QURB'AN (GIÁO LÝ VỀ SỰ TẾ LỄ DÂNG HIẾN ALLAH) 27.11.2008 23:49 - đã xem : 2296 Theo giáo lý Islam thì sự tế lễ dâng hiến vì Allah cho những người quá cố với cách thức như sau: 1)- Những thân nhân còn sống có thể đại diện tế lễ (Qurb’an) để dâng hiến vì Allah cho bản thân họ và gia đình thân quyến họ (bao gồm người sống và người đã chết), giống như khi xưa Rosul (saw) đã làm tế lễ cho bản thân Rosul, và gia đình của Người mà trong đó có những người thân đã qua đời. 2)- Thân nhân tế lễ dâng hiến vì Allah do sự di chúc của người đã chết để lại, qua lời phán của Allah. قال تعالى: (( فَمَنْ بَدَّلَهُ بَعْدَمَا سَمِعَهُ فَإِنَّمَا إِثْمُهُ عَلى الذِيْنَ يُبَدِّلُوْنَهُ إِنَّ اللهَ سَمِيْعٌ عَلِيْمٌ )) .البقرة: 181. « Bởi thế, ai sửa đổi lời di chúc sau khi đã nghe qua nó thì chỉ riêng những người sửa đổi đó mới chịu tội. Bởi vì Allah Hằng nghe và Hằng biết hết mọi việc ». Suroh 2 : 182. 3)- Thân nhân làm tế lễ dâng hiến vì Allah chỉ dành riêng cho người đã qua đời (nghĩa là định tâm làm riêng cho người chết). Dựa theo ý kiến của những nhà học giả thuộc hệ phái Hanbaly cho rằng : (Cái phước tế lễ cho người chết nầy sẽ được hữu ích cho người quá cố, giống như sự bố thí ‘sođakoh’ dùm cho người chết. Nhưng theo sunnah thì việc làm đặc biệt nầy cho người chết thì không có bằng chứng nào cho thấy Rosul (saw) đã tế lễ đặc biệt cho người thân đã qua đời… Người chưa bao giờ thực hiện tế lễ dùm cho ông Hamzah ® (bác của Người) khi ông qua đời, trong khi ông Hamzah ® là người mà Rosul (saw) rất quí trọng và thương mến. Hơn nữa, Rosul (saw) cũng chưa bao giờ tế lễ dùm cho mấy đứa con của Người đã từ thế, và Rosul (saw) cũng không có làm tế lễ dùm cho bà Khođijah ® (một trong những người vợ mà Nabi (saw) thương yêu nhứt). Sau này cũng vậy, không có một bằng chứng cụ thể nào cho thấy những bạn hữu của Người đã tế lễ dùm cho những người bạn của họ đã chết !!! Là một điều sai lầm khác nữa mà chúng tôi được biết có một số người họ tế lễ thế cho người chết vừa đúng một năm, nghĩa là sau khi thân nhân chết được một năm đúng thì họ tổ chức tế lễ dùm cho người đó, việc tế lễ đó mà những xứ Arab gọi là أضحية الحفرة Ađhiyah Al Hufroru (tạm dịch ‘sự tế lễ một năm sau khi chôn’). Họ còn có quan niệm như sau: ‘Không một ai có thể chia phước với người chết mà họ tế lễ dùm đó, ngay cả những người đã chết khác dù với sự tự nguyện hay những người để lại di chúc…’. (Nghiã là không một ai khác được chia phước với người chết mà họ tế lễ cho, chỉ một mình người chết đó được hưởng mà thôi). Ngược lại, nếu chủ gia đình, định tâm dâng hiến một con vật để tế lễ vì Allah cho chính bản thân họ và gia đình thân quyến của họ, thì tất cả đều hưởng được phước dù những người còn sống hay những thân nhân đã qua đời. فِيْمَا يَجْتَنَبَهُ مَنْ أَرَادَ الأَضْحِيَّة : Những ai có ý định dâng hiến tế lễ nên làm gì ? Trường hợp người nào đó có ý định sẽ tế lễ dâng hiến (Qurb’an), khi tháng Zul Hadjah vừa đến (vào đầu tháng) bằng cách thấy trăng hoặc tháng Zul Qođah đã đủ ba mười ngày, thì người đó không được (haram) cắt móng tay móng chân, cắt tóc, cạo lông hay làm trầy da thịt (cố ý)… phải giữ tình trạng kiêng cữ cho đến khi nào thi hành tế lễ xong, như hadith của bà Ummul Salma ® đã thuật lại là Rosul (saw) có nói như sau : عن أم سلمة رضي الله عنها أن النبي صلى الله عليه وسلم قال: ( إِذَا دَخَلَتْ العَشَرَ وَأَرَادَ أَحْدَكُمْ أَنْ تُضْحِي فَلْيَمْسِكْ عَنْ شَعْرِهِ وَأَظْفَارِهِ ) . أحمد ومسلم . « Trường hợp người nào đó có ý định tế lễ dâng hiến (Qurban), thì khi đã bắt đầu vào mười ngày đầu (của tháng Zul Hadjah), người đó không được cắt tóc, cạo đầu nhổ lông và cắt móng tay móng chân». Ahmad và Muslim. وفي لفظ: ( فَلاَ يَمَسُّ مِنْ شَعْرِهِ وَلاِ بَشَرِهِ شَيْئًا حَتَّي يُضْحِي ) . Trong một hadith khác Rosul (saw) cũng đã nói như sau: “Không được tha mắt (hay làm đẹp mái tóc) bằng dầu cho đến sau khi dâng hiến tế lễ xong”. Lưu ý: Trường hợp người nào đó định tâm làm Qurb’an trước khi vào tháng Zul Hadjah thì kiêng cử những điều trên ngay từ ngày đầu của tháng Zul Hadjah (tháng Hajj), còn những ai định tâm sau khi vào tháng Zul Hadjah một hai ngày thì phải kiêng cử ngay sau khi có chủ ý định tâm muốn dâng hiến tế lễ, thì những ngày đã qua không không có tội gì cả. Theo giáo lý giải thích thì người có ý định làm tế lễ dâng hiến đó, sẽ chia sẻ một phần kiêng cử nào đó với những anh chị em của họ đang đi làm Hadj, vì những người đi làm Hadj sẽ mặc lễ phục ehrom và sống trong trạng thái kiêng cử, còn đối với thân nhân của người chủ định (chủ gia đình hay người có ý định dâng hiến), thì họ không cần kiêng cử gì cả. Đó là giáo lý liên quan đến người chủ định, còn những người mà nhận lãnh làm dùm thì họ không nằm trong thành phần phải kiêng cử, vì Rosul (saw) nói với ý nghĩa là: “Trường hợp người nào đó có ý định…” chớ Nabi (saw) không có nói: “người được dâng hiến tế lễ cho…”. Khi xưa, chính Rosul (saw) là Người đã dâng hiến tế lễ cho gia đình, nhưng Người không có bắt buộc những người trong gia đình phải kiêng cử (chỉ có Người kiêng cử mà thôi). Nhưng nếu người chủ định đó có lở (không cố ý) cắt móng tay móng chân hay cạo đầu cắt tóc, thì hãy xám hối cầu xin với Allah tha thứ cho, và đừng tái phạm nữa. Trường hợp nầy không bị phạt (trả Dam) gì cả. Còn những ai nói rằng: - Cắt tóc, nhổ lông và cắt móng tay móng chân do sự quên lãng hay không biết thì không có tội gì cả. Ý nghĩa đó hoàn toàn sai lầm, vì trước khi hành đạo việc gì thì ít nhất cũng phải hiểu biết việc làm của mình có được cho phép hay không? Ngoại trừ da thịt bị trầy hay móng tay móng chân tự nhiên bị gẫy cần phải cắt bỏ thì mới được phép. أَحْكَامُ وَآَدَابُ عِيْدُ الأَضْحَى المُبَارَك : Giáo lý và sự lễ độ khi đi Solah Idul Adha (Lễ Hadji). Anh chị em thân mến ! Kính chào anh chị em với lời chào tốt lành an bình nhứt đó là « Assalamu alikum wa roh matullohi wabaraka tuh ». Thành thật chúc mừng ‘chúc trước’ ngày Id Adha Al Mubarak với lời an lành và cầu xin với Allah chấp nhận sự hành đạo của tôi cũng như của anh chị em và tất cả người Muslim, và hy vọng bài nầy sẽ đem lại sự hữu ích cho tất cả những người Muslim khắp nơi. Hỡi những anh chị em thân mến ! Là điều tốt lành cao quí nhứt mà chúng ta được thi hành đúng theo sunnah của Rosul (saw) mà Người đã chỉ dạy cho cuộc sống của chúng ta, tôi xin nêu lên đây những điều cần thiết nên làm để thực hiện vào đêm Id Adha Al Mubarak (ngày dâng hiến tế lễ), ba ngày (Tashrik) ở Muna, qua những điều tóm lượt sau đây : a)- Takbir tán dương Allah: Bắt đầu takbir từ solah Fajar ngày Arafat (mùng 9/12) cho đến sau Asar ngày 13/12. Qua lời phán của Allah : قال تعالى: (( وَأذْكُرُوا اللهَ فِي أَيَّامً مَعْدُوْدَاتٍ ..)). البقرة: 203 « Và hãy tán dương Allah vào những ngày (Tasriq) ấn định ». Suroh 2 : 203 (Những ngày Tashriq ấn định đó là ngày 11-13 lúc ở Muna). Thể thức takbir đó như sau : الله أكبر الله أكبر الله أكبرلا إله إلا الله والله أكبر الله أكبر ولله الحمد . « Allohu-Akbar, Allohu-Akbar, Allohu-Akbar, la-i-la ha illolloh wallohu Akbar, Allohu-Akbar wa lillơ hilhamđ ». Sunnah cho nam giới tụng niệm tán dương Allah với sự lớn tiếng ở trong Masjid, ngoài chợ, trong nhà, sau mỗi lần solah, để nêu cao danh nghĩa, địa vị cao cả của Allah trong lòng người Muslim và tiếng tán dương Allah vang vội khắp nẽo đường để tỏ lòng thờ phụng và tạ ơn Ngài. b)- Tế lễ dâng hiến con vật (Al Adhiyah الأضحية) : Giờ phút bắt đầu tế lễ dâng hiến là sau khi Solah Id Adha (hành lễ ngày Id) xong, qua sự hướng dẩn của Rosul (saw) như sau: قال صلى الله عليه وسلم : ( مَنْ ذَبَحَ قَبْلَ أَنْ يُصَلِّي فَلْيَعُدْ مَكَانَهَا أُخْرَى، وَمَنْ لَمْ يُذْبَحْ فَلْيُذْبَحْ ). البخاري ومسلم . « Những ai tế lễ (cắt cổ) con vật trước solah, thì sẽ được coi là vật dâng hiến, còn những ai chưa (bao giờ) thi hành thì hãy thi hành nó ». Al Bukhory và Muslim ghi lại. Lưu ý: Con vật tế lễ dâng hiến đó chỉ có giá trị là vật Qurb’an (dâng hiến vào ngày Id Adha) là thi hành sau khi solah Id xong, những ai cắt cổ con vật trước Solah Id thì sẽ không được giá trị nầy, mà chỉ có gía trị như một sự bố thí (sadakoh) mà thôi). Thời gian tế lễ sẽ kéo dài đến bốn ngày, gồm ngày Id (mùng 10) cho đến hết ba ngày At Tashriq nghĩa là ngày 11-12-13. (Thời gian khá dài nên không nhứt thiết bắt buộc phải thi hành vào ngày Id, nếu gặp trở ngại). Vì Rosul (saw) có nói: ( كُلُّ أَيَّامُ التَشْرِيْقُ ذَبْحٌ ) . (أنظر السلسلة الصحيحة برقم: 2476. « Những ngày Tashriq đều là những ngày tế lễ dâng hiến (cắt cổ con vật) ». (Xem những hadith soheh số 2476). c)- Tắm rửa làm sạch thân thể. Trước khi đi hành lễ (solah) Idul Adha, đối với nam giới nên tắm rửa sạch sẻ, sức dầu thơm (không có chất alcool), mặc quần áo mới hay chọn những bộ đồ đẹp nhứt (nhưng không hoang phí tiêu hao), không được cao sạch râu, vì đó là sự không cho phép. Đối với nữ giới khi ra đi hành lễ solah Idul Adha (hay những solah bình thường khác) thì không được ăn mặc hỡ hang hay trưng diện lòe lẹt, và nhứt là không được sức dầu thơm để bốc ra từ quần áo hay thân thể để cho mọi người chú ý, đó là điều Islam nghiêm cấm tuyệt đối. (Ra đi để hành đạo chớ không phải để gây sự chú ý của người khác phái). d)- Ăn thịt con vật dâng hiến tế lễ. Sunnah của Rosul (saw) khi đi solah Id, Rosul (saw) chỉ ăn qua loa một hoặc ba trái chà là, sau khi solah Id Adha xong thì Người mới đi làm thịt con vật và ăn thịt của nó. e)- Đi bộ đến nơi solah Id (nếu có thể) : Thể theo sunnah của Rosul (saw) nên tổ chức solah Id ở một cánh đồng trống (ngoại trừ mưa gió, hay giông bảo thì solah tại Masjid), vì đó là thể thức mà Rosul (saw) đã thi hành trước kia. f)- Hãy Solah tập thể chung với những anh chị em Muslim khác, và nên đến nghe bài khuđbah (thuyết giảng) của Imam. Thể theo lời giải thích của đa số Ulama trong đó có shiekh Islam Ibnu Taimiya ® nói : « Solah Id là sự bắt buộc (wajib) qua lời phán của Allah » : قال تعالى: (( فَصَلِّ لِرِبِّكَ وَانْحَرْ )). الكوثر: 2. « Bởi thế, hãy dâng lễ solah và tế lễ (dâng hiến Allah thôi)» Suroh 108 : 2. Solah Id thì bắt buộc cho nam giới (ngoại trừ có lý do chánh đáng mới đựơc miễn), phụ nữ cũng được quyền chia sẻ với nam giới, ngay cả những người nữ đang có kinh nguyệt hay máu sanh cũng có thể hiện diện để táng dương Allah, nhưng phải ngồi chỗ dành riêng của họ, vì họ chỉ ngồi nghe bài thuyết giảng mà không được quyền solah. g)- Thể theo sunnah của Rosul (saw), đường đi solah Id và đường về nên đi hai ngã khác nhau. (Sự mầu nhiệm ở đây là lúc đi sẽ ‘salam’ cho những người trên đường đó và khi về thì ‘salam’ chào hỏi cho những người khác). h)- Nên chúc mừng nhau sau khi solah Id xong, đó là hành động của những vị ashabah (bạn hữu) của Rosul (saw) đã làm. Thường thường lời chúc đó như sau : « Taqobbalolloh hu mina wa minkum ». (Xin Allah chấp nhận sự hành đạo của chúng tôi và của các anh chị). Xin lưu ý vài điều mà ngày hôm nay chúng ta thường gặp phải lỗi lầm như sau: - Một người đọc takbir lớn tiếng, sau đó tập thể lặp lại lời takbir đó (không có trong sunnah). - Sau khi solah Id thì có nhiều người tụ nhau lại để chuyện trò nhãm nhí hay rũ nhau đi xem phim (những phim truyện từ tivi), hay ngồi nghe nhạc mà không lợi dụng ngày tốt lành đó để hành đạo như thăm viếng thân nhân... - Cắt tóc hay móng tay móng chân, và cạo râu trước khi tế lễ dâng hiến, làm ngược lại lời giáo huấn của Rosul (saw). (Đối với những người có ý dâng hiến tế lễ). - Vào ngày đó, tổ chức ăn uống phung phí mà không rung động vì sự tốn hao. Theo lời phán của Allah thì: قال تعالى: (( وَلاَ تُسْرِفُوا إِنَّهُ لاَ يُحِبُّ الْمُسْرِفِيْنَ )) . الأنعام : 141. « ...Và chớ phung phí bởi vì Allah không yêu thương những kẻ phung phí ». Suroh 6 : 141. Hỡi anh chị thân mến ! Đừng quên cố gắng hành đạo cho thật nhiều, ngoài đó ra cũng đừng quên thi hành những điều tốt lành khác như đi thăm viếng người bệnh hay già yếu, hãy nối lại tình thân quyến thuộc, thăm viếng bạn bè và những người cần sự giúp đở. Hãy tránh xa những điều nghi kỵ, ganh tỵ giữa anh chị em Muslim, hãy có tấm lòng vị tha và thương yêu người anh em khác như thương yêu bản thân mình, hãy chia sẻ với những người nghèo khó đang cần sự giúp đở của chúng ta để có bửa ăn vui vẻ. Và nhứt là đừng quên những đứa con mồ côi, cần sự yêu thương săn sóc của chúng ta. Cầu xin Allah ban mọi sự tốt lành và những gì Ngài mến thích hài lòng cho chúng ta, ban sự thành công ở trên đời nầy và ngày Sau, nhứt là tạo cho chúng ta gặt hái được nhiều điều tốt lành qua sự hành đạo chân thành, trung trực nhân mười ngày đầu của tháng Zul Hadjah. Amine. Walhamdulillah, cầu xin chúc phúc lành cho thiên sứ Muhammad (saw), thiên sứ cuối cùng, cùng gia quyến, những bạn hữu và những người noi theo cho đến ngày Sau Cùng, amin. Do Ibnu Hosen trích dịch từ bài « Giáo lý liên quan về sự tế lễ dâng hiến cho Allah » của cố shiekh Muhammad ibnu Soleh Al Uthaimin. (Mùa Hadj năm 2008). Ý kiến bạn đọc |