-Chân Lý Islam | baiviet | PHỤ NỮ ISLAM | SỰ CẦN BIẾT TỐI THIỂU KHI CÓ NGƯỜI THÂN NỮ QUA ĐỜI
Bismillah-ir Rohman-ir Rohim / Assalamu Alaikum Warohma tulloh wabarakatu
GIỚI THIỆU TÔN GIÁO ISLAM - CHÂN LÝ CỦA NHÂN LOẠI
SỰ CẦN BIẾT TỐI THIỂU KHI CÓ NGƯỜI THÂN NỮ QUA ĐỜI
12.10.2008 19:05 - đã xem : 2456
_VIEWIMG
Là con người có sinh là phải có tử, khi sinh ra thì có người lo cho ăn cho uống, vậy khi chết thì ai lo cho họ ? Cho nên, giáo lý Islam giao phần trách nhiệm ấy cho người còn sống phải có bổn phận lo cho người chết. Nhưng lo như thế nào và phải làm gì thì chúng ta nên tìm hiểu để thực hành nếu một người chết là đàn ông hay đàn bà… Phần này chúng tôi chỉ nêu lên « Giáo lý cho người phụ nữ Muslim nếu có người thân (nữ giới) qua đời ! ».

Bởi vì, Allah đã tạo ra loài người và Ngài đã ban cho mỗi con người có một số mạng trong cuộc sống trên trần gian này, rồi đến một giây phút nào đó thì Allah triệu họ trở về bên kia thế giới để chờ Ngày Phán Xử. Cho nên, thế gian này không có gì tồn tại mãi mãi, ngoại trừ ở Ngài Duy nhất mà thôi, qua lời phán của Allah trong thiên kinh Qur’an:

قال تعالى: (ويبقى وجه ربك ذو الجلال والإكرام..) سورة الرحمن الآية 27.

« Nhưng Sắc Diện Rabb của Ngươi (Muhammad), Ðấng đầy Quyền Uy Tối Thượng và Quang Vinh (sẽ bất diệt) ». Suroh Ar Rahman 55:27.

1)- يجب أن يتولى تغسيل المرأة الميتة النساء:

1)- Bắt buộc phụ nữ phải lo việc tắm liệm cho phái nữ.

Nếu có một người phụ nữ qua đời, thì bắt đầu từ trong thân nhân của người quá cố phải chọn ra vài người (phái nữ) để lo việc tắm liệm cho người chết, khi nào trong thân nhân không có phái nữ hoặc không biết cách thức tắm liệm thì có thể nhờ đến chị em xóm giềng (người chuyên lo tắm liệm) đứng ra hướng dẩn tắm liệm cho người chết (mayyid). Chỉ có phái nữ tắm liệm cho phái nữ và người nam duy nhứt là chồng của người chết, ngoài ra không có một phái nam nào được quyền tắm liệm cho phái nữ. Ngược lại, nếu mayyid là phái nam thì chỉ có đàn ông tắm cho đàn ông, và người nữ là người vợ của người chết (mayyid) nam mới được quyền tắm cho chồng của họ.

Cho nên, xưa kia ông Aly Ibnu Abi Talib ® đã được tắm liệm cho vợ của ông là bà Fatimah con gái út của Rosul (saw). Và ngược lại, bà Asma'u con ông Umaisa đã tắm liệm cho chồng là ông Abu Bakar As Siđđik ®.

2)- يستحب تكفين المرأة في خمسة أثواب بيض:

2)- Liệm bằng năm lớp vải trắng (phụ nữ).

Dung cu tam liemTrong năm lớp vải liệm này có những lớp quấn toàn thân, có phần che đầu tóc, một phần che phần dưới và một phần che phần trên cắt giống như bộ quần áo mà người đàn bà thường mặc, sau đó hai miếng vải quấn trên những lớp áo chăn này.

لما روت ليلى الثقفية قالت: (كنت فيمن غسل أم كلثوم بنت رسول الله صلى الله عليه وسلم عند وفاتها، وكان أول ما أعطانا رسول الله صلى الله عليه وسلم الحقى، ثم الدرع، ثم الخمار، ثم الملحفة ، ثم أدرجت بعد ذلك في الثوب الآخر). رواه أحمد وأبو داود.

Qua hadith của bà Laily As Sakofy thuật lại: “Khi ba Ummul Kalsum (con gái của Nabi) qua đời, tôi là một trong những người tắm mayyid cho bà. Khi tắm xong, Rosul (saw) đưa trước tiên là cái chăn (phần dưới), rồi áo (phần trên), rồi khăn quấn đầu, sau đó miếng vải che thân và sau cùng là miếng vải lớn quấn toàn thân lại”. (Hadith do Ahmad và Abu dawud ghi lại).

Theo ông Imam As Shawkány giải thích qua hadith trên: “Khi liệm phụ nữ nên liệm trước tiên với cái chăn, cái áo, rồi khăn quấn đầu, rồi miếng vải quấn toàn thân lần thứ nhứt và sau cùng là vải quấn lại toàn thân mình lần thứ hai”.

Vai tam liemGhi chú: Vải liệm phải bằng chất Coton 100% màu trắng, khổ 1m50 trở lên và phải có ít nhất 16 mét – Trong 16 mét đó cắt ra 4 tấm theo chiều dài 2m30, 3 tấm 1m40 để làm chăn, áo và khăn đội đầu và cộng thêm 3 sợi dây chiều ngang khoảng hai tất dài khổ 1m50 để sau khi quấn những lớp vải xong thì dùng dây này buộc ba đầu lại (đầu, giữa và chân).

3)- ما يصنع بشعر رأس المرأة الميتة..

3)- Khi phụ nữ chết, tóc của họ sẽ được bới lại.

Nếu phụ nữ chết có mái tóc dài, thì tóc của họ phải được bới thành ba búi đằng sau đầu, qua hadith của bà Ummul Atgiyah.

         لحديث أم عطية في صفة غسل بنت النبي صلى الله عليه وسلم: (فضفرنا شعرها ثلاثة قرون، وألقيناه خلفها). متفق عليه.

« Khi tắm cho con gái của Rosul (saw) chúng tôi đã bới tóc của cô ta lại thành ba búi và để đằng sau ». (Hadith do Al Bukhory và Muslim ghi lại).

         4)- حكم اتباع النساء للجنائر:

            4)- Giáo lý về việc phụ nữ đi đưa đám ma.

            Qua hadith của bà Ummul Atgiyah (R):

         عن أم عطية رضي الله عنها قالت: (نهينا عن اتباع الجنائز، ولم يعزم علينا).متفق عليه.

« Rosul (saw) có cấm chúng tôi đi đưa đám ma, nhưng Người không quả quyết với chúng tôi ». (Al Bukhory và Muslim).

            Theo văn tự Arab chữ النهي có nghĩa là cấm hay có nghĩa là haram, nhưng câu ولم يعزم علينا  có nghĩa là Người không quả quyết với chúng tôi, theo sự giải thích của Shiekh Islam Ibnu Taymiya: - Theo sự hiểu biết của tôi, có lẽ ở đây không hẳn là hoàn toàn cấm ngặt, nhưng không phải thế mà không gọi là không cấm, có lẽ bà Ummul Atgiyah hiểu là không hoàn toàn cấm một cách tuyệt đối, nghĩa là có thể được, nhưng bằng chứng là do lời của Rosul (saw) chứ không do sự nghi ngờ của ai.

            5)- تحريم زيارة القبور على النساء..

            5)- Cấm phụ nữ đi viếng thăm mộ.

            Qua hadith của ông Abi Hurairoh ® như sau:

            عن أبي هريرة رضي الله عنه ، أن رسول الله صلى الله عليه وسلم: (لعن زرارات القبور). رواه أحمد وابن ماجه والترمذي وصححه.

« Rosul (saw) đã nguyền rủa những người đàn bà đi viếng thăm mộ ». Do Ahmad, Ibnu Majah và At Tirmizy ghi lại.

Theo sự giải thích của Shiekh Islam Ibnu Taymiya: - Ai cũng hiểu, nếu mở cửa ngõ cho phụ nữ được tự do đi viếng thăm mộ, thì không thể nào lại không xảy ra những việc gây phiền não, khóc lóc, than van bởi bản tính và tình cảm yếu mềm của họ. Họ thường hay than van khổ tâm nhiều hơn là chịu đựng nhịn nhục, vì những điều bất lành này sẽ gây thêm tội lỗi và khổ sở cho người chết chứ không ích lợi gì. Hơn nữa khi họ khóc than van đó, hay với hình ảnh đau khổ của họ sẽ làm cho nhiều người đàn ông chú ý.

 Qua hadith:

         (فإنكن تفتن الحي وتؤذين الميت).

"Bởi vì họ (phụ nữ) tạo sự kích thích cho người sống và gây khổ sở cho người chết."

            Mặc dù sự viếng thăm mộ để cầu nguyện cho người chết là lẽ phải của đàn ông cũng như phụ nữ, nhưng sự ích lợi của họ ít hơn sự thiệt thòi khi họ đi viếng mộ, không ai biết được những gì sẽ xảy ra, không ai biết được bản tính của họ khi họ chứng kiến với sự đau buồn chia biệt đó. Vì vậy, khi dựa vào nguyên lý của giáo lý, nếu có sự thiệt thòi hay tạo nên sự bất lợi, thì không nên thi hành tốt hơn là thi hành. Cũng như giáo lý đã cấm ngay cả trong tư tưởng về những hành vi bất lành, chứ không phải lộ diện bên ngoài, bất cứ những gì đưa đến sự quyến rũ đều cấm, như sự chung đụng với đàn ông, tiếng nói của phụ nữ hoặc những cái nhìn... Tóm lại, qua sự viếng thăm mộ của phụ nữ không đem lại ích lợi gì cả, nên tốt nhất là đừng có đi, họ có thể ở nhà cầu xin với Allah cho người quá cố cũng có hiệu lực, chứ không bắt buộc phải đứng trước ngôi mộ.

            6)- تحريم النياحة...

6) Cấm không được khóc lóc hay than thở.

         Ðó là những lối khóc lóc than thở, xé quần xé áo, làm như quá đau khổ, bứt tóc, vò đầu thật thê thảm khi có thân nhân qua đời. Họ tỏ vẻ thật khổ tâm, than van với những lời hối tiếc trách móc, không có một chút sự chịu đựng nhịn nhục khi định mệnh do Allah đã an bài, đó là những điều haram tuyệt đối trong Islam, qua hadith sau:

            أن رسول الله صلى الله عليه وسلم قال: (ليس منا من لطم الخدود، وشق الجيوب، ودعا بدعوى الجاهلية).متفق عليه. وفيها أيضا أنه صلى الله عليه وسلم: (بريء من لصالقة والشاقة).

            Rosul (saw) nói: « Những người (khi gặp nạn) khóc lóc tỏ vẻ thật khổ tâm, xé quần xé áo, nói lên những lời than vãn của thời tiền sử (Al Ja'hiliyah), họ không phải là cộng đồng của chúng Ta ». Al Bukhory và Muslim.

Có ng hĩa là khi người thân qua đời hay gặp hoạn nạn, Rosul (saw) khuyên những người thân không được khóc lóc, hay than van trách móc, vì đó là những gì Allah đã an bài, nếu ai không nghe lời thì họ không liệt vào cộng đồng của Người.

            Và hadith khác Rosul (saw) nói: « Ta hoàn toàn thanh bạch từ những người than vãn, cạo đầu, xé quần xé áo ». Al Bukhory và Muslim.

Trang văn tự Arab الصالقة có nghĩa là những phụ nữ thường than van khóc lóc khi gặp những chuyện không vui, hay gặp phải những tai nạn xảy ra, như thân nhân chết hay nhà cửa bị cháy hay thiên tai...

            الحالقة  Là những người (đàn ông hay phụ nữ) khi gặp hoạn nạn thì họ thề sẽ cạo đầu, mà chúng ta thường nghe những câu: “Nếu tôi được qua khỏi tai nạn này thì tôi sẽ cạo đầu…”, nhưng đó là điều cấm (haram) trong Islam.

            الشاقة  Là những người khi gặp nạn thường bực tức, xé quần xé áo, tỏ vẻ thật đau khổ, bực bội không ai bằng.

            Và hadith khác Rosul (saw) nói:

            أنه صلى الله عليه وسلم قال: (لعن النائحة والمستمعة).مسلم.

            « Ta nguyền rủa những người khóc lóc và làm vẻ đau khổ cho người ta nghe thấy ». Do Muslim ghi lại.

Tất cả những điều kể trên đây đều haram trong Islam không được thi hành, cho nên những chị em phụ nữ hãy tránh xa những điều trên mà cố gắng nhịn nhục (sobar) và phó thác mọi việc cho sự an bài của Allah, từ sự nhẫn nại đó sẽ nhẹ bớt đi những tội lỗi và Allah sẽ ban nhiều phước lộc và hồng ân khác, đừng bao giờ trách móc, tỏ vẻ khổ sở chỉ hại thêm cho người sống cũng như người chết mà thôi.

Allah đã phán trong thiên kinh Qur’an:

قال تعالى: (ولنبلونكم بشىء من الخوف والجوع ونقص من الأموال والأنفس والثمرات وبشر الصابرين * الذين إذا أصابهم مصيبة قالوا إنا لله وإنا إليه راجعون * أولئك عليهم صلوات من ربهم ورحمة وألئك هم المهتدون) سورة البقرة ، الآيات 155-157.

« Và chắc chắn Ta sẽ thử thách các ngươi với những điều sợ hãi, và với sự đói khát, và với việc mất mát tài sản và thiệt hại sinh mạng, nhưng hãy báo tin mừng cho những người kiên nhẫn. Những ai khi gặp phải thiên tai sẽ nói: 'Quả thật chúng tôi là của Allah và chúng tôi sẽ trở về với Ngài'. Họ là những người sẽ nhận Phước Lành và sự Khoan Hồng của Rabb của họ và họ là những người được dẫn dắt (đúng Chính Ðạo) ». S.2/155-157

Ðúng vậy, giáo luật Islam không cấm chúng ta khóc, nhưng chỉ được phép khóc một cách âm thầm không la hét hay gào thét trách móc than van, tỏ vẻ khổ sở và có những hành động bực tức kèm theo. Chúng ta chỉ được khóc thầm trong sự đau buồn vì mất đi một người thân hay vì thiên tai đã mất đi một cái gì cao quí… Nước mắt là sự bày tỏ lòng thương nhớ hay thương tiếc vì đã mất đi những gì đã thường gắn bó trong cuộc sống, nhưng khóc mà đem lại sự tốt lành cho người chết hay nó sẽ hoàn lại những gì đã mất thì cũng nên khóc. Dẫu biết rằng, nước mắt cũng là liều thuốc để vơi đi sự đau buồn khó mà cầm lòng, nhưng hãy hiểu Allah là Ðấng Hiểu Biết trên tất cả, tất cả mọi việc đều do Allah định đoạt. Wallohu Alam.

Lop giao ly nu


Phỏng dịch dựa theo sách của hai tác giả, do bộ Awqof, Dawah và Irsah, Arab-Xêut phát hành năm 1421H tại Riyadh

- “Ahkam taqtassoh bilmoaminat”: (Giáo lý đặc biệt về phụ nữ). Sheikh tiến sĩ Soleh Ibnu Fawzan Abdullah Al Fawzan.

- “Risalah fi dama-y At Tobiyâh Linnisa »: (Lá thư liên quan về những việc thông thường của phụ nữ). Shiekh Muhammad Ibnu Soleh Al Uhtaimin

Người chuyển dịch: Hosen Mohamad

Ý kiến bạn đọc
Ý kiến của bạn :
Tên Người Gởi :
E-Mail :
Nội Dung :

Các bài viết khác
Mọi góp ý xin gởi về - Email: chanlyislam@yahoo.com hoặc banbientap@chanlyislam.net
Online trong ngày 532 Tổng lượt truy cập 3070892