Ngài là Đấng Rất Mực Độ Lượng, Đấng Rất Mục Khoan Dung. Ngài là Allah, Đấng mà ngoài Ngài không có một Thượng Đế nào khác (xứng đáng được tôn thờ), Đức Vua, Đấng Linh Thiêng, Đấng Ban Sự Bằng An, Đấng Ban Đức Tin, Đấng Bảo Vệ An Ninh, Đấng Toàn Năng, Đấng Không Cưỡng Lại Được, Đấng Tự Hào. Đáng ca tụng và Quang vinh thay Allah! Ngài Tuyệt đối và cao cả hơn những kẻ hợp tác (shuraka) mà chúng (những kẻ thờ đa thần) gán cùng với Ngài. Ngài là Allah, Đấng Tạo Hóa, Đấng Khởi Sự, Đấng Hoàn Thiện. Ngài có những Tên Gọi tốt đẹp nhất. Mọi vật trong các tầng trời và trái đất đều dâng Lời Ca tụng lên Ngài bởi vì Ngài là Đấng Toàn Năng, Đấng Rất Mực Sáng Suốt.” [Surah Al-Hashr: 22-24] Cầu xin Allah (swt) soi sáng cho chúng ta, nâng cao tầm hiểu biết cho chúng ta, và làm cho chúng ta luôn nắm vững chắc lời dạy của Ngài, và cho chúng ta luôn đi theo con đường Chân Lý của Ngày và con đường Sunnah của Thiên sứ Muhammad (saw). Amin! Sách tham khảo: 1. “Hiểu Biết Về Islam” – Abul A’la Mawdudi 2. “Khái Niệm Về Islam” – Sheikh Mahmoud Abu-Saud 3. “Islam: Những Đặc Điểm và Nguyên Tắc Cơ Bản” – Khurshid Ahmad 4. “Islam: Một Sự Miêu Tả Khái Quát” – Muhammad Ibrahim H. I. Surti 5. “Thiên Kinh Qur’an: Ý Nghĩa – Nội Dung” – Hassan Abdul Karim Roh Man Nasir Ibn Ibrahim Cựu Sinh viên UIA, Malaysia Ý kiến bạn đọc |