-Chân Lý Islam | baiviet | CỘNG ĐỒNG ĐÓ ĐÂY | ALLAH SOI SÁNG NHỮNG NGƯỜI VIỆT ĐANG LAO ĐỘNG TẠI QATAR
Bismillah-ir Rohman-ir Rohim / Assalamu Alaikum Warohma tulloh wabarakatu
GIỚI THIỆU TÔN GIÁO ISLAM - CHÂN LÝ CỦA NHÂN LOẠI
ALLAH SOI SÁNG NHỮNG NGƯỜI VIỆT ĐANG LAO ĐỘNG TẠI QATAR
01.05.2008 03:23 - đã xem : 25070
_VIEWIMG
Trong những năm gần đây, có rất nhiều công dân Việt Nam đã sang khối Trung Đông như Arabie Saudi, Qatar, Koweit, Bahrein, Arabie Emirat… để làm việc, được gọi nom na là « Công nhân xuất khẩu lao động ». Số lượng công nhân Việt Nam đến những nước này thì không rõ là bao nhiêu ? Nhưng theo thống kê của « Trung tâm Văn hóa Islam » tại Qatar cho biết, trong số những công nhân đang lao động tại đây thì có khoảng hơn 150 người đã tự tìm hiểu Islam và xin tuyên bố « đọc câu Kalimah » trở thành Muslim.

Theo sự tường thuật của anh em sinh viên đang du học ở trường « Islamic University Of Madinah » tại Arabie Saudi cho biết như sau :

Vào khoảng tháng 10 năm 2007, « Trung tâm văn hóa Islam » tại Qatar có điện thoại đến Ban Giám hiệu nhà trường (Islamic University Of Madinah) nhờ cho vài người sinh viên Việt Nam qua Doha (Qatar) để « Diễn thuyết giáo lý tôn giáo Islam » bằng việt ngữ cho những người việt đang lao động và sinh sống tại đây, vì họ đang muốn tìm hiểu về tôn giáo Islam mà tạm thời chỉ có một anh cựu sinh viên (xin dấu tên) không thể đảm đương hết mọi thứ. Thế là nhà trường cử một trong những anh em sinh viên (xin dấu tên) bay sang Qatar trong vòng hai ngày để giải thích mọi thắc mắc về tôn giáo Islam cho nhóm anh em người việt đang lao động tại Qatar.

Đúng như Allah đã phán : « Và trong số cha mẹ của họ, và con cái của họ, và anh em của họ, TA đã chọn và hướng dẫn họ theo Chính đạo. Đó là chỉ đạo của Allah mà Ngài đã dùng để hướng dẫn người nào Ngài muốn trong số bầy tôi của Ngài… » S. 6 : 87- 88

Thế là từ đó, lần lượt người này đến người nọ đã tự đến « Trung tâm văn hóa Islam » ở Doha xin vào đạo Islam, con số người việt tại Qatar vào đạo Islam cho đến ngày hôm nay có khoảng 150 người tuổi từ 20 đến 35 (Qatar 150 người, Arabie Saudi 25).

Nhân dịp mùa hành hương (Hajj) tháng 12 năm 2007, « Trung tâm văn hóa Islam » tại Doha đã tuyển chọn khoảng chục người việt vô đạo này đi làm Hajj tại Thánh địa Mecca. Trong thời gian làm Hajj tại Mecca, những anh em sinh viên Madinah đã thay phiên để giúp đỡ và hướng dẩn tận tình trong phương cách làm Umroh và Hajj cho những anh em đó. Những anh em sinh viên Madinah cũng hướng dẩn những anh em mới này đi tham quan những địa danh lịch sử, hai thành phố Mecca và Madinah, ngôi trường « University » mà các anh em đang học, cũng như gặp gỡ phái đoàn đi làm Hajj đến từ Việtnam.

Sau mùa Hajj đó thì tháng tư vừa qua, anh em sinh viên hân hạnh được tiếp đón đợt thứ hai, một số anh em khác (người việt vô đạo) cũng đến từ Qatar để đi làm Umroh. Dù bận học, nhưng những anh em sinh viên nhín chút thời giờ, sẳn lòng tình nguyện hướng dẩn những người khách quí của Allah.

Hồi tưởng lại từ xưa đến nay, hình như những người việt không có cơ hội hoặc không có quan tâm để tìm hiểu về tôn giáo Islam. Alhamdulillah, bổng nhiên hôm nay với số lượng người việt không nhỏ trở thành cộng đồng của Nabi Muhammad (saw) !!!

Chúng tôi cầu xin Allah ban cho những người anh em này thêm những niềm tin vững chắc, cầu xin Ngài ban cho họ được nhiều hồng phúc đến từ Ngài, và cầu xin Ngài soi sáng cho gia đình, anh em, cha mẹ của họ sẽ tiếp thu « Chân lý Islam » như họ, amine.

Sau đây chúng tôi xin giới thiệu sơ qua về đất nước « QATAR » theo tài liệu của Wikipedia (Bách khoa toàn thư mỡ) để cùng nhau nghiên cứu.

Qatar (tiếng Ả Rập: دولة قطر, Dawlat Qatar) là một quốc gia nằm tại Trung Đông. Qatar nằm trên bán đảo nhỏ về phía Đông Bắc của bán đảo Ả Rập. Phía Nam Qatar giáp Ả Rập Xê Út, các mặt khác giáp vịnh Ba Tư. Diện tích 11.437 Km2, đứng hạng 158 trên thế giới. Tổng cộng dân số của Qatar ước lượng khoảng 863051 người, qui ra trung bình có khoảng 75 người ở 1 cây số vuông, được xếp hạng thứ 154 trên thế giới. Thủ đô của nước này là Doha và đơn vị tiền tệ được gọi la ‘Riyal Qatar’ (QAR). Ngôn ngữ chính thức là tiếng Arập và hầu như 95% người dân ở đây theo tôn giáo Islam. Năm 2004, Qatar được bầu làm thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2005-2007.

Kinh tế

Trước khi phát hiện ra dầu mỏ, kinh tế Qatar chủ yếu dựa vào đánh cá và ngọc trai. Sau khi thế giới biết đến nghề nuôi ngọc trai của người Nhật vào thập niên 20, 30, ngành ngọc trai Qatar bị suy thoái. Tuy nhiên, việc phát hiện ra dầu mỏ vào thập niên 40 đã hoàn toàn thay đổi nền kinh tế nước này. Hiện nay Qatar có mức sống rất cao, người dân được hưởng nhiều dịch vụ xã hội và tiện nghi hiện đại. Thu nhập của Qatar chủ yếu dựa vào xuất khẩu dầu khí. Lượng dầu mà Qatar có được ước tính khoảng 15 tỉ thùng (2.4 km³), trong khi đó khí đốt nằm trong một mỏ khổng lồ ở phía Bắc xung quanh vùng biên giới với Iran ước tính khoảng 800-900tcf (Trilion Cubic Feet-1tcf tương đương 80 triệu thùng dầu). Qatar là một nước giàu có và có mức sống cao không thua kém các nước Tây Âu. Qatar là một trong những nước có thu nhập bình quân đầu người cao nhất thế giới. Vì không đánh thuế thu nhập, Qatar là một trong hai nước có mức thuế thấp nhất thế giới (nước kia là Bahrain).

Thành phố Doha 

Doha cityDoha (Ả Rập: الدوحة‎, chuyển tự: Ad-Dawḥah hay Ad-Dōḥah), dân số 400.051 (số liệu điều tra năm 2005, Doha là thủ đô của Qatar có tọa độ 25.3° N 51.5333° E, bên Vịnh Ba Tư. Doha nằm ở Ad Dawhah Municipality, đôi lúc được gọi là ‘Capital municipality’. Đây là thành phố lớn nhất của quốc gia này, với 80% dân số của quốc gia này sống ở Doha và ngoại ô của nó. Đây cũng là trung tâm kinh tế của Qatar và cũng là nơi tụ họp những trường đại học.

Lịch sử

Năm 1850, thành phố Doha được thành lập dưới tên gọi Al-Bida. Năm 1882, al Rayyan đã xây pháo đài Al Wajbah ở Tây Nam Doha. Năm sau, Sheikh Qassim đã lãnh đạo quân đội Qatar chiến thắng Đế quốc Ottoman.

Emiri Diwan, Thành phố này trở thành thủ đô của bảo hộ Anh Qatar năm 1916, và khi quốc gia này giành được độc lập năm 1916, Doha vẫn là thủ đô của Qatar. Năm 1917, pháo đài Al Kout nằm ở trung tâm thành phố được xây bởi Sheikh Abdulla Bin Qassim Al-Thani. Năm 1949, việc khai thác dầu mỏ bắt đầu ở Qatar. Ngày nay, cả quốc gia này sản xuất hơn 800 000 thùng dầu mỗi ngày. Năm 1969, Governement House đã mở ra. Ngày nay, đây là một địa điểm nổi bật ở Qatar.

Năm 1973 Đại học Qatar được khai trương, và năm 1975 Bảo tàng quốc gia Qatar được mở ra ở nơi trước đây là dinh của thực dân Anh năm 1912. Kênh tin tức truyền hình vệ tinh tiếng Ả Rập ‘Al Jazeera’ bắt đầu phát năm 1996 với trụ sở và trung tâm phát sóng ở Doha.

Cơ cấu dân số

Cơ cấu dân số của Doha thật khác thường vì đa số dân số là ngoại kiều, với dân dân tộc Qatar là cộng đồng thiểu số. Dân số ngoại kiều đông nhất là từ các nước Đông Nam Á, với số lượng lớn ngoại kiều đến từ các nước Ả Rập Levant Đông Á. Doha cũng là nơi ở của ngoại kiều từ Hoa Kỳ, Nam Phi, Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, Na Uy và nhiều nước khác. Trong quá khứ, ngoại kiều ở Qatar không được phép sở hữu đất đai, nhưng bây giờ dân không phải là công dân Qatar cũng có thể mua nhiều đất ở Doha, bao gồm West Bay Lagoon và Qatar Pearl. Việc sở hữu đất ở Doha của người nước ngoài cho phép họ gia hạn giấy phép cư trú, sinh sống và làm việc ở Qatar.

Kinh tế

Các tòa nhà cao tầng gần Doha Corniche phần lớn là những trụ sở dầu mỏ và khí thiên nhiên hiện hữu ở Doha, là trung tâm kinh tế của Qatar. Doha là nơi có các trụ sở của các công ty dầu khí lớn của quốc gia này, bao gồm Qatar Petroleum, Qatar Gas và RasGas. Nền kinh tế của Doha được xây trên thu nhập từ ngành công nghiệp dầu khí và chính phủ Qatar đang nhanh chóng cố gắng đa dạng hóa nền kinh tế Qatar giảm sự phụ thuộc vào dầu mỏ. Kết quả là, Doha gần đây đang trải qua một giai đoạn bùng nổ lớn, thành phố phát triển rất nhanh, phần lớn là nhờ chương trình hiện đại hóa của Sheikh Hamad bin Khalifa.

Giống như thành phố Dubai (Arabie Emirat) gần đó (Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất), nền kinh tế của Doha đang thoát khỏi phụ thuộc vào ngành công nghiệp dầu mỏ và khí thiên nhiên, dù không giống như Dubai, trọng tâm của Doha không hướng vào ngành du lịch. Doha đang chứng kiến một sự tăng trưởng nhanh với dân số thành phố tăng hơn 60.000 giữa 2004-2006 điều này dẫn đến sự bùng nổ lĩnh vực bất động sản, với giá bất động sản tăng vọt. Theo BBC cuối tháng Giêng năm 2007, Doha là thành phố đắt đỏ hơn Dubai về giá bất động sản. Tỷ lệ tăng giá này đã dẫn đến các dự án như dự án Thành phố Lusail được xây phía Bắc của Doha và khi hoàn thành sẽ cấp nơi ở cho 200.000 người.Việc xây dựng cũng bùng nổ ở Doha, một kết quả của sự gia tăng hoạt động kinh doanh và thương mại ở Doha; điều này cóNu Sinh vien Qatar thể nhận thấy thông qua sự thay đổi chiều cao kiến trúc của thành phố khi Doha có 40 tháp cao ốc đang được xây dựng, trong đó lớn nhất là cao ốc Dubai Towers.

Giáo dục

Doha là nơi có trường Đại học Qatar, được thành lập năm 1973, cũng như nhiều trường đại học khác nằm ở Thành phố đại học của Doha. Thành phố đại học là nơi có nhiều trường đại học danh tiếng như Đại học Georgetown, Weill Medical College của Đại học Cornell, Đại học Virginia Commonwealth, Đại học Texas A&M và Đại học Carnegie Mellon. Doha cũng là nơi có nhiều trường phổ thông quốc tế được thành lập cho các cộng đồng ngoại kiều với hàng chục trường khác nhau đang hoạt động trong thành phố. Giáo dục là một trọng tâm lớn của chính phủ Qatar và điều này dẫn đến sự phát triển của các tổ chức như ‘Qatar Foundation’ quản lý Thành phố đại học.

Kiến trúc

Như phần lớn các thành phố giàu có ở Trung Đông khác, Doha đang trải qua một thời kỳ bùng nổ xây dựng. Thành phố đã mời các công ty kiến trúc quốc tế thiết kế các tòa nhà mới. Các dự án mới ở Doha nổi bật bao gồm:

Masjid

Đây là một hình ảnh Masjid nằm trong thành phố Doha.

Mosqué Doha

Thể thao

Thành phổ thể thao trong dịp Lễ khai mạc Thế vận hội châu Á năm 2006, Doha có một số sân vận động thể thao trong đó có nhiều sân được cải tạo để chuẩn bị cho 15th Asian Games, được tổ chức tháng 12 năm 2006. Doha cũng tổ chức 3rd West Asian Games tháng 12 năm 2005. Các địa điểm tổ chức thể thao ở Doha và ngoại ô của thành phố bao gồm:

Sân vận động Al Ahli - Sân vận động Al Gharrafah - Câu lạc bộ thể thao Al Itihad - Sân vận động Jassim Bin Hamad (Sân Al Sadd) - Sân vận động Grand Hamad - Trung tâm nước Hamad - Sân vận động quốc tế Khalifa (Nơi tổ chức chính tổ chức Thế vận hội châu Á 2006) - Sân tennis Khalifa - Câu lạc bộ thể thao Markhiya - Qatar Sports Club Stadium …

Riêng về ‘ASPIRE Academy’, được khánh thành vào năm 2004, là một học viện thể thao có mục tiêu đào tạo các vận động viên đẳng cấp thế giới. Học viện này nằm ở Phức hợp Thành phố thể thao. Giải MotoGP (grand prix Doha) được tổ chức hàng năm tại Vòng đua quốc tế Losail, nằm ở phía Bắc thành phố.

Giao thông

Doha có hệ thống xe bus nhưng chỉ có nhóm người thu nhập thấp mới sử dụng. Dân thu nhập cao thích đi xe hơi riêng hơn và điều này đôi khi đã dẫn đến sự tắc nghẽn gia tăng trong thành phố, mặc dù chính quyền thành phố đã đầu tư nâng cấp đường sá. Sau này hàng loạt đường cao tốc, những nút giao thông đã được xây dựng để thoáng hơn.

Thủ đô Doha cũng có hàng loạt taxi hoạt động ngày đêm và một sân bay quốc tế Doha vừa mới sửa chửa rất là “Moderne”, là sân bay quốc tế duy nhất của Qatar. Đây là trung tâm hoạt động của hang hàng không “Qatar Airways”.

Aeroport Doha

Sân bay quốc tế mới của Doha

Khí hậu

Doha nằm ở Bán đảo Ả Rập do đó khi hậu rất nóng. Nhiệt độ trung bình hơn 40 độ C từ tháng 5 đến tháng 9 và độ ẩm rất cao. Vào các tháng mùa hè, thành phố hầu như không có mưa, ít hơn một ‘inch’ một tháng trong các tháng khác.

BBT Chanlyislam


Sinh vien Maadina va Hai anh em vo dao

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bốn sinh viên Madinah và các bạn mới vào đạo đến từ Qatar

Ý kiến bạn đọc
Ý kiến của bạn :
Tên Người Gởi :
E-Mail :
Nội Dung :

Các bài viết khác
Mọi góp ý xin gởi về - Email: chanlyislam@yahoo.com hoặc banbientap@chanlyislam.net
Online trong ngày 723 Tổng lượt truy cập 3040275