-Chân Lý Islam | baiviet | GIÁO LUẬT | PHƯƠNG TIỆN NHÌN TRĂNG VÀ NGÀY NGHI NGỜ?
Bismillah-ir Rohman-ir Rohim / Assalamu Alaikum Warohma tulloh wabarakatu
GIỚI THIỆU TÔN GIÁO ISLAM - CHÂN LÝ CỦA NHÂN LOẠI
PHƯƠNG TIỆN NHÌN TRĂNG VÀ NGÀY NGHI NGỜ?
02.08.2010 03:59 - đã xem : 2512
_VIEWIMG
Chúng ta có được phép dùng môn thiên văn học để xác định ngày bắt đầu và ngày kết thúc của tháng nhịn chay Ramadan hay không? Và người Muslim có được phép sử dụng ống vòm hiện đại để xác định đã thấy vầng trăng lưỡi liềm đã xuất hiện hay không ? Hay chỉ cho phép phải nhìn bằng mắt?

ijk


 



CÓ ĐƯỢC PHÉP SỬ DỤNG MÁY MÓC ĐỂ NHÌN


TRĂNG LƯỠI LIỀM HAY KHÔNG ?




 


Hỏi: Chúng ta có được phép dùng môn thiên văn học để xác định ngày bắt đầu và ngày kết thúc của tháng nhịn chay Ramadan hay không? Và người Muslim có được phép sử dụng ống vòm hiện đại để xác định đã thấy vầng trăng lưỡi liềm đã xuất hiện hay không ? Hay chỉ cho phép phải nhìn bằng mắt?


Đáp: Dựa theo giáo lý Islam để xác định tháng chay đã bắt đầu là dựa vào sự nhìn thấy trăng lười liềm của một người có uy tín, nếu y tuyên bố đã nhìn thấy trăng thì bắt buộc mọi người Muslim phải tin tưởng lời nói của y, nghĩa là nếu y đã thấy trăng lưỡi liềm của tháng Romadon (tháng 9 lịch Islam) thì bắt buộc phải nhịn chay, và y nhìn thấy trăng lưỡi liềm của tháng Shâuwaal (tức tháng 10 lịch Islam) thì phải ăn uống trở lại. Nếu chúng ta lấy môn thiên văn học để xác định trước vào tháng nhịn chay thì điefu này chưa hoàn toàn đúng, ngược lại nếu dùng ống vòm để xác định đã thấy trăng lưỡi liềm thì được chấp nhận, vì Nabi e đã nói:


قَالَ : ((إِذَا رَأَيْتُمْ الْهِلَالَ فَصُومُوا وَإِذَا رَأَيْتُمُوهُ فَأَفْطِرُوا)) متفق عليه.


"Khi các người nhìn thấy lưỡi liềm (của tháng Romadon tức tháng 9 lịch Islam) thì hãy nhịn chay và khi các người nhìn thấy lưỡi liềm (của tháng Shâuwaal tức tháng 10 lịch Islam) thì hãy ăn uống." Hadith do Al-Bukhory và Muslim ghi lại.


·        Trường hợp dùng phương pháp tính toán ngày tháng trước cho cả năm (lịch tính sẳn) thì không được phép dựa hẳn vào đó để xác định tháng đã bắt đầu hay kết thúc.


·        Nếu leo lên địa điểm thật cao để dể nhìn thấy trăng lưỡi liềm thì giáo lý Islam không cấm, đây là cách mà người xưa thường leo lên nơi có dốc cao vào đêm 30 của tháng Sha'baan và đêm 30 của tháng Romadon để nhìn trăng lưỡi liềm, và phương pháp này cũng không phải là điều bắt buộc. Bởi theo Sunnah là nên nhìn bằng đôi mắt thường, nhìn bất cứ ở nơi nào chứ không cần phải leo lên nơi cao.


Tóm lại, chúng ta có thể dùng bất cứ phương tiện gì để nhìn thấy được trăng lưỡi liềm, miễn sao chính mắt người có đạo hạnh hay uy tín nhìn thấy trong đêm bắt buộc hay kết thúc của tháng, và mọi người phải làm theo sự nhìn thấy của người đó, vì Nabi (saw) đã nói:


قَالَ e: ((إِذَا رَأَيْتُمْ الْهِلَالَ فَصُومُوا وَإِذَا رَأَيْتُمُوهُ فَأَفْطِرُوا)) متفق عليه.


"Khi các người nhìn thấy lưỡi liềm (của tháng Romadon tức tháng 9 lịch Islam) thì hãy nhịn chay và khi các người nhìn thấy lưỡi liềm (của tháng Shâuwaal tức tháng 10 lịch Islam) thì hãy ăn uống." Hadith do Al-Bukhory và Muslim ghi lại.


(Trích từ Fatawa của các học giả Ulama ở Makkah trang 192 – 193 do Shaikh Muhammad bin Soleh Al-Uthaimeen giải đáp).


 


Theo Hội Đồng Thường Trực đã trả lời cho câu hỏi này ở câu số 1245 có đoạn: được phép sử dụng máy thiên văn để nhìn lưỡi liềm nhưng không được phép dựa vào cách tính lịch (in sẳn) để xác định tháng Romadon đã đến cũng như kết thúc. Trích từ bộ Fatawa của Hội Đồng Thường Trực quyển 9, trang 99.


Thưa Allah! Hãy cho chúng tôi thấy được đâu là chân lý rồi hướng dẫn chúng tôi bám chặc lấy nó và hãy cho chúng tôi thấy đâu là sự lầm lạc rồi ban cho chúng tôi tránh xa nó. Ban cho chúng tôi không bị nhằm lẫn để khỏi bị lầm lạc và ban cho chúng tôi là những vị Imam biết kính sợ Ngài.


 



NHỊN CHAY VÀO NGÀY NGHI NGỜ



 


Hỏi 1: Tôi có nghe rằng chúng ta không được nhịn chay trước tháng Romadon (tức tháng 9 lịch Islam), sự việc có đúng không ?


Đáp 1: Alhamdulillah, tạ ơn Allah. Được truyền lại từ Nabi (saw) một số Hadith cấm nhịn chay vào nửa tháng cuối của tháng Sha'baan (tức tháng 8 lịch Islam) ngoại trừ hai trường hợp sau:


Thứ nhất: Nhịn chay theo thói quen như có người thường xuyên nhịn chay vào ngày thứ hai và thứ năm thì được phép nhịn chay dù là trong nửa tháng cuối của tháng Sha'baan (tức tháng 8 lịch Islam).


Thứ hai: Nhịn chay ngay từ đầu tháng Sha'baan tiếp tục nhịn kéo dài đến bước vào Romadon, điều này được phép. Tham khảo thêm câu hỏi số 13726.


Các Hadith cấm như sau:


عَنْ أَبِي هُرَيْرَةَ t قَالَ: قَالَ رَسُولُ اللهِ: ((لَا تَقَدَّمُوا رَمَضَانَ بِصَوْمِ يَوْمٍ وَلا يَوْمَيْنِ إِلاَّ رَجُلٌ كَانَ يَصُومُ صَوْمًا فَلْيَصُمْهُ)) رواه البخاري (1914) مسلم (1082).


 


Ông Abu Huroiroh t thuật lại lời Nabi (saw): "Không được nhịn chay trước tháng Romadon một ngày hoặc hai ngày, ngoại trừ ai đó thường xuyên nhịn chay thì được phép." Hadith số 1914, do Al-Bukhory ghi lại và Muslim ghi lại Hadith số 1082.


 


عَنْ أَبِي هُرَيْرَةَ t أَنَّ رَسُولَ اللهِ  قَالَ : ((إِذَا انْتَصَفَ شَعْبَانُ فَلا تَصُومُوا)) رواه أبو داود (3237) والترمذي (738) وابن ماجه (1651) وصححه الألباني في صحيح الترمذي (590).


Ông Abu Huroiroh t thuật lại lời của Nabi (saw): "Một khi đã vào được nửa tháng Sha'baan rồi thì các người không được nhịn chay." Hadith do Abu Dawud ghi lại Hadith số 3238, Al-Tirmizy ghi lại Hadith số 738 và Ibnu Majah ghi lại Hadith số 590, đã được Shaikh Al-Albany xác thực trong bộ Soheeh Al-Tirmizy Hadith số 590.


Imam Al-Nawawy nhận xét về Hadith "Không được nhịn chay trước tháng Romadon một ngày hoặc hai ngày ngoại trừ ai đó thường xuyên nhịn chay thì được phép nhịn." Hadith cấm tiếp đón tháng Romadon bằng cách nhịn chay một ngày hoặc hai ngày trước đó và đối với ai không thường xuyên nhịn chay trước đó cũng không nhịn chay ngay từ đầu tháng thì bị cấm nhịn chay.


* Nhịn chay vào ngày nghi ngờ.


Hỏi: Vào đêm 30 tháng Sha'baan (tức tháng 8 theo lịch Islam) chúng tôi ra ngoài để nhìn lưỡi liềm nhưng bầu trời bị mây che phủ không thể thấy được lưỡi liềm, vậy chúng tôi có được nhịn vào ngày 30 tháng Sha'baan (tức tháng 8 theo lịch Islam) bởi đó là ngày có sự nghi ngờ ?


Đáp: Alhamdulillah, tạ ơn Allah. Đây là ngày nghi ngờ bởi không biết được đây là ngày cuối cùng của tháng Sha'baan (tức tháng 8 theo lịch Islam) hay là ngày đầu của tháng Romadon (tức tháng 9 theo lịch Islam) và sự nhịn chay vào ngày này là điều Harom (bị cấm) bởi Nabi (saw) đã cấm có ghi lại trong Hadith:


قَالَ : ((صُومُوا لِرُؤْيَتِهِ وَأَفْطِرُوا لِرُؤْيَتِهِ فَإِنْ غُبِّيَ عَلَيْكُمْ فَأَكْمِلُوا عِدَّةَ شَعْبَانَ ثَلَاثِينَ)) رواه البخاري برقم 1909.


Nabi (saw) nói: "Hãy nhịn chay khi thấy lưỡi liềm (của tháng Romadon tức tháng 9 lịch Islam) và ăn uống khi thấy lưỡi liềm (của tháng Shâuwaal tức tháng 10 lịch Islam). Nếu mây che phủ làm các người không thấy được lưỡi liềm thì hãy tính tháng Sha'baan (tức tháng 8 lịch Islam) là tháng đủ 30 ngày." Hadith do Al-Bukhory ghi lại Hadith số 1909.


Ông A'mmaar bin Yasir t nói: "Ai nhịn chay vào ngày nghi ngờ thì y đã cải lại (chống đối) Abu Qosim tức Nabi Muhammad (saw)" Hadith do Al-Tirmizy ghi lại Hadith số 686 và Al-Nasa-y ghi lại Hadith số 2188, đã được Shaikh Al-Albany xác thực trong bộ Soheeh Al-Tirmizy Hadith số 553. Tham khảo thêm câu hỏi số 13711.


Học gia chuyên môn Hadith, Ibnu Hajar ® nói: "Với câu nói trên là bằng chứng cấm nhịn chay vào ngày nghi ngờ bởi vị Sohabah này không bao giờ nói theo sự suy nghĩ của ông mà lời nói của ông có cơ sở bắt nguồn từ Nabi (saw)."


Giới học giả của Hội Đồng Thường Trực nhận xét về sự nhịn chay vào ngày nghi ngờ như sau: "Dựa theo Sunnah chứng minh rằng cấm nhịn chay vào ngày này." Trích từ bộ Fatawa quyển 10 trang 117.


Imam Al-Nawawy ® nói trong bộ Al-Majmụa quyển 6, trang 400 về giáo lý nhịn chay vào ngày nghi ngờ như sau: "Nếu nhịn chay tự nguyện có lý do như có thói quen nhịn chay quanh năm hoặc nhịn chay một ngày và một ngày ăn uống bình thường hoặc nhịn chay vào ngày thứ hai hằng tuần thì được phép nhịn chay, với vấn đề này không một ai có ý kiến gì cả. Bằng chứng cho việc này là Hadith của Abu Huroiroh t thuật lại lời Nabi (saw): "Không được nhịn chay trước tháng Romadon một ngày hoặc hai ngày ngoại trừ ai đó thường xuyên nhịn chay thì được phép nhịn." Còn nếu không có lý do gì cả thì sự nhịn chay vào ngày này là điều Harom."


Shaikh Muhammad bin Soleh Al-Uthaimeen ® thuật lại sau khi ông phân tích Hadith: "Không được nhịn chay trước tháng Romadon một ngày hoặc hai ngày ngoại trừ ai đó thường xuyên nhịn chay thì được phép nhịn." Giới học giả Ulama bất đồng ý kiến về lệnh cấm này, cho rằng đây là điều Harom (bị cấm) hay chỉ cấm không nên làm ?


Shaikh kết luận rằng: "Câu nói đúng nhất trong vấn đề này là Harom tức cấm nhịn chay đặc biệt là đối với ngày nghi ngờ này." Trích từ bộ Al-Sharh Riyadh Al-Solihin quyển 3, trang 394.


Trích từ bộ Al-Sharh Al-Mumté quyển 6, trang 318 của Shaikh Muhammad bin Soleh Al-Uthaimeen ® sau khi diễn giải sự bất đồng ý kiến về giáo lý nhịn chay vào ngày nghi ngờ, Shaikh có nhận xét rằng: "Câu nói đúng nhất trong vấn đề này là Harom tức cấm nhịn chay, nhưng nếu Imam hay các nhà lãnh đạo Muslim ra lệnh phải nhịn chay vào ngày này thì anh cũng đừng tỏ vẻ chống đối lại, để che dấu sự chống đối đó bằng cách anh không ăn uống công khai mà chỉ ăn uống nơi kín đáo."


 


* Nhịn chay vào ngày nghi ngờ bằng định tâm nhịn bù của tháng Romadon của năm trước.


Hỏi: Theo tôi biết Nabi (saw) đã cấm nhịn chay vào ngày nghi ngờ và cấm nhịn chay trước tháng Romadon một ngày hoặc hai ngày. Nhưng tôi có được phép nhịn chay bù của tháng Romadon năm trước vào những ngày bị cấm này không ?


Đáp: Alhamdulillah, tạ ơn Allah. Trường hợp này thì được phép, anh được phép nhịn chay bù của tháng Romadon năm trước vào ngày nghi ngờ và trước Romadon một hoặc hai ngày. Được truyền lại chính xác từ Nabi (saw) cấm nhịn chay vào ngày nghi ngờ và cấm nhịn chay trước Romadon một hoặc hai ngày, nhưng lệnh cấm này không cấm ai đã nhịn như một thói quen vì có Hadith:


عَنْ أَبِي هُرَيْرَةَ t قَالَ: قَالَ رَسُولُ اللهِ: ((لَا تَقَدَّمُوا رَمَضَانَ بِصَوْمِ يَوْمٍ وَلا يَوْمَيْنِ إِلاَّ رَجُلٌ كَانَ يَصُومُ صَوْمًا فَلْيَصُمْهُ)) رواه البخاري (1914) مسلم (1082).


Ông Abu Huroiroh t thuật lại lời Nabi (saw): "Không được nhịn chay trước tháng Romadon một ngày hoặc hai ngày ngoại trừ ai đó thường xuyên nhịn chay thì được phép nhịn." Hadith số 1914 do Al-Bukhory ghi lại và Muslim ghi lại Hadith số 1082.


·        Ai đó thường xuyên nhịn chay vào ngày thứ hai và ngày nghi ngờ lại là ngày thứ hai thì y không bị cấm nhịn chay.


·        Một khi được phép nhịn chay tự nguyện đối với ai nhịn chay thường xuyên thì việc nhịn chay bù Romadon trước là điều tất nhiên được nhịn, bởi đây là điều bắt buộc và bởi không được phép trể nảy việc nhịn bù sau tháng Romadon năm tới.


·        Imam Al-Nawawy tường thuật trong bộ Al-Majmụa quyển 6, trang 399 như sau: "Các bằng hữu của tôi thống nhất rằng: Nhịn chay vào ngày nghi ngờ không được công nhận... còn nếu nhịn chay vào ngày này để bù Romadon trước hoặc nhịn nguyện hoặc nhịn bị phạt thì được công nhận, bởi được phép nhịn chay khuyến khích nếu có lý do chính đáng thì việc nhịn chay bắt buộc là điều tất nhiên được phép."



Tác giả: Muhammad Soleh Al-Munjid


Dịch thuật: Abu Hisaan Ibnu Ysa


Ý kiến bạn đọc
Ý kiến của bạn :
Tên Người Gởi :
E-Mail :
Nội Dung :

Các bài viết khác
Mọi góp ý xin gởi về - Email: chanlyislam@yahoo.com hoặc banbientap@chanlyislam.net
Online trong ngày 2725 Tổng lượt truy cập 3158873