-Chân Lý Islam | baiviet | GIÁO LUẬT | NGÔI MỘ KHANG TRANG
Bismillah-ir Rohman-ir Rohim / Assalamu Alaikum Warohma tulloh wabarakatu
GIỚI THIỆU TÔN GIÁO ISLAM - CHÂN LÝ CỦA NHÂN LOẠI
NGÔI MỘ KHANG TRANG
29.08.2007 16:51 - đã xem : 3418
_VIEWIMG
Ngôi mộ khang trang!!!..
Sự thật thì ai cũng phải chấp nhận cái chết nhưng những gì sẽ xảy ra sau khi chết? Allah đã phán : "Mỗi một linh hồn đều phải nếm cái chết. và chỉ vào Ngày Phục Sinh các ngươi mới được đền bù lại trọn vẹn phần công lao của các người. Bởi thế, ai được bốc đi xa khỏi lửa (của Hỏa ngục) và được thu nhận vào Thiên đàng thì chắc chắn sẽ thành đạt. Và đời sống trần gian nầy chỉ là một sự hưởng thụ đầy dối trá." Sourate 3 :185.

Mọi người đều phải trãi qua sự đau đớn hay nhẹ nhàng của giờ phút linh hồn rời khỏi thể xác, đó là thiên lệnh mà Allah đã đặt ra không một người nào tránh khỏi được. Dù nghèo hay giàu, dù mạnh khỏe hay bệnh hoạn, dù già hay trẻ, dù chủ hay tớ hoặc một nguyên thủ quốc gia hay thường dân...

Số phận Allah đã định, dù có trốn trong hang động kín đáo nhưng khi thần chết xuất hiện thì không một ai thoát khỏi vì Allah có phán: "Dẫu các ngươi ở đâu đi nữa, ngay cả khi các ngươi trốn trong thành lũy kiên cố, thần chết sẽ viếng các ngươi !..." Sourate 4 :78.

Khi chúng ta chứng kiến cảnh tượng con người đã chết thì mới cảm thấy được giá trị của cuộc sống, mùi hôi tanh của xác chết làm cho chúng ta cảm thấy lo sợ và suy nghĩ đến linh hồn. Nhưng có bao nhiêu người tin tưởng những lời giải thích về linh hồn đã được Allah tạo ra? Allah đã phán trong thiên kinh Qur'an như sau: "Họ sẽ hỏi ngươi về linh hồn. Hãy bảo ' Linh hồn sinh ra do mệnh lệnh của Chúa. Kiến thức mà các ngươi hấp thụ chỉ là một phần nhỏ nhoi'." Sourate 17 :85.

Một võ sĩ rất khỏe mạnh nhưng sau khi bại trận thì đã nằm liệt, bao nhiêu sức lực mà Allah đã cho anh ta bây giờ trở thành vô dụng. Một nhà bác học nổi tiếng đã phát minh ra không biết bao nhiêu điều quí giá; một bác sĩ nổi danh đã cứu chữa cho nhiều người; một lao công hay một nông dân đang trồng trọt... khi đến giờ Allah đã định thì bao nhiêu tài năng và sức lực của họ đã trở thành vô dụng. Như Allah đã phán với ý nghĩa như sau: "Khi kỳ hạn ấy 'số phận' mãn, họ không thể nào rút ngắn lại hoặc kéo dài ra một khắc nào..." Sourate 10:49. Khi Allah đã ấn định giờ khắc phải vĩnh biệt cuộc đời ra đi, nó không đến sớm hay muộn một giây khắc nào cả và cũng không một ai trốn tránh hay biết trước được giờ phút đó và ở đâu? đó là sự huyền bí của Allah mà không ai thay đổi được.

Ông Awfu ibnu Abdullah ibnu Mas'ud (R) lên diễn đàn và nói: « - Biết bao nhiêu ngày còn lại ở tương lai mà chúng ta không thể sống đến đó được, biết bao nhiêu điều ta ước mơ chờ đợi nhưng không bao giờ đến... Nếu ta nghỉ đến kỳ hạn mà Allah đã ấn định, thì bao mơ mộng tranh đua sẽ không còn nữa... »

Con người khi còn sức khỏe tốt thì vui đùa, cười giỡn, nói năng hăng say, tranh đua để tạo danh và kiếm tiền... Nhưng khi có một cơn bệnh xâm nhập vào thân thể thì con người cảm thấy mệt mỏi, sức khỏe yếu dần, đến khi đi đứng không còn được như xưa... và chờ đợi hơi thở cuối cùng, thế là họ lặng lẻ từ biệt cõi đời ra đi với hai bàn tay trắng!!!

Quả thật sống và chết rất gần với nhau, khoảng cách giữa sự sống với cái chết chỉ là kỳ hạn, nhưng ai biết được kỳ hạn đó sẽ xảy ra chừng nào? Giờ phút nào chúng ta cũng đối diện với cái chết. Cuộc sống của chúng ta tựa như ban ngày rồi tối đến, hay như ngọn đèn đang sáng rồi sẽ tắt hoặc như áng mây che rồi sẽ bay đi...

Tiếc thay, cuộc đời nầy còn có những người đang vui cười chế ngạo những gì mà họ không tin tưởng, họ không tin là có cuộc sống Al Barjak (chờ đợi) (sau khi chết sẽ bị hành hạ hay bình an trong ngôi mộ cho đến Ngày Phục Sinh), và họ cũng không tin vào Ngày Sau những gì sẽ xảy ra... Trái tim của họ đã cứng như đá, tai mắt của họ đã đóng kín lại, họ không cần biết gì hơn là khi còn sống thì phải tranh đua mọi hình thức để thụ hưởng theo lối sống riêng của họ...

Ðâu là mộng ước chưa thành đã tan, đâu là tiền tài phú quí, cao lương mỹ vị chưa hưởng đã ly biệt, đâu là nhà cửa lâu đài khang trang dựng lên chưa ở đã ra đi... Nhưng con người vẫn quên đi cái chết mà lăn lộn vào cuộc sống tựa như vĩnh cửu trên trần gian nầy, mà không bao giờ nghĩ rằng khi nhắm mắt ngủ không biết có thức dậy hay không???

Những ai thường nghĩ đến cái chết, họ không còn ham danh lợi, họ cũng không biết đến sự ganh tỵ, không tranh đua để bất chấp kết quả, không dám gây nên tội lỗi hay sự bất công với nhau, vì Ngày Sau mới là vĩnh cửu chớ không phải tạm bợ như hôm nay.

Không phải nghĩ đến cái chết, con người sẽ không còn hăng say làm việc... Không phải nghĩ đến cái chết mà luôn luôn lo sợ, buồn rầu rồi mất đi sự tin tưởng... Ngược lại, khi nghĩ đến cái chết thì nên tạo dựng những hành trang hữu ích để mang theo. Nghĩ đến cái chết là phải trau dồi sự hành đạo, học hỏi những gì Islam chỉ dạy, cố gắng thi hành bổn phận của người muslim cho hoàn hảo về năm nền tảng như soly, nhịn chay, bố thí... Hơn nữa nên bỏ tánh ganh tị và tự ái để sẵn sàng tham gia và giúp đỡ cộng đồng...

Ðể chuẩn bị cho cái chết, chúng ta nên xa lánh những gì Islam cấm, không gây bất công cũng như không làm phiền đến người khác. Ðể chuẩn bị cho cái chết, con người không nên nghĩ đến sự tranh dành quyền lợi và ích kỷ... và để chuẩn bị cho cái chết, con cái phải hiếu thảo với cha mẹ, nối lại tình thân trong gia đình.

Hãy nhớ rằng khi vừa nhắm mắt lìa trần thì chúng ta sẽ biết thiên đàng hay địa ngục. Cho nên những vĩ nhân xưa kia thường nói: - Khi nghĩ đến cái chết, chúng ta sẻ hưởng được ba điều tốt đó là: "Mau mau sám hối, trái tim lúc nào cũng thanh tịnh và hăng say hành đạo". Còn những ai không nghĩ đến cái chết thì sẽ mất đi ba điều tốt đó. Những người không nghĩ đến cái chết họ luôn bỏ những thời giờ quí báu vào những trò chơi ăn thua hay làm những chuyện vô ích, họ không cần biết những điều haram hay halal mà Islam đã chỉ dạy. Họ không nghe lời giáo huấn từ Qur'an và hadith của Rasoul (saw) mà họ cứ chạy theo danh vọng, họ không biết phân biệt phải trái mà cứ đi theo dục vọng và lý trí điên cuồng của họ, họ phỉ báng những người anh em muslim đang hành đạo, họ tạo điều kiện để chia rẽ và tranh chấp trong cộng đồng; chia rẽ gia đình thân tộc, bạn bè, anh em...

Những vị Ambiya'u (Sứ giả của Allah) xưa kia, Allah cho phép họ chọn giữa sự ở lại lâu hơn trên thế gian nầy hoặc chọn lấy cái chết để được hưởng sự an nhàn trong thế giới chờ đợi ngày vào thiên đàng. Dĩ nhiên bất cứ những vị sứ giả nào cũng đều chọn sự an nhàn vô tận ở kiếp sau.

Ngay cả khi xảy ra với Thiên Sứ Muhammad (saw). Bà Aysah (Mẹ của những người tin tưởng) kể lại rằng: Khi Rasoul (saw) còn tỉnh táo, Người đã nói: "Bất cứ sứ giả nào của Allah khi cái chết đã đến, họ được thấy địa vị của họ trong thiên-đàng, rồi họ chọn lựa...". Khi cái chết đến với Người, lúc ấy đầu Người gác lên đùi của tôi, Người nhắm mắt một khoảnh khắc rồi mở mắt ra và ngước lên trời nói: "Allohumma Ar Rofiah Al A'la" (Xin Allah hãy cho tôi một địa vị cao quí gần Ngài). Tôi hiểu được là Người không chọn ở lại với chúng tôi, vì đã có hadith trước kia Người đã nói lúc còn khỏe mạnh giống như Người đã nói bây giờ. Và đó cũng là lời nói cuối cùng mà Nabi đã thốt lên là chọn trở về với Ðấng Tối Cao. (Hadith Al Bukhary ghi lại.)

Ðối diện với cái chết và những gì xảy ra trong ngôi mộ, sự kinh hãi của Ngày Tận Thế và Ngày Phục Sinh... con người được phân chia ra làm hai thành phần như sau: Thành phần có đức tin (ứng dụng đức tin) khi đối diện với cái chết hoặc khi nằm trong ngôi mộ thì được thiên thần thông báo về phần thưởng an vui trong thiên-đàng. Thành phần kia thì bị những cực hình đau đớn từ khi đối diện với thần chết, và chịu những hình phạt từ khi vào ngôi mộ cho đến Ngày Xét Xử.

Allah đã phán với ý nghĩa: "Còn những người nói: - Chúa của tôi là Allah và giữ lòng kiên quyết, thiên thần sẽ giáng trần bảo họ : - Chớ sợ và lo buồn, hãy vui hưởng Cõi An Lạc mà các ngươi đã được hứa hẹn.'" Sourate: 41: 30. Khi vừa lấp đất xong, lúc đó người chết vẫn còn nghe tiếng gót chân của người cuối cùng từ biệt mình ra đi, và họ rất lo sợ những câu hỏi sẽ bị chất vấn. Ðối với những người mu'min (người tin tưởng) thì thiên thần sẽ trấn an họ từ lúc lâm chung (đối diện với thần chết), cũng như thiên thần sẽ trấn an họ khi tiếng còi thứ ba được thổi lên và Ngày Phục Sinh khai mạc... Thiên thần khuyên họ nên đến trình diện Allah một cách tỉnh táo để được hưởng nhàn suốt kiếp. Thiên thần nói với họ rằng: "chớ sợ và lo buồn". Có nghĩa là: Ðừng lo sợ những gì sắp xảy ra trong mộ cũng như Ngày Sau và chớ lo buồn cho vợ con, tài sản của cải ở trên trần gian nầy... Và thiên thần tiếp lời: "Chúng tôi sẽ che chở các ngươi ở kiếp nầy cũng như ở kiếp sau. Các ngươi sẽ được ban mọi điều mà tâm hồn các ngươi mong muốn, các ngươi sẽ được hưởng mọi vật mà các ngươi đòi hỏi." Sourate 41:31.

Ý nghĩa của ayat trên cho chúng ta biết là thiên thần sẽ trấn an những người mu'min đừng lo sợ về những gì sẽ xảy ra vào Ngày Tận Thế và Ngày Phục Sinh (được sống dậy từ trong mộ). Dĩ nhiên đối với những người không tin sẽ có ngày tận thế hay ngày phục sinh thì Allah sẽ cho họ chứng kiến cảnh tượng đó như thế nào? Chỉ có Allah mới biết được mà thôi.

Qua lời phán của Allah như sau: "Ta muốn cho ngươi thấy những kẻ ác nhân trong lúc hấp hối, khi thiên thần vươn hai tay ra truyền phán : ' Hãy trút linh hồn của ngươi ra đây. Ðây là ngày ngươi sẽ bị trừng phạt nhục nhã vì dám nói dối với Allah và ương ngạnh phủ nhận các Phép Lạ của Ngài." Sourate 6 :93.

Cái chết đến với những người không tin tưởng một cách thật đau đớn và kinh sợ, cũng như khi được chôn vào lòng đất, lúc đó còn khủng khiếp hơn. Nên họ ao ước được sống trở lại trần gian nầy để hành đạo. Qua lời phán của Allah với những người bất tín : "Rồi khi một kẻ trong bọn chúng sắp lâm chung, hắn nói : Rabb ơi (hay Chúa ơi) xin cho phép tôi trở về * Ðể tôi làm việc thiện suốt cuộc đời còn lại..." Sourate 23 :99-100.

Ông Kotadah At Tabi-y giải thích ý nghĩa ayat trên : -Xin Allah làm chứng, những người bất tín đó họ cầu xin với Allah cho phép họ trở lại trần gian nầy không phải vì tiền bạc, vì vợ con hay chạy theo dục vọng như xưa, mà họ muốn xin trở về trần gian để hành đạo, vì xưa kia họ không hề tin tưởng nên bây giờ họ biết sẽ vào địa ngục. Nay họ đã ăn năn và cầu xin sự từ bi, lòng bác ái và rộng lượng của Allah mà tha thứ cho họ.

Cho nên khi một người đã chết thì xem như đã hết, họ không thể hành đạo hay làm được gì thêm nữa để tu chỉnh lại bản thân, chỉ có một điều duy nhứt là nếu người chết còn thiếu nợ thì con cái hoặc thân nhân có thể đứng ra trả nợ dùm cho người chết, nếu người chết là người không tin tưởng (bất tín) thì không một ai có thể giúp ích gì cho họ, dù người muốn giúp là một người tin tưởng. Ngược lại, những người chết đã bước qua một thế giới khác, dù lúc còn sống có hành đạo thật tốt đi nữa, thì sau khi chết họ cũng không thể giúp ích gì cho những người còn đang sống trên thế gian nầy...

Những ngôi mộ có những mộ bia đá đắt tiền có ghi khắc tên tuổi và chức vụ, xung quanh trồng đủ loại bông để trang trí cho khang trang… Cãm nghỉ của chúng ta như thế nào về sự lợi ích của nó? Thiết nghĩ với những ngôi mộ khang trang xây dựng bằng những bia đá đắt tiền, nó sẽ không đem lợi ích gì cho người nằm trong mộ. Vì không phải tại đất hay ngôi mộ khang trang ấy cứu giúp những người nằm trong đó thoát khỏi sự trừng phạt của Allah.

Xin Allah chấp nhận sự hành đạo và tha thứ cho chúng ta khỏi sự hành hạ trong mộ cũng như Ngày Sau. Ngài là Ðấng Từ Bi Rộng Lượng trên tất cả. Mọi sự ca ngợi và tạ ơn đều dâng đến Ngài. Amin.

Do Abdoulloh phỏng dịch theo bài của Shiekh Abdulbary As Thabity, Imam masjid An Nabawy Al Medinah. (Saudi -Arabie)
Ý kiến bạn đọc
Ý kiến của bạn :
Tên Người Gởi :
E-Mail :
Nội Dung :

Các bài viết khác
LÒNG TAQWA SAU RAMADAN 25.05.2020 10:51
Mọi góp ý xin gởi về - Email: chanlyislam@yahoo.com hoặc banbientap@chanlyislam.net
Online trong ngày 692 Tổng lượt truy cập 2982743