ÔNG ABDOULLOH IBNU MASUOD LÀ AI? (Phần 1) 17.04.2010 12:06 - đã xem : 2357 Sự gia nhập Islam của ông Ibnu Masoud. ‘Abdulloh ibnu Masuod’ là con của ông Gafil ibnu Habibbu Al Hazly Al Maddary, ông có biệt danh là ‘Abu Abdurrohman’, thân mẫu của ông là bà Ummu Abđahu con của ông Abdu Hazliya, nhưng sách sử ghi lại thân mẫu của ông là bà Kilat con của ông Al Harith, con ông Zuhro đó là Zuhriya. Lý do ông vào Islam: Ông Abdulloh ibnu Masuod ® là một trong mười người đầu tiên gia nhập vào đạo Islam, cho nên ông thường tự hào rằng ông là người thứ bảy vào đạo Islam. Vào thời xa xưa ở xứ Arab, phần đông thanh niên trai tráng đều hành nghề chăn cừu, chàng thanh niên Ibnu Masuod ® cũng không ngoại lệ, anh ta chăn cừu cho ông Ukbah ibnu Muaytgo. Một hôm, Rosul (saw) cùng với ông Abubakar ® đi ngang qua vùng này thì thấy cậu bé chăn cừu, Người mới dừng chân lại hỏi: - Hỡi cậu bé kia, có sửa để bán không? Cậu bé chăn cừu (Ibnu Masuod) trả lời : - Thưa có, nhưng tôi chưa kịp vắt sửa, vì tôi nghĩ cũng chưa có nhiều đâu. Rosul (saw) hỏi tiếp: - Ở đây, cậu thấy có con cừu nào không có sữa không? Nếu có cậu hãy đem nó lại đây cho tôi. Ông Ibnu Masuod ® nói có rồi đi kiếm con cừu cái không có sửa đến, Rosul (saw) lấy tay đụng vào vú của nó thì sửa chảy ra, cậu bé Ibnu Masuod thấy vậy liền lấy tô để hứng rồi cùng nhau uống sửa đó, thấy sửa cứ chảy ra hoài thí cậu bé Ibnu Masuod nói: - Thôi đủ rồi, thôi đủ rồi. Cho nên, đây cũng là một trong những sự mầu nhiệm đặc biệt mà Allah đã ban riêng cho vị Thiên sứ cuối cùng của nhân loại. Theo lời kể của cậu bé Ibnu Masuod thì chỉ một thời gian sau không lâu lắm, anh ta đi tìm Rosul (saw) và nói: - Thưa thiên sứ của Allah ! Xin Thiên sứ hãy dạy cho tôi những gì Người đang đọc (kinh Qur’an). Rosul (saw) sờ đầu tôi nói rằng: - Xin Allah ban hồng phúc cho cậu, cậu sẽ là một trong những vị có kiến thức và rồi cậu sẽ là người phổ biến kiến thức đó. Ông kể tiếp : - Sau đó tôi được tiếp nhận bảy chục suroh Qur’an và hiểu rõ ý nghĩa của nó mà lúc đó không một ai hiểu rõ như tôi. Sự đức hạnh của ông Ibnu Masuod (R). Có thể nói Ibnu Masuod ® là một trong những vị gương mẫu tiêu biểu trong hàng ngũ Ashabah (bạn hữu) của Rosul (saw) thời đó. Những gì ông học từ Rosul (saw) đều áp dụng và thi hành rất mẫu mực, nhất là trên phương diện đạo đức. Những vị sohabah cho rằng ông ta có đạo hạnh gần giống như Rosul (saw), đó là bản chất, tánh tình hiền lương, trung hậu, dịu dàng, trầm tĩnh, chất phát và thành thật... Có sử ghi lại: Ông Huzaifah ibnu Yaman (R) đến hỏi những vị sohabah của Rosul (saw) ai là người có thể nói là gương mẫu nhứt, đã thi hành giống như Rosul (saw) về mọi hình thức để tôi noi gương mà học hỏi và áp dụng? Các vị sohabah trả lời: -Không ai khác hơn là ông Ibnu Masuod, ông ấy thi hành mọi vấn đề hầu như giống như Rosul (saw) đã thi hành, và ông là người gương mẫu nhứt trong chúng tôi, vì ông là người sống gần gủi và thân cận với gia đình của Rosul (saw). Ông Al Kosim ibnu Abdurrohman (R) thuật lại: « Ông Ibnu Masuod là người rất thích phục vụ cho Rosul (saw), trước khi Rosul (saw) đi hội họp hay đến nơi nào đó để giảng đạo thì ông đến mang giày cho Rosul (saw), sau đó ông cầm cây gậy đi đằng trước Rosul (saw) (giống như người hộ vệ), khi đến nơi thì ông sẳn sàng cởi giày cho Rosul (saw) rồi ôm giữ đôi giày đó và đưa cây gậy lại cho Rosul (saw) cầm, khi Rosul (saw) đứng dậy ra về thì ông cũng đến mang giày cho Rosul (saw) và cầm gậy đi đằng trước hộ tống về đến nhà, khi đến thềm cửa và salam xong thì ông bước vào nhà trước, sau đó Rosul (saw) mới vào sau ». Sự tường thuật của ông Abu Al Mu’liah (R): « Ông Ibnu Masuod là người thường trực để đánh thức Rosul (saw) thức dậy, là người thường che màng kín đáo cho Rosul (saw) đi tắm, và thường xuyên là người bạn đồng hành cùng với Rosul (saw) đi đây đi đó mà ít có ai được có diễm phúc này ». Điều cao quí và hãnh diện nhứt của ông Ibnu Masuod là Rosul (saw) đã nói với ông như sau: « Ta và ngươi không có gì ngăn cách, ngươi đã được nghe những gì thầm kín của Ta (mà người khác không biết), chỉ có những điều Ta không cho phép hay Ta không nói cho ngươi biết mà thôi ». Trên đây là những đức tính đạo đức mà ông Ibnu Masuod đã có công phục vụ cho Người mà ông kính yêu, ông cũng là người thường xuyên cùng ngũ kế cận Rosul (saw), là người chuẩn bị sẳn sàng cây siwak (loại cây để chà răng) cho Rosul (saw) mỗi khi Người thức dậy, nói chung ông tự nguyện chăm lo cho Rosul (saw) như hình với bóng. Những điều cao quí của ông Ibnu Masuod (R). Sự cao quí của ông Ibnu Masuod có thể nói là do ân huệ của Allah ban cho ông, (chỉ có Allah ban bố cho người nào thì người đó được hưởng mà thôi), vì Ngài là Đấng Ban Bố Ân Huệ, sau đây là một vài hình ảnh sinh động của ông Abdulloh Ibnu Masuod có được mà những vị ashabah khác của Rosul (saw) không được diễm phúc đó. 1)- Ông Huzaifah (R) thuật lại: « Những vị bằng hữu của Rosul (saw) thường nói: ‘Quả vậy, ông Abdulloh ibnu Masuod là người sẽ được gần gủi với Allah và sẽ được phép can thiệp cứu giúp (safa’ah) sau này’ ». 2)- Rosul (saw) có nói: « Ta hài lòng với cộng đồng của Ta như Ta hài lòng với ibnu Ummu Abđah, và Ta không thích những ai đã bất bình với Ibnu Abđah (ý nói Ibnu Masud) ». 3)- Rosul (saw) có nói: « Chân của Ibnu Masuod hay đôi chân của ông ấy nếu được đem cân (vào ngày Sau) nó còn nặng hơn núi Uhud ». Qua hadith của ông Aly (R) thuật lại: « Chúng tôi cùng tháp tùng với Rosul (saw) trong chuyến đi, Người ra lệnh cho ông Abdulloh Ibnu Masuod leo lên cây để hái trái cây xuống ăn. Khi đó những vị sohabah khác nhìn đôi chân tật nguyền yếu đuối của ông Ibnu Masuod mà cười, thấy vậy Rosul (saw) hỏi: ‘Sao các người lại cười về đôi chân (tật nguyền) của Ibnu Masuod, nếu đôi chân đó được đem lên bàn cân thì đôi chân đó còn nặng hơn núi Uhud’. » 4)- Tất cả các vị ashabah của Rosul (saw) đều biết ông Ibnu Masuod là người bạn đồng hành thường trực với Rosul (saw), ông cùng ngũ chung gối với Người và lo công việc giữ gìn tẩy sạch Siwak (để Rosul dùng đánh răng). Sự hoàn hảo của ông Ibnu Masuod. Sự hoàn hảo của một con người mà chúng ta thường nhắc đến đó là vấn đề tính chất thanh liêm chính trực và hạnh kiểm đạo đức…, cũng như về phương diện tinh thần tâm linh. Những điều trên của ông Ibnu Masuod thì đã được liệt vào hàng ngũ của những vị ashabah tiền phong mà chúng ta đã học qua về tiểu sử của họ, những sự thể này thường thấy trong bản tính của các vị Ulama chân chính ngày xưa, nhưng riêng ông Ibnu Masuod cũng có vài điều khác biệt với người khác qua những dẫn chứng kế tiếp. Sự khiêm tốn của ông Ibnu Masuod (R). Chúng ta sẽ thuật lại vài điều khiêm tốn của ông Ibnu Masuod như sau: 1)- Ông Al Ahwas Al Jashmy thuật lại: « Có lần chúng tôi đến thăm ông Ibnu Masuod, tôi thấy ông ấy có ba đứa con thật ngoan ngoãn dể thương, chúng tôi thật vui mừng khi thấy những trẻ con có tính tình ngoan ngoãn như vậy. Ông Ibnu Masuod nói với chúng tôi: - Dường như các bạn ngạc nhiên lắm về chúng? Chúng tôi trả lời: - Wallohi không đâu, chúng tôi chỉ mong sao những trẻ nít bằng tuổi chúng nó mà có tính tình khôn ngoan giống như các cháu đây thì rất tốt cho những người muslim (sau này). Ông Masuod nghe bạn hữu nói xong thì nhìn lên trần nhà nhỏ có mấy con chim làm tổ và đẻ trứng nói rằng: - Tôi thề với Đấng nắm lấy linh hồn của tôi, thà tôi lắp đất chôn mấy đứa con của tôi mà tôi không buồn và đau lòng bằng khi làm hại đến tổ chim và hư trứng của nó đang làm ổ trên trần nhà tôi. 2)- Vào một ngày ông Ibnu Masuod có tâm sự với ông Kais ibnu Jubiar như sau: « Điều mà người ta lo âu, chán nản, sợ sệt đó là cái chết và sự nghèo khó, quả thật đó là điều mà Allah đã an bày cho mọi người không ai thay đổi được. Sự giàu có hoặc sự nghèo khó đối với tôi là thường, tôi không lo âu phàn nàn dù nằm trong hoàn cảnh nào, vì nếu có giàu hoặc nghèo đều phải chấp nhận số phận mà Allah đã an bày, nếu được giàu có thì hãy nên dịu dàng và rộng rãi, nếu có nghèo khó thì nên kiên nhẫn mà chấp nhận số phận chớ đừng than trách ai cả… ». 3)- Ông Al Hassan thuật lại lời của ông Ibnu Masuod như sau: « Khi tôi về đến nhà dù ở trong hoàn cảnh nào thì tôi cũng không có buồn bực và lo âu, dù họ (vợ con) có khoẻ mạnh, vui vẻ hay gặp phải những điều không lành thì tôi vẫn bình tỉnh và chấp nhận, khi tôi ngủ thức dậy với tình trạng như thế nào thì tôi hy vọng nơi Allah ban cho tôi được như vậy thôi (có nghĩa là ông không đòi hỏi gì hơn là chấp nhận cuộc sống an bình, khiêm tốn, đủ ăn đủ mặc mà Allah đã ban cho ông) ». Sau khi đọc qua ba điều về cuộc đời khiêm tốn, bình dân chất phát của ông Ibnu Masuod, chúng ta thu thập được những điều cao quí sau đây: 1)- Sự khiêm tốn của ông Ibnu Masuod là ông không chú tâm về đời sống ở thế gian này mà mong ước chỉ lo hành đạo để làm vốn cho Ngày Sau, dù Allah đã ban cho ông ba đứa con hiền hậu và khôn ngoan, nhưng không vì đó mà ông tự cao tự đắc. Lúc nào ông cũng vui vẻ chấp nhận sống trong ngôi nhà củ kỷ với những con chim từ những phương trời đến làm tổ ấm, dù mưa có dột và nắng có rọi ánh sáng vào nhà thì ông vẫn sống ung dung, hạnh phúc mà không bao giờ lo lắng về cuộc sống ở trần gian này, mà ông chỉ luôn nghĩ đến ngày Sau. 2)- Sự khiêm tốn đạo đức của ông Ibnu Masuod là dù cho những đứa con của ông có về bên kia thế giới (chết) thì ông cũng không đau lòng, vì đó là định mệnh mà Allah đã an bày cho chúng. Nhưng ông rất đau buồn nếu ai đó phá vỡ những ổ chim và những cái trứng của nó đang làm tổ trên trần nhà của ông. 3)- Ông vui vẻ chấp nhận những điều (định mệnh) mà con người không ưa thích đó là sự nghèo khổ, cái chết và những tai biến xảy ra. Sự hành đạo của ông Ibnu Masuod (R). Ông Ibnu Masuod ® có một chút đặc biệt trong việc hành đạo đó là ông thường hành đạo trong sự tự nguyện. Và ông thích solah tự nguyện hơn là nhịn chay tự nguyện, bởi vì ông nghĩ rằng: ‘Tôi chọn sự solah tự nguyện hơn là nhịn chay tự nguyện, vì nếu tôi nhịn chay tự nguyện thì tôi sẽ bị yếu đi nên tôi không thể solah nhiều được’. Dù ông nghĩ như vậy nhưng không hẳn là không có nhịn chay tự nguyện, ông cũng thường nhịn chay vào ngày thứ Hai và thứ Năm trong tuần, nhưng ông chú trọng về vấn đề hành lễ solah nhiều hơn. Ông được những bạn hữu nói như sau: « Vào lúc ông Ibnu Masuod thức đêm để ăn Suhr (dùng cơm khuya để nhịn chay) thì chúng tôi có đi ngang qua nhà của ông ấy nghe ông cầu nguyện như sau: ‘Ôi Allah ! Ngài đã kêu gọi tôi và tôi đã đáp lời của Ngài, Ngài đã ra lệnh, tôi đã chấp hành tuân theo, và đây là giờ vào chay, xin Ngài tha thứ cho tôi’ ». Những bạn hữu của ông nói tiếp : « Vào ban ngày khi chúng tôi gặp ông Ibnu Masuod, chúng tôi nói lại những gì chúng tôi đã nghe ông cầu nguyện thì ông trả lời rằng: ‘Khi Nabi Yacob (A) nói với những đứa con của ông như thiên kinh Qur’an đã thuật lại với ý nghĩa: « Ta sẽ cầu xin với Allah cho các con » (Suroh Yusuf) thì đó là vào giờ ăn khuya để nhịn chay. (Nên thức dậy ăn cơm khuya để vô chay, vì giờ đó là giờ thiêng liêng và tốt lành, nhiều hồng phúc nên Allah sẽ chấp nhận lời thỉnh cầu của nô lệ). Ông Ibnu Masuod là người rất kính sợ Allah. Quả thật, những người biết kính sợ Allah nhiều nhứt là những người hiểu biết nhiều về Đấng Tối Cao (Allah), hiểu biết về những đặc tính cao thượng, rộng lượng nhưng rất khắc khe của Ngài, nhưng trừng phạt một cách ghê gớm đối với những ai phản lại Ngài. Cho nên, những ai hiểu biết nhiều về Ngài thì họ rất sợ khi nghĩ đến hình phạt khóc liệt của Allah và cuộc sống vĩnh viển trong hỏa ngục. Vì vậy, mỗi lần nhắc đến danh tính Allah thì trái tim của ông Ibnu Masuod rung đập vì sợ, và nước mắt của ông cứ chảy ra ướt cả hàm râu (nếu ông nằm thì ướt đến gối) ngũ của ông. Ông Masruok (R) thuật lại: “Có một người đàn ông đến nói với ông Ibnu Masuod: ‘Tôi không thích và không muốn trở thành những người của Tay Phải (được Allah giao phần thưởng và nhận bên tay phải là được vào Thiên đàng), nhưng tôi thích được xếp vào hàng ngũ của những người Al Mu-korrobin (gần gủi với Allah) hơn. Khi nghe xong thì ông Ibnu Masuod trả lời: ‘Ông đã nói như vậy thì hãy hy vọng mà chờ, nhưng có một người sợ rằng sau khi chết đi không được gì cả. (có nghĩa là với bản lãnh, đạo hạnh như ông, ông sợ sẽ không được hưởng những gì mà Allah sẽ ban thưởng, huống chi được xếp vào một trong những thành phần cao cả đó thì tốt biết bao)”. Ông Abi Wa‘il (R) thuật lại lời của ông Ibnu Masuod: “Ước gì được Allah tha thứ những tội lỗi của tôi, và ước gì Ngài không biết về địa vị của tôi”. (Có nghĩa là với địa vị là người tiền phong theo Islam và là một trong những học giả lổi lạc trong hàng ngũ ashabah của Rosul (saw), là một địa vị rất cao trọng so với những người khác, nhưng ông không màn đến địa vị đó). Ông Zaidu ibnu Wahbun (R) nói: “Có một lần tôi thấy ông Ibnu Masuod khóc thật nhiều đến nổi mỗi lần ông ấy lao nước mắt thì ướt cả tay áo”. Sau đó, ông Wahbun nói về cái khóc của ông Ibnu Masuod tựa như người ta ở xa nhìn thấy nước giăng ra từ ly nước (ý nói nước mắt chảy ra nhiều). Đó là hình ảnh của ông Ibnu Masuod khóc vì quá sợ Allah, và lúc nào ông cũng cầu xin Allah tha thứ và hài lòng về sự hành đạo của ông. Kiến thức về thiên kinh Qur’an của ông Ibnu Masuod (R). Ông Ibnu Masuod là một trong những số học giả có kiến thức sâu rộng trong hàng ngũ Ashabah của Rosul (saw), ông đã tham gia vào những trận chiến với Rosul (saw) rồi đem những kiến thức đó truyền bá giáo lý Islam bằng sự khôn ngoan và thông minh qua lời nói, hành động và sự giải đáp của ông (fatawa), những sự thể sau đây sẽ chứng minh điều đó. 1)- Ông Umar ibnu Al Khottob (R) nói: “Tôi có nghe Rosul (saw) nói rằng, nếu ai muốn học thiên kinh Qur’an thì hãy tìm học ở bốn người, đó là ông Ibnu Ummu Abđah (Ibnu Masuod), ông Muaz ibnu Jabal, ông Ubai Ibnu Kaabun và Sa‘lim người giúp việc cho ông Abi Huzaifa”. 2)- Ông Al Aamash (R) thuật lại từ anh của ông Abi Wa‘il: “Tôi có nghe ông Ibnu Masuod nói: ‘Có thể nói tôi là người hiểu biết nhiều về kinh Qur’an hơn họ, nhưng tôi không thể bằng họ được, mặc dù những chương (suroh) hay dòng kinh (ayat) Qur’an nào tôi cũng đều hiểu biết rõ tại sao được Allah truyền xuống và được truyền xuống lúc nào?’. Ông Abu Wa‘il nói: ‘Thật ra, tôi không có nghe một ai nói khác về sự hiểu biết bát ngát về kinh Qur’an của ông Ibnu Masuod cả. Ông Masuod được coi là tổ sư của môn tafsir (giải thích ý nghĩa kinh Qur’an)’. 3)- Sử thuật lại: Một đêm có chuyện bất thường nên Rosul (saw) thức giấc giữa đêm khuya để đến nhà ông Abubakar As Siđik (R), sau đó Rosul (saw) cùng với những ashabah khác nữa ra đi, khi đi ngang qua một Masjid thì Rosul (saw) cùng bạn hữu của Người có nghe một người đang đọc kinh Qur’an để solah, Rosul (saw) dừng chân lại để nghe, sau khi chăm chú lắng nghe thì chúng tôi mới biết tiếng đọc kinh đó là của ông Ibnu Masuod, Rosul (saw) nói với chúng tôi: ‘Điều ân phước mà Ibnu Masuod có được là đọc kinh Qur’an một cách dịu dàng và rõ ràng từng chữ, đọc như vậy mới thể hiện hết ý nghĩa như kinh Qur’an đã được truyền xuống, cho nên nếu ai muốn đọc Qur’an thì hãy cố gắng đọc như Ibnu Abđah (Ibnu Masuod)’. Nghĩa là ông Masuod đọc kinh Qur’an một cách rõ rang từng chữ, thông thả, dịu dàng, châm chú từng lời từng ý nghĩa của kinh Qur’an mà suy ngẫm ý nghĩa cao quí của Nó. 4)- Ông Masruok (R) thuật lại: “Khi người ta so sánh những nhà thông thái bác học trong những vị ashabah của Rosul (saw) thì người ta tìm thấy có sáu vị đó là: Umar al Khottab, Aly, Abdulloh (Ibnu Masuod), Ubai ibnu Kabun, Abu Ađ Đarrđa, và Zaidu ibnu Thabit. Nhưng nếu đem so sánh trong sáu vị đó thì người ta lại thấy hai ông (Aly và Abdulloh (Ibnu Masuod)) sẽ trội hơn. (còn tiếp phần hai)
Do Abu Rozy chuyển ngữ từ sách Al Ilmu wal Ulama của Shiekh Abu Bakar Al Jarairy, trang 183-192. Ý kiến bạn đọc |