KITAB AL-JANAZAH (NHỮNG GÌ LIÊN QUAN ĐẾN CÁI CHẾT) (1) 01.06.2009 02:09 - đã xem : 2738 Kitab Al-Janazah có nhiều điều cần thiết phải tìm hiểu, vì đây là bổn phận và trách nhiệm bắt buộc cho tất cả mọi người Muslim dù nam hay nữ. Xét thấy đây là tầm quan trọng mà bắt buộc mỗi người Muslim phải hiểu để thực hành, dù quyển sách rất dài nói về đề tài này, chúng tôi sẽ cố gắng tóm lược những mục liên quan trong cuộc sống hàng ngày hầu mang lại cho quí vị độc giả tham khảo hay học hỏi để xử lý theo đúng giáo luật mà Rosul Muhammad (saw) đã chỉ dạy, Insha-Allah. Bởi vì, tất cả những gì trên thế gian này, dù lớn hay nhỏ, dù chỉ là một hạt bụi, một vi khuẩn, một tế bào hay những gì trong vũ trụ này đều do Allah tạo ra, đây là thiên luật của Ngài, bất cứ những gì trong vũ trụ này sớm muộn gì cũng phải tiêu tan và trở về với Ngài… Allah đã phán : {{...Qủa thật, khi thời hạn do Allah ấn định đã mãn thì sẽ không còn việc gia hạn nữa, nếu các ngươi biết.}} S : 71(4) Là con người, chúng ta cũng không thoát khỏi thiên luật đó, có sinh phải có tử. Đành rằng, người ra đi đã yên thân nhưng người ở lại phải có trách nhiệm và bổn phận để lo cho người chết. Nên phần giáo lý này sẽ trình bày cùng anh chị em đạo hữu về giáo luật từ khi con người lâm bệnh cho đến giờ phút cuối cùng, đối với bệnh nhân và ngay cả thân nhân của họ phải cũng luôn có ý niệm và ấn tượng tốt đẹp đối với Allah. Căn bệnh mà con người gặp phải chẳng qua đó là sự thử thách của Allah sẽ dựa vào sự chịu đựng của bệnh nhân rồi Ngài sẽ tha thứ tội lỗi của họ, qua những chứng minh của Thiên sứ Muhammad (saw) sau đây: Có nghĩa là: Khi người nào đó gặp những khó khăn hay gặp nạn trong cuộc sống, mà họ biết nhịn nhục, an phận qua sự thử thách này (có ý nói nếu người đó không than trách Allah), thì Allah sẽ trọng thưởng cho họ. *- PHẢI NHẪN NẠI KHI Khi chúng ta lâm bệnh thì phải cố gắng chịu đựng, đừng than trách hay buồn bã bực bội, Allah sẽ đền đáp lại thật xứng đáng cho những người luôn nhẫn nại, chịu đựng dù trong hoàn cảnh nào. *-Ông A’toa Abu Ibnu Ribaah (R) thuật lại từ LỜI THAN CỦA BỆNH NHÂN Người lâm bệnh có thể nói về tình trạng căn bệnh của mình cho người khác nghe với điều kiện là lời than van này không tiềm ẩn một ý phản kháng hay nguyền rủa, trách móc Thượng Đế hoặc sầu não và hỏi tại sao mình lại lâm bệnh như thế này. Qua lời chứng minh của Bà Aysah (R) đã than với Thiên-Sứ rằng: - Ôi cái đầu của tôi ! Thiên-Sứ (saw) trả lời: - Tại Ta hay sao ? Bà Aysah (R) trả lời: - Tôi nhức đầu quá ! (Nghĩa là Bà ấy bị nhức đầu quá mới than với Thiên-Sứ để biết bệnh trạng của Bà… Là người Moamine (người tin tưởng và trung trực), bất cứ trong hoàn cảnh nào, lúc đau ốm hay gặp bất cứ vấn đề rắc rối, buồn phiền gì cũng phải nghĩ đến Allah rồi cám ơn Ngài trước tiên, sau đó mới tự kiểm thảo lấy mình và năng tụng niệm. (Cầu xin với Allah tha thứ và cho ta được mọi sự tốt lành). *- *- Nabi Yacob (A) đã than thở như sau: « (Người cha) bảo: - Cha chỉ biết than thở nỗi âu sầu và buồn phiền của cha với Allah thôi và Allah cho cha biết điều mà các con không biết ». S : 12 (86) (Nabi Yacob (A) đã than thở về những đứa con của ông không nhiệt tình thương yêu lẫn nhau mà còn ám hại Nabi Yousof (A) nữa…) Rosul (saw) khi đến Ta-if và bị quần chúng ném đá, phản đối. Người đã dâng cao đôi bàn tay để thỉnh cầu Allah qua câu: « Thưa Allah ! Tôi đã mất đi sự phấn đấu và can đảm ở tôi, xin Ngài ban cho tôi… » Đó là những lời than thở đau khổ mà chúng ta có thể than xin cầu khẩn nơi Allah, sau khi đã tạ ơn Ngài và đã cố gắng hết sức mình phấn đấu mà không được toại nguyện. Chứ đừng trách Trời Cao, cớ sao lại tạo cho ta như thế này !!! *- Có nghĩa là người bị bệnh hoặc người lữ hành, gặp nhiều điều khó khăn và bất tiện để hành đạo, nhưng họ vẫn không bỏ sót, họ cảm thấy khó chịu vì sự hành đạo của họ hằng ngày thu ngắn lại hay họ không tham gia hành lễ tập thể (Jamaah) được. Trường hợp này họ không thiệt hại gì ngược lại Allah vẫn ban phước cho họ giống như những người bình thường hành đạo. ĐI THĂM BỆNH NHÂN Đi thăm người bệnh là một trong những sự lịch thiệp và con đường hành đạo của Islam, đó là cơ hội để tạo ra sự thân mật cho cả hai, người bệnh được an ủi và người đi thăm bệnh sẽ được thức tỉnh, giác ngộ về thân phận mình và được phước đức nữa. *- *- *- Có hadith khác được Thiên-Sứ (saw) nói như sau: « Bổn phận của người Muslim đối với người đồng đạo có sáu điều. Có người hỏi: – Thưa Thiên-Sứ đó là những điều gì ? Thiên-Sứ (saw) trả lời: 1)- Khi gặp phải chào hỏi thăm nhau. (Cho salam). 2)- Khi được salam thì phái đáp lại lời. 3)- Khi có cơ hội để khuyên nhủ nhắc nhở họ thì phải khuyên nhủ nhắc nhở họ lại. 4)- Khi có người bị nhảy mủi hãy nói ‘Alhamdulillah’, và người nghe phải đáp lại lời họ là: ‘Yarham kumulloh’. (Cầu xin Allah ban ân phước cho anh). 5)- Khi có người lâm bệnh, bắt buộc chúng ta phải đi thăm người anh hay chị em của mình. 6)- Khi có người chết, chúng ta nên đi đưa đám tang cho họ. Do Al Bukhory và Muslim ghi lại PHƯỚC ĐỨC CỦA NGƯỜI ĐI THĂM BỆNH NHÂN *- *- Allah đã dùng chữ TA trong những câu hỏi qua hadith trên để ám chỉ người bệnh, cũng như người đói khát là hiện thân của Ngài. Họ và ta đều là những nô lệ do Ngài tạo ra. Khi gặp hoạn nạn, ta lại khóc lóc van xin cầu khẩn ở Ngài, lúc bình an ta lại ngoảnh mặt làm ngơ với người đồng loại. Vậy đâu là sự bác ái và rộng lượng mà Allah đã thể hiện qua sự ban bố cho nhân loại. *- *- Ông Bura’a Ibnu A’zib thuật lại lời nói của Thiên-Sứ (saw) rằng: “Thiên-Sứ ra lệnh cho ta (người Muslim) phải thăm viếng người bệnh và lo cho người chết”. Al Bukhory và Muslim ghi lại. Những hadith cao quí kể trên, liên quan đến những phước đức bao la dành cho người đi thăm viếng bệnh nhân. Thực tế, phước đức bao la đó chúng ta không thấy trước mắt, nhưng khi Allah và Thiên-Sứ của Ngài đã hứa thì không bao giờ thất hứa cả. Tóm lại, Thiên-Sứ (saw) khuyến khích những người Muslim phải quan tâm đến tình nghĩa của con người hầu để làm động lực thúc đẩy chúng ta đi đến sự tương thân, tương ái và tương trợ lẫn nhau. Dựa vào lời phán của Allah, qua sự truyền giảng của Thiên-Sứ (saw) với những sự bình luận của các vị Ulama đã đưa chúng ta đến một nhận định như sau: “Tình thương nhân loại, lúc nào cũng được nêu cao và chú trọng trong Islam. Cứu cánh của cuộc đời lấy tình thương đùm bộc lẩn nhau từ trong gia đình đến xã hội. Không riêng gì người cùng giống hay cùng đạo, tình thương phải thể hiện trên tất cả mọi người, vì tất cả đều là nô lệ của Allah, Đấng SỰ LỊCH THIỆP KHI THĂM NGƯỜI BỆNH Khi đến thăm người bệnh, phải tế nhị không được gây náo động làm cho bệnh nhân khó chịu, cũng không nên đàm thoại và ở quá lâu, ngoại trừ bệnh nhân yêu cầu để tâm sự… Khi đi thăm người bệnh, ta phải cầu nguyện cho họ mau bình phục, nhẫn nại, an tâm. Phải an ủi bệnh nhân với những lời tốt lành để tạo cho họ một cảm giác thoải mái và lòng phấn khởi hầu có được một sự lạc quan về cuộc sống mai sau. Mặc dù, biết họ mắc bệnh nan y, hay bác sĩ bó tay và biết rằng số phận mỗi người đã được Allah an bài, nhưng ta đừng gây cho bệnh nhân hoang mang, lo sợ và buồn bã. Rosul (saw) đã dạy: “Khi đến thăm bệnh nhân hãy tạo cho họ sự phấn khởi, quên đi sự lo âu buồn chán…” Khi xưa, mỗi lần Rosul (saw) thăm người bệnh, Người thường an ủi bệnh nhân như sau: “Không sao đâu Insha-Allah...” Một câu nói tuy ngắn gọn nhưng nhiều ý nghĩa. Trong Islam người đàn bà hay con gái đều có thể đi thăm và săn sóc cho cha, chú, bác, anh em trai thân thích của mình, hay nữ y tá có thể chăm nom cho đàn ông. Trong soheh Al-Bukhory có nói về mục: “Đàn bà đi thăm bệnh và chăm nom cho đàn ông…” như bà Ummul Dar Da’u đã săn sóc cho những người đàn Ngoài ra, Islam không cấm người Muslim đi thăm và chăm nom cho người ngoại đạo, tốt nhất là khi đi thăm (nếu là thân nhân quen thuộc ngoại đạo nên kêu gọi họ vào Islam) Qua hadith của Rosul (saw) đã chứng minh điều đó: *- Ông Anas (R) thuật lại: “Thiên-Sứ có một đứa bé giúp việc người Do Thái bị bệnh, Rosul (saw) đến thăm và khuyên hãy vào Islam, sau đó cậu ta vào Islam”. *- (Hết phần 1) Do Nhóm học viên Val D'Oise (France) soạn thảo qua sự hướng dẩn của Sheirk Mohamad HOSEN Ý kiến bạn đọc |