TRẢ LỜI THẮC MẮC BẠN ĐỌC KỲ BA: THỊ TRƯỜNG SẢN PHẨM HALAL TẠI VIỆT NAM? 14.05.2010 04:49 - đã xem : 9458 1)- Dạo này trên thị trường xuất hiện nhiều mặt hàng mà người Muslim sử dụng rất là bê tha mà không biết sản phẩm họ dùng có đúng luật Islam hay không? Em nghe nói có một số mặt hàng bàn chảy đánh răng và kem đánh răng của một số hàng không có Halal. Không chỉ thế mà còn một số sản phẩm khác nửa như xà phòng thì em nghe nói làm bằng mỡ động vật (mỡ heo), mì gói thì khỏi nói luôn, Halal thì cứ để mà hương vị thì đủ cả làm em lựa cũng thấy đã con mắt (ví dụ như hương vị xá xíu, vị thịt…)HHH, nhiều lúc em vô siêu thị cũng muốn mua lắm nhưng không biết có thực sự là Halal hay không nữa, vì những hàng mì trên còn sản xuất nhiều hương vị mà không có Halal nữa mới ghê. Mấy anh có thể giúp em là kê khai những sản phẩm mà người Muslim không được sử dụng không vậy? Em muốn hỏi thêm là muốn có chữ Halal trên sản phẩm thì công ty đó có qua kiểm tra nghiêm ngặt không? Cám ơn mấy anh nhiều thật nhiều. (Nam) CLI: Bismillahi rahman Nirrahim Assalamu alaikum wa rahma tullahi wa barakatu! Những người không theo đạo Islam suy nghĩ đơn giản rằng, danh từ Halal là chỉ cần tìm đến cửa hàng thịt Halal mua thịt gia súc (trừ thịt heo) được giết mổ theo đúng quy định của luật lệ Islam hay những nhà sản xuất thực phẩm chỉ biết chế biến những thực phẩm không có pha trộn thịt heo là những người Muslim cứ tự nhiên mà dùng!!! Đó là sự suy nghĩ theo góc độ hiểu biết nông cạn của họ. Nhưng thật ra, danh từ Halal có tính chất bao quát tất cả mọi lĩnh vực từ cái ăn, cái mặc và tất cả những gì liên quan trong cuộc sống của người Muslim, nghĩa là Halal theo tiếng Ả Rập có nghĩa là "được phép", ý ám chỉ những gì người Muslim thực hành hay ăn mặc trong khuôn khổ giáo luật của tôn giáo Islam cho phép… Thực phẩm HALAL tại Việt Nam? Thật ra vấn đề thị trường thực phẩm Halal tại Việt Nam rất là phức tạp, bởi vì hai chữ Halal chưa được nhiều người (ngoại đạo) biết đến ý nghĩa đúng thật của nó. Từ khi Việt Nam mỡ cửa thì lần lần có những du khách nước ngoài đến tham quan đất nước, và một số người nước ngoài đến Việt Nam để mỡ hãng xưởng và kinh doanh… và trong số đó có những người Muslim ở những quốc gia lân cận như: Malaysia, Indonesia, Singapore, India, và Pakistan… Và cũng chính từ đó những quán ăn bình dân mang bảng hiệu ‘Halal’ bắt đầu mọc lên trong khu vực trung tâm Quận 1, Tp.HCM. Riêng về Thủ đô Hà Nội thì sau khi nước nhà tổ chức Đại hội thể thao 'SeeGame' thì mới có một hai quán ăn ‘Halal’ nho nhỏ nép mình trong những dãy phố ‘Hàng’, còn những tỉnh thành thì hầu như mù tịt về hai chữ ‘Halal’. Cho nên, Ông Zainal Bin Haji Hamzah, Tổng lãnh sự Malaysia tại Tp.HCM, cho biết người Muslim khi đến Việt Nam thường gặp nhiều khó khăn khi tìm nguồn thực phẩm có chứng nhận Halal, và nếu có thì họ phải mua với giá đắt gấp đôi so với thực phẩm thông thường. Nói về lĩnh vực thực phẩm trong những siêu thị ở Thành phố Hồ chí Minh và Thủ đô Hà Nội thì hiện nay có vài nhãn hiệu đóng chữ ‘Halal’ trên sản phẩm như bạn Nam đã kê khai ở trên, nhưng thực hư thế nào thì đây là ngoài tầm hiểu biết của chúng tôi. Nhưng, có lần chúng tôi phát giác trên bao bì sản phẩm “Cháo thịt bầm” của nhà sản xuất VIEFO có đóng dấu Halal, nhưng mặt sau bao bì thì họ ghi thành phần chế biến là có ‘Thịt Heo’??? (xem hình). Từ đó, những sản phẩm thức ăn sản xuất tại Việt Nam (có đóng dấu Halal) như: “Mì Lẩu Thái Halal, Mì Hoành Thánh Halal…” đã không được sự tin tưởng của chúng tôi giống như những sản phẩm Halal nhập khẩu đến từ các quốc gia có đông dân Muslim sinh sống… Theo Ban đại diện cộng đồng Hồi giáo Tp.HCM cho biết: “Các doanh nghiệp ở Việt Nam muốn có chứng nhận Halal phải được Ban đại diện đi khảo sát thực tế tình hình sản xuất, nhằm xác định sản phẩm có đạt tiêu chuẩn Halal hay không. Nếu đạt yêu cầu, Ban đại diện sẽ cấp chứng chỉ Halal, có giá trị một năm cho mỗi lần cấp. Thời gian từ khảo sát thực tế đến lúc cấp chứng chỉ này là bảy ngày làm việc. Sau khi cấp và trong thời hạn chứng chỉ còn giá trị, Ban đại diện Hồi giáo sẽ có các cuộc kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất để xem doanh nghiệp có tuân thủ tiêu chuẩn Halal hay không. Nếu vi phạm, doanh nghiệp sẽ bị thu hồi chứng chỉ. Khi chứng chỉ sắp hết hạn, doanh nghiệp có thể xin cấp tiếp. Sản phẩm được cấp Halal ở Việt Nam vẫn được lưu thông trên thị trường các nước Hồi giáo”. (Theo TBKTST) Ban đại diện còn cho biết rằng, một số qui định tổng quát về sản phẩm được gọi là “Halal” phải đáp ứng những điều kiện sau đây: · Sản phẩm không chứa thành phần hoặc chất liệu lấy từ nguồn thực phẩm và động vật không phù hợp với giáo luật Islam (Hồi giáo). · Sản phẩm phải được sản xuất, chế biến và bảo quản bằng các thiết bị, dụng cụ và máy móc đã được vệ sinh và diệt trùng theo đúng phương pháp của tôn giáo Islam. · Sản phẩm phải được bảo quản, cách ly và tránh tiếp xúc với những thực phẩm trái với giáo luật Islam trong suốt quá trình sản xuất, chế biến, bảo quản và vận chuyển… Hiện nay tại các quốc gia đông dân Muslim đều có những tổ chức chứng nhận Halal độc lập. Riêng tại Hà Nội, Văn phòng Chứng nhận Halal (Halal Certification Agency) được ban Tôn giáo chính phủ cho phép hoạt động và được thừa nhận quốc tế bởi ‘IHIA- International Halal Intergrity Alliance’. Văn phòng này hiện đóng tại Hà Nội mà các thành viên trong Hội đồng Giám sát và Hội đồng Chứng nhận là những người đại diện (Muslim) của các Đại Sứ quán và các chuyên gia Muslim đến từ những quốc gia Islam. Văn phòng này đã kiểm tra xác nhận dấu Halal cho hơn 100 Doanh nghiệp tại Việt Nam, Cambodia và Laos vào những năm vừa qua. Sau khi trao đổi với người đại diện của văn phòng này thì họ có gởi bức điện thư đến người đại diện của Chanlyislam có nội dung như sau : Chào anh, Văn phòng HCA (Halal Certification Agency) hoạt động chứng thực Halal theo sự cho phép của Ban tôn giáo chính phủ. Hội đồng chứng nhận là các chuyên gia trong lĩnh vực thực phẩm hồi giáo quốc tế đến từ các nước Iraq, Afganistan, Nigeria… Tại Việt Nam, thành viên hội đồng gồm các chức sắc tôn giáo của các tỉnh, có Ban đại diện và các thành viên từ cá Đại sứ quán Hồi giáo. Chúng tôi Cung cấp dich vụ đánh giá cấp chứng chỉ HALAL cho các khách hàng có nhu cầu bao gồm các lĩnh vực : 1. Halal Food & Drinks - 2. Halal Medicines - 3. Halal Comestics - 4. Halal Health Supplements . Chúng tôi là thành viên của Hội đồng Chứng nhận Halal-WHC (World Halal Council); Liên Minh Toàn diện Halal Quốc tế - IHI Alliance (International Halal Integrity Alliance); Văn phòng Thương mại và Công nghiệp Hồi giáo - ICCI (Islamic Chamber of Commerce and Industry); Hiệp hội Người tiêu dùng Hồi giáo Hoa Kỳ - AIM (American Islamic Consumer)... Chúng tôi hi vọng có được sự cộng tác của anh và mời anh tham gia vào Hội đồng chứng nhận của Văn phòng. Hoạt động này nhằm thúc đẩy mối quan hệ thương mại giữa các nước Hồi Giáo với Việt Nam. Trân trọng Cảm ơn anh. Tran Xuan Giap Halal Certification Agency F401-123 Tran Dang Ninh, Hanoi, Vietnam Tel: +84 4 39964009/ Fax: + 84 4 62671285 Mail: halal.agency@gmail.com Tóm lại, hiện nay vấn đề kiểm tra để chứng nhận thực phẩm Halal sản xuất tại Việt Nam thì miền nam có « Ban Đại diện Hồi giáo Thành phố Hồ chí Minh » đảm nhận, miền bắc thì có Văn phòng « Halal Certification Agency » phụ trách. Theo sự nhận xét của chúng tôi thì thị trường thực phẩm Halal tại Việt Nam hiện nay cũng có những người vô ý thức đã tùy tiện đóng dấu Halal trên bao bì mà không biết đó là cố ý hay vô tình của nhà sản xuất ? Chính vì thế, hội nghị APEC vừa qua, những đoàn khách Muslim (Hồi giáo) đến Việt Nam đều đòi hỏi khách sạn phải có bộ đồ nấu nướng riêng, đầu bếp cũng phải là người Muslim (Hồi giáo), thậm chí trong khi nấu nướng thì khu nhà bếp không được có người lạ ra vào… Theo ông Ng Chee Kong, Tổng thư ký Hiệp hội Hợp tác Quốc tế các doanh nghiệp nhỏ và vừa Malaysia, thực phẩm Halal giờ đây không còn dành riêng cho người Hồi giáo. Ông Kong nói : “Dịch bệnh xảy ra liên tục trên thế giới đã khiến người không theo đạo Hồi bắt đầu nhìn nhận Halal như một thương hiệu thực phẩm an toàn hơn là một thủ tục tôn giáo”. Ông Kong còn cho rằng doanh nghiệp cung cấp thực phẩm Halal sẽ có thị phần ở người không theo đạo Islam, trong khi đó nếu chỉ sản xuất thực phẩm thông thường thì sẽ mất thị phần ở người Muslim (Hồi giáo). Cuối cùng, để tạm giãi quyết vấn đề này, chúng ta có thể tham khảo bài Fatawa của những vị Ulama đã đóng góp ý kiến như sau: 1. Nếu chúng ta biết rõ thức ăn đó chắc chắn Halal mà không nghi ngờ gì cả thì cứ việc ăn. 2. Nếu nghi ngờ không biết có Halal hay không? (dù rằng bao bì có đóng dấu Halal) thì nên nhịn là tốt hơn. 3. Nếu có bằng chứng là sản phẩm đó không có Halal mà trên bao bì sản phẩm đóng dấu Halal thì nên báo cáo lại cho những người có trách nhiệm để giãi quyết. Ø Mặt khác, theo ý kiến của chúng tôi thì những người đại diện của cộng đồng Muslim mỗi khu vực nên đến hai cơ quan (Ban đại diện Hồi Giáo Tp.HCM và Văn Phòng HCA tại Hà Nội) xin cấp danh sách những sản phẩm Halal mà họ đã kiểm tra và cấp giấy Chứng nhận Halal của sản phẩm đó, rồi về niêm yết danh sách những thực phẩm Halal đó cho cộng đồng Muslim biết để họ không hoang mang và suy tưởng lung tung... Abu Azizah soạn thảo 2)- Assalamu Alaikum…, xin chào cô chú ban biên tập chanlyislam! “Các chất Haram có thể dùng làm thuốc có được không? Bác sỉ khuyên nên uống một ít nước có chất men như bia sau khi ăn sẽ làm dể tiêu quá hơn? Và cháu có nghe bác sỉ nói thuốc bổ máu (ống nhọn hai đầu, nước màu đỏ) dùng để uống được chế biến từ nhao của con heo hoặc nhao của con người, vậy theo Islam có dùng được hay không? Xin cám ơn nhiều”. (Mustafa) CLI : Chiếu theo qui luật tổng quát của Shari’ah Islam, những gì gọi là Haram thì không thể trở thành Halal được. Thiên kinh Qur’an và nhiều Hadith đã đề cập rất nhiều về vấn đề rào cản giữa người Muslim và rượu, không để một kẻ hỡ nhỏ nào có thể lọt qua. Người Muslim không được uống rượu dù là một giọt, không được mua bán biếu tặng, không được mang rượu ra để chiêu đãi trong các buổi tiệc dù đó là chiêu đãi cho những người ngoại đạo, và cũng không được ngồi chung bàn với những người uống rượu như Nabi Muhammad (saw) đã cảnh báo : «Những ai tin Allah và tin Ngày Phán Xử cuối cùng thì đừng ngồi vào bàn có tiếp đãi rượu ». (Do Ahmad và al-Tirmidhy tường thuật). Có một câu hỏi được nêu lên là có thể dùng rượu để làm thuốc trị bệnh được không ? Nabi Muhammad (saw) đã trả lời dứt khoác như sau : « Rượu không phải là loại thuốc để trị bệnh mà đó là một căn bệnh » (Do Muslim, Ahmad, Abu Dawud và Tirmidhy tường thuật). Nabi Muhammad (saw) cũng đã nói: «Allah đã truyền xuống những bệnh tật thì Ngài cũng đã ban bố những phương cách và liều thuốc để chửa bệnh. Vậy thì hãy dùng thuốc để trị bệnh chớ đừng dùng những chất Haram để làm thuốc trị bệnh ». (Do Abu Dawud ghi lại) Ông Ibnu Masud ® đã nói : « Những gì Allah nghiêm cấm (Haram) thì Ngài không cho phép dùng nó để làm đơn thuốc chửa bệnh ». (Do Al-Bukhary ghi lại) Tuy nhiên, theo giáo luật Islam nếu đứng trước một trường hợp tối cần để cứu sống mạng người (mà lúc đó không còn biết đường nào để cứu chửa), nếu như ai đó mách bảo một đơn thuốc có chất rượu thì Islam cho phép dùng loại thuốc đó, vì đây là mục tiêu cuối cùng để hi vọng cứu sống mạng người, nghĩa là Allah là Đấng Khoan Dung và Tha thứ. فَمَنِ اضْطُرَّ غَيْرَ بَاغٍ وَلَا عَادٍ فَإِنَّ رَبَّكَ غَفُورٌ رَحِيمٌ (145) « …Nhưng ai vì nhu cầu bắt buộc đành phải ăn chứ không cố ý hay quá độ (thì báo cho họ biết). Quả thật, Rabb (Allah) của Người Hằng Tha thứ, Rất Mực Khoan dung ». (S.6 – 145) Tóm lại, « Nếu rượu được phép xem như là thuốc để trị bệnh thì con người sẽ sa ngã về nó, và sẽ trở thành thoái quen để họ vui uống thỏa thích, vì họ có cảm tưởng đó là loại thuốc để trị bệnh và làm tăng thêm sức khỏe của họ », lời của ông Ibn Qasim ®, trích trong quyển 3 (Zad al-Ma’ad) trang 115-116. banbientap@chanlyislam.net trích từ quyển HALAL và HARAM Ý kiến bạn đọc Duyên Hà | 2016-08-16 07:19:18 | duyenha19ntl@yahoo.com
Kính chào ad!Đọc các bài viết qua Trang rất bổ ích với nhiều thông tin mới mẻ và thiết thực. Trước hết xin gửi lời cảm ơn đến ad của Trang rất nhiều ạ! Qua đây, em xin có việc nhờ ad, mong ad đọc qua và xin dành chút thời gian giúp đỡ em. Hiện nay em đang học Cao học và nghiên cứu về đề tài Halal trong ẩm thực của người Islam. Do đó, em cần nhiều tài liệu về Halal nhất là quyển sách Halal và Haram. Quyển này em có hỏi dò nhiều nơi nhưng vẫn chưa biết được ai đang có. Nay em được thấy Trang có trích từ thông tin từ quyển sách đó nên kính mong ad có thể giúp cho em mượn, hay sao chép quyển sách "Halal và Haram" về làm tài liệu cho bài làm của mình. Rất mong ad có thể dành chút thời gian hướng dẫn và giúp em! Trân trọng cảm ơn! Duyên Hà (0932 066 155) |
Cô có thể liên lạc qua ba địa chỉ sau đây:
1. Ông Ahmad Amin, sdt 0917882516, cư ngụ tại TPHCM, người này vừa tái bản quyển sách Halal và Haram Islam trong những tháng gần đây.
2. Ông Neuze Amin, sdt 0909191180, Tổng thư ký ban quản trị Thánh đường Hồi giáo, số 66 đông du, quận 1, TPHCM
3. Ông Lý Du Sô, Trưởng ban đại diện cộng đồng Hồi giáo TPHCM. địa chỉ số 52, Nguyễn Văn Trỗi, phường 15, quận Phú Nhuận, TPHCM. Rất tiếc chúng tôi không có sdt, cô có thể liên lạc xin hai người trên.
Chúc cô may mắn.
Abu Azizah