ÔNG ABDOULLOH IBNU MASUOD LÀ AI? (Phần 2 - Hết) 20.05.2010 02:05 - đã xem : 2200 Những lời truyền bá cao quí của ông Ibnu Masuod. Chúng ta cùng nhau ngẫm nghĩ về những lời bất hữu mà ông Ibnu Masuod (R) đã để lại: 1)- Imam Ahmad đã thuật lại là mỗi lần ông Ibnu Masuod giảng đạo thì ông thường nói những câu sau đây: “Các người đã trải qua ngày đêm mà nó không quay trở lại. Những sự hành đạo trong cuộc sống của chúng ta đã được ghi vào sổ. Cái chết sẽ đến không biết lúc nào. Những ai đã cấy trồng được những điều tốt lành thì đừng nên tự hào, còn những ai phạm lỗi thì hãy nên sám hối nhanh lên. Những ai trồng loại nào thì kết quả sẽ thuộc về loại đó, chớ không thay đổi được hoa quả của nó. Nếu ai thi hành tốt, thì kết quả tốt đó sẽ do Allah ban cho, ngược lại thì kết quả xấu đó sẽ bị Allah trừng phạt. Những người biết sợ Allah thì họ sẽ là những người có hạnh phúc sau này. Những người có kiến thức thì mới là những người tự kềm chế và làm chủ bản than. Ngồi nghe học hỏi thì lúc nào cũng tăng thêm được phần hiểu biết...” 2)- Cũng Imam Ahmad thuật lại lời của ông Ibnu Masuod (R): “Đối với những người hiểu biết thiên kinh Qur’an rồi noi theo thì họ biết giá trị của ban đêm khi người khác đang sai mê trong giấc ngũ, biết giá trị ban ngày khi người khác lăn lộn vào cuộc sống (lo kiếm ăn), biết sự buồn rầu khi người khác đang vui vẻ, biết khóc khi người khác vui cười, biết im lặng khi người khác phát biểu (nói nhiều), biết sợ hãi lo lắng khi người khác bất chấp thủ đoạn. Tóm lại, đối với những người hiểu biết kinh Qur’an là phải biết khi nào phải khóc, phải buồn lo, phải tỉnh táo, khôn ngoan và bình tĩnh. Ngược lại, không thể chấp nhận được ở những người hiểu biết kinh Qur’an với bản tánh tự cao, tự đại, kêu căng, nói thì nhiều nhưng thiếu suy nghĩ, không trầm tĩnh, thiếu hoạt bát, tính tình cố chấp.” 3)- Ông Abdurrohman ibnu A‘bis thuật lại lời của ông Ibnu Masuod (R): “Lời phán đúng nhứt là lời phán của Allah Cao Cả. Lời nói chân thật của con người là sự trung trực biết sợ Allah. Lý thuyết tôn thờ tốt lành nhứt là lý thuyết của Nabi Ibrahim (A). Con đường hành đạo đúng nhứt là con đường hành đạo (sunnah) của Nabi Muhammad (saw). Sự hướng dẫn tốt nhứt là của những vị sứ giả của Allah. Lời nói cao quí nhứt là những lời tụng niệm Allah. Những câu chuyện đúng thật nhứt được kể lại là những câu chuyện được thuật lại trong kinh Qur’an. Những điều tốt lành nhứt để làm là noi theo tiền nhân trung thực. Những điều bất lành là những điều tự chế biến thêm vào. Hành đạo tuy ít nhưng đúng còn hơn là hành đạo nhiều nhưng lại vô ích. Lương tâm thanh tịnh tốt hơn là đòi hỏi được chức phận cao cả đầy tham vọng. Sự bất bình không chấp nhận của một số người là khi cái chết sẽ đến, và sự ăn năn sám hối vô ích nhứt là sự sám hối vào ngày Sau. Sự tồi bại ngu xuẩn nhứt là lạc đường sau khi đã được hướng dẫn. Sự giàu sang phú quí nhứt là sự giàu sang ở trong tâm. Sự tốt lành được tăng trưởng là do sự trung trực và sợ hãi (Allah) với trái tim vững vàng không nghi ngờ và sợ vấp phải sự phản trắc. Sự mù quán nhứt là sự mù quán trong tim rồi gây thêm tội lỗi. Phụ nữ là sự quyến rũ, thanh niên trẻ tuổi là sự bồng bột. Sự la hét (khi gặp nạn) là của thời tiền Islam (jahiliyah). Có những người chỉ đến solah jum’at (thứ Sáu) khi gần hết giờ, và chỉ nhắc đến danh của Allah trong giới hạn. Sự phát biểu tồi bại nhứt là sự nói láo. Thanh niên muslim là những người đầy tham vọng thử thách, nhưng giết hại họ là sự phản đạo, dù họ có thử thách đi nữa nhưng máu mũ và của cải của họ đều bị cấm xâm phạm. Những ai bỏ qua cho người khác thì Allah sẽ bỏ qua cho họ. Ngược lại ai gây ra sự bất bình, phiến loạn thì Allah sẽ trừng phạt họ. Những ai tha thứ cho người khác thì Allah sẽ tha thứ cho họ. Những ai kiên nhẫn chịu đựng trước sự thử thách thì Allah sẽ thưởng cho. Sự kiếm ăn tội lỗi nhứt là cho vai ăn lời. Lương thực tồi bại nhứt là ăn của của những kẻ mồ côi. Sự vui vẻ hạnh phúc là sự khuyên răng lẫn nhau. Sự mù tối và chật chội là lúc còn nằm trong bụng mẹ, nên con người hãy chấp nhận những gì đã có, rồi cuối cùng ra đi cũng chỉ vài thước vải. Công việc nào rồi cũng phải chấm dứt, nhưng chấm dứt trong hoàn cảnh nào. Lịch sử ghi chép lại một cách tồi bại nhứt là ghi chép lại những gì không có, có nghĩa là nói láo. Cái chết vinh quang nhứt là được chết tử vì đạo. Những ai biết được đó là sự thử thách, thì nên kiên nhẫn chịu đựng. Những ai không biết đó là sự thử thách thì ghét nó và trách móc. Những ai tự cao thì Allah sẽ hạ thấp họ. Những ai bất cần thế gian này thì họ không quan tâm đến nó. Những ai tuân theo shaiton thì bất tuân Allah. Những ai bất tuân Allah thì sẽ bị Ngài trừng phạt nghiêm ngặt”. Những điều khôn ngoan tế nhị của ông ibnu Masuod. 1)- Ông Ibnu Masuod (R) nói: “Những ai vô lễ, tự cao tự đại thì Allah sẽ hạ thấp danh dự của người đó; Còn những người khiêm tốn, nhã nhặn, luôn sợ Allah thì Allah sẽ nêu cao địa vị của người đó. Bởi rằng đối với Đấng Chủ Tọa thì Ngài có lý thuyết của Ngài, còn đối với Shaiton thì chúng có cách quyến rũ hay cám giổ của chúng. Nếu chúng ta nhận thức được đâu là sự tốt lành và đâu là sự bất lành, thì đó là điều tốt đẹp, khi thấy những điều (bất lành mà mình tránh được) thì nên tạ ơn Allah thật nhiều. Đối với sự quyến rũ của shaiton là chúng muốn lôi cuốn con người tránh xa con đường đúng thật, và chúng muốn giã dối ở trên sự thật, khi nào nhận thức được điều đó thì nên cầu xin với Allah xa lánh từ shaiton thật nhiều”. 2)- Imam Ahmad ghi lại lời của ông Ibnu Masuod (R): “Tôi rất ghét khi thấy những người nào ‘ăn không, ngồi rồi’ không lo việc đời cũng như không lo hành đạo để chuẩn bị cho ngày Sau”. 3)- Ông Ibnu Masuod (R) nói: “Một khi anh đang solah, nghĩa là anh đang gõ cửa của Đấng Chuá Tể, những ai gõ cửa của Đấng Chúa Tể thì sẽ được Ngài mỡ cánh cửa cho họ...” 4)- Imam Ahmad ghi lại lời của ông Ibnu Masuod (R): “Tôi rất buồn khi thấy người nào đó đã quên đi sự hiểu biết đã được học hỏi, sau đó làm những điều như không hiểu biết gì cả.” 5)- Ông Ibnu Musoud (R) nói: “Hãy trở thành những người hiểu biết để truyền bá lại kiến thức đó mới là sự hướng dẫn đúng thật, tạo cho gia thất được lành mạnh, là ngôi sao sáng của đêm tối, luôn luôn sống động trong tim, đó là những điều hiểu biết cần thiết của những vị thiên thần và những người tốt lành ở dưới trần gian”. 6)- Ông Ibnu Masoud (R) nói : “Người ta rất thích thú khi thấy những người giàu có, sang trọng quí phái và rất rung động xôn xao nao nứt trong lòng: Nhưng chúng ta cũng thường thấy ở những người bất tin với thân hình đẹp đẻ khỏe mạnh nhưng trong tim của họ thì đầy bệnh tật, rồi các người gặp những người tin tưởng thì có trái tim lành mạnh, thảnh thơi, nhưng thân thể của họ thường mang bệnh tật. Thật vậy, xin Allah làm chứng, những người có thân hình khỏe mạnh nhưng mang những chứng bệnh trong tim thì thường đó là điều bất lành của người đó đối với Allah hơn là những người thường mang bệnh tật trên mình mà trong tim trong sáng”. 7)- Ông Ibnu Masoud (R) nói : “Nô lệ của Allah không thể có được niềm tin vững chắc cho đến khi nào trái tim của họ không có một chút sự tham vọng, họ thích sự nghèo khó hơn là giàu sang phú quí, thích sự bình dân khiêm tốn hơn là danh vọng cao sang, và họ vui vẻ chấp nhận sự khen thưởng cũng như sự chỉ trích phê bình”. Theo sự giải thích của các vị ashabah của Rosul (saw) về lời nói ‘sự nghèo khó hơn giàu sang phú qúi’ của ông Ibnu Masoud (R) là: “Dù nghèo khó nhưng tìm được đồng tiền halal để nuôi sống bản thân còn tốt lành hơn đồng tiền bất chánh. Hành đạo khiêm tốn trong sự hiểu biết của mình vì Allah còn tốt hơn là sự hành đạo để được người ta khen thưởng, tôn sùng nhưng trong lòng thì bất tuân Allah. Và hãy chấp nhận sự khen thưởng hay bị chỉ trích dù trong hoàn cảnh nào”. (Do Imam Ahmad ghi lại). 8)- Ông Ibnu Masoud (R) nói : “Dù tôi có bị chế giểu khinh thường như con chó, thì tôi cũng không buồn hay sợ gì cả, bởi vì tôi không phải là con chó”. 9)- Có một người đàn ông đến gặp ông Ibnu Masuod nói rằng: “Hỡi ông Aba Abdurrohman, ông có thể nói cho tôi nghe những lời cố vấn hữu ích của ông? Ông Ibnu Masuod nói: Đừng bao giờ tổ hợp (shirk) ai hay vật gì với Allah dù trên hình thức nào, dù trong hoàn cảnh nào thì cũng luôn luôn theo thiên kinh Qur’an mà áp dụng, hãy chấp nhận sự đúng thật khi người ta nói với anh dù người đó là bạn hay những người vô danh nào đó. Ngược lại nếu người nào đó đến với anh với những điều bất chánh thì hãy từ chối và xa lánh người đó, dù người đó là thân nhân bạn bè yêu thích, gần gủi nhứt với anh”. 10)- Ông Ibnu Masoud (R) nói : “Đời nầy đối với chúng ta giống như những người khách lữ hành mang theo những hành trang. Khách lữ hành đi đâu rồi cũng phải trở về nhà (chết), hành trang (sự hành đạo) nào cũng phải mang theo với chúng ta dù bất cứ nơi nào (nhưng hành trang nào, đó là vật chất hay sự hành đạo?)”. 11)- Ông Ibnu Masoud (R) nói: “Nếu người nào đó thích được biết về thân phận của mình, thì họ nên tìm đến những người thích được khen thưởng, được nổi tiếng cùng chí hướng với họ (để cùng nhau cộng tác trên mọi lãnh vực, vì những người như họ mới có cùng lý tưởng mà sống với thanh danh nổi tiếng để ai cũng biết đến)”. 12)- Ông Ibnu Masoud (R) nói: “Sự thật thì lúc nào cũng nặng nề khó khăn, đắng cai, còn sự sai trái thì nhẹ nhàn thảnh thơi, sự tham vọng là sự đua đòi như là một sự gia truyền khó chối bỏ được.” 13)- Ông Ibnu Masoud (R) nói: “Xin chấp nhận chỉ có Allah Duy Nhứt để tôn thờ, quả thật trên trái đất này không có bản án nào có thể kết án lâu dài như cái lưỡi của con người.” 14)- Ông Ibnu Masoud (R) nói: “Chừng nào thấy sự gian dâm (zina) và sự cho vai ăn lời (riba) xuất hiện chỗ nào đó, thì chỗ đó sẽ trở thành điêu tàn (Allah sẽ giáng xuống hình phạt, bệnh tật, tai nạn, chiến tranh, thiên tai v.v...)”. 15)- Ông Ibnu Masoud (R) nói: “Những người nào muốn tạo dựng những kho lương thực ở trên trời, mà những con sâu bọ không ăn được cũng như ăn trộm không ăn cấp được thì hãy làm vì trái tim (lương tâm), con người luôn ràng buộc với kho tàng gia tài của họ. (ý ở đây là kho tàn của kiến thức, không ai ăn cắp cũng như hư hao được ngoại trừ khi chết họ mang theo).” 16)- Ông Ibnu Masoud (R) trả lời một số người đến tranh luận với ông: “Các người hô hào là các người solah nhiều hơn, làm jihad nhiều hơn những bằng hữu của Rosul (saw), nhưng dù các người có hy sinh nhiều thế nào đi nữa, thì những bằng hữu của Rosul (saw) cũng vẫn tốt lành hơn các người. Những người tranh luận hỏi tại sao lại tốt lành hơn họ? Ông Ibnu Masoud trả lời: Vì họ là những người đã sống trên thế gian mà không bao giờ lưu luyến nó, họ là những người lo nghĩ về ngày Sau (không sợ chết), nhưng các người thì ít khi nghĩ đến.” 17)- Ông Ibnu Masoud (R) nói: “Các người đừng bắt chước người này người kia để hành đạo, vì nếu họ làm đúng thì các người thi hành đúng theo họ, vã lại nếu họ làm sai hoặc mang tội ‘kuf’ thì các người cũng đi theo như họ, nếu rằng đó là điều bắt buộc mà các người phải bắt chước theo thì hãy bắt chước theo kẻ đã chết, vì những người sống không bảo đảm cho anh được sự an bình, đúng thật, ngược lại ở họ chỉ có sự cám dổ, và quyến rũ mà thôi.” 18)- Ông Ibnu Masoud (R) nói: “Đừng trở thành như những người bù nhìn. Người ta hỏi bù nhìn là như thế nào? Ông Ibnu Masoud trả lời: Tôi làm như những gì tôi thấy người ta làm, nếu người ta được hướng dẫn một cách thiện lành, đúng thật thì tôi sẽ đi đúng. Ngược lại tôi sẽ ngồi chung thuyền với người ta nếu người ta lạc lối, sai lầm. Có một ai trong chúng ta dám quả quyết rằng: Người ta đúng tôi lại sai không? Không bao giờ...” 19)- Ông Ibnu Masoud (R) nói: “(Dựa theo gia tài của Rosul (saw) để lại mà chia sẽ). Có lần ông cùng ngồi chung với một số ashabah của Rosul (saw), thì có một người đi ngang qua hỏi: - Những người này tụ tập nhau với mục đích gì đây? Ông Ibnu Masoud (R) trả lời: Chúng tôi tụ tập để chia gia tài của Rosul (saw) (nghĩa là cùng nhau trao dồi sự học hỏi, kiến thức mà họ đã thu thập được từ Rosul (saw).” Sự ra đi của ông Ibnu Masoud (R). Ông Abu Abdurrohman Abdulloh ibnu Masoud (R) đã đãm nhận chức Thẫm phán tòa án tối cao, và Quản lý kho bạc (bộ tài chánh) của nhà nước ở Kufah (Iraq) vào thời của ông Umar (R) và Osman (R) làm Kholifah, sau đó ông trở về Al Medinah sinh sống, nhưng chỉ một thời gian sau thì ông trút hơi thở cuối cùng tại Medinah, lúc đó là vào năm 32 của niên lịch Hidry, thi thể của ông được chôn ở nghĩa trang Al Bakia-u, hưởng thọ hơn sáu mươi tuổi. Xin Allah hài lòng và chấp nhận sự hành đạo của ông, cũng như ban cho ông thiên đàng vĩnh cữu bên cạnh người thân thiện nhứt của ông là Nabi Muhammad (saw) và những vị suhahđa và solihine từ những người tin tưởng vững chắc. Hy vọng với bài tóm lượt về tiểu sử cuộc đời, sự hành đạo và những lời giáo huấn, khuyên răng vàng ngọc trên của ông sẽ đem lại nhiều điều hữu ích cho chúng ta, nhứt là cuộc sống khiêm tốn đạo hạnh của ông là một bài học và kinh nghiệm cao quí cho người muslim chúng ta đang sống trong thời đại văn minh, trọng vật chất hơn là tinh thần đạo đức, và tình nghĩa con người... Do Abu Rozy chuyển ngữ từ sách Al Ilmu wal Ulama của Shiekh Abu Bakar Al Jarairy, trang 183-192. Ý kiến bạn đọc |