-Chân Lý Islam | baiviet | PHỤ NỮ ISLAM | GIÁO LÝ LIÊN QUAN VỀ KINH NGUYỆT CỦA PHỤ NỮ (Phần 1)
Bismillah-ir Rohman-ir Rohim / Assalamu Alaikum Warohma tulloh wabarakatu
GIỚI THIỆU TÔN GIÁO ISLAM - CHÂN LÝ CỦA NHÂN LOẠI
GIÁO LÝ LIÊN QUAN VỀ KINH NGUYỆT CỦA PHỤ NỮ (Phần 1)
25.03.2008 02:40 - đã xem : 3246
_VIEWIMG
Trước khi đi vào đề tài này, chúng tôi xin thông báo cho những chị em phụ nữ hiểu rằng, theo giáo lý thực hành của người phụ nữ Muslimate thì hãy nên hiểu rõ loại máu nào là kinh nguyệt, máu sanh và bạch huyết ?

Vì khi bước vào thực hành những nền tảng bắt buộc của người phụ nữ, thi sẽ gặp những trường hợp này mà không biết phải giải quyết như thế nào ? Để tránh sự lúng túng trước những hoàn cảnh đó, chúng tôi cố gắng tìm những tài liệu đúng thật đưa đến bạn đọc theo đó mà áp dụng. Cầu xin Allah ban cho chúng ta mọi sự dể dàng trong việc hành đạo, amine.


Kinh nguyệt: Là mỗi tháng đến một thời hạn nào đó thì những thiếu nữ đến tuổi trưởng thành hoặc những phụ nữ sẽ có một loại máu xuất ra từ chổ kín (tử cung). Loại máu này không phải do bị bệnh mà xuất ra, mà đây là do sự định đoạt huyền bí của Allah cho những người con gái của Nabi Adam (A) từ thời “tạo thiên lập địa” cho đến “Ngày tận thế”.


Nhưng, khi người phụ nữ có mang thai trong thời gian khoảng chín tháng mười ngày, thì những giọt máu ấy tạm thời không xuất ra nữa mà nó sẽ biến thành thức ăn để nuôi sống bào thai và khi thai nhi đã gần đến ngày chào đời, nó sẽ biến thành sữa cho người mẹ sẵn sàng nuôi dưỡng đứa bé khi ra đời. Subha-Nalloh.


Cho nên, đây là định luật của “Thuyết tự nhiên” mà Allah ban bố cho những phụ nữ, nếu người phụ nữ không có mang thai, thì loại máu đó sẽ xuất ra theo chu kỳ hằng tháng của nó trong những số ngày đã định. Rất hiếm có trường hợp khi người phụ nữ mang thai mà có kinh nguyệt, và cũng ít khi xảy ra khi phụ nữ vừa sinh xong thì kinh nguyệt ra trở lại liền lập tức.


Những bé gái khi đến tuổi trưởng thành (bắt đầu vào 9 tuổi) thì loại máu này bắt đầu hoạt động trong cơ thể cô gái ấy, cũng có vài trường hợp đặc biệt nào đó sẽ xảy ra trước chín tuổi hoặc một vài trường hợp khác mãi đến sau năm chục tuổi mới có kinh. Cho nên chắc chắn để ấn định số tuổi có kinh thì không thể nào ấn định được.


1)ـ المقام الأول: فالسن الذي يغلب فيه الحيض هو: ما بين أثنتي عشرة سنة إلى خمسين سنة، وربما حاضت الأنثى قبل ذلك أو بعده بحسب حالها وبيئتها وجوبها..


1. Tuổi có kinh nguyệt.


Thường thường, đa số cô gái đến tuổi có kinh nguyệt là trong khoảng từ mười hai đến mười lăm tuổi (tuỳ theo môi trường sống và dân tộc tính), và dứt kinh nguyệt vào khoảng tuổi năm mươi. Về điểm này những nhà học giả Islam (Ulama Islam) đã có nhiều ý kiến khác nhau, một số vị Ulama cho rằng nếu các cô gái có kinh nguyệt sớm hơn tuổi dự định thì đó là một loại máu bất bình thường chứ không phải là kinh nguyệt.


Nhưng theo sự giải thích của ông Ad Darromy thì tất cả đều lệ thuộc vào sự xếp đặt và an bài của Allah. Nếu các bé gái đến vào độ tuổi đó mà thấy có máu xuất ra từ chổ kín thì đó là kinh nguyệt, còn tuổi tác thì không ai nhất định được, chỉ có Allah biết được mà thôi. (Al Madmoua Sharul Muhazzab)


Shiekh Islam Ibnu Taymiya cũng đồng thuận với ông Ad Darromy về quan điểm này, ông nói: « Khi nào các cô gái thấy có máu ra từ chổ kín thì chắc chắn đó là máu kinh nguyệt, dù là chín tuổi hay lớn hơn cho đến năm chục tuổi hay hơn nữa, bởi rằng kinh nguyệt của phụ nữ là do sự ấn định của Allah. Vì Rosul (saw) đã giải thích đó là sự mầu nhiệm mà Allah đã ban cho phụ nữ, và Allah cũng không ấn định độ tuổi của các cô gái là bao nhiêu sẽ có kinh. »


2) ـ المقام الثاني وهو مدة الحيض أي مقدارزمنه.


2. Thời hạn của kinh nguyệt


- Theo ý kiến của ông Ibnu Munzar và một số vị Ulama cho rằng: - Không có thời hạn nhất định về số ngày của thời gian người phụ nữ có kinh nguyệt.


- Theo ý kiến của Shiekh Mohamad Soleh Al Uthaimy, ông Ad Darromy và Shiekh Islam Ibnu Taymiya đều cho rằng ý kiến trên là sự đúng thật dựa theo thiên kinh Qur’an và Sunnah của Rosul (saw).


فالدليل الأول: قوله تعالى: (ويسئلونك عن المحيض قل هو أذى فاعتزلوا النساء فى المحيض ولا تقربوهن حتى يظهرن). البقرة ، الآية 222.


Bằng chứng thứ nhất: Qua lời phán của Allah:


“Họ sẽ hỏi người (Nabi) về kinh nguyệt, hãy bảo họ: 'Ðó là sự ô nhiễm, vậy hãy tránh xa phụ nữ đang có kinh nguyệt và chớ giao phối với họ cho tới khi họ dứt kinh...’” S. 2 : 222


Theo ý nghĩa của ayat trên, Allah chỉ phán là trong thời gian người phụ nữ có kinh nguyệt thì nên tránh vấn đề giao hợp nam nữ, Ngài không có xác định một thời hạn là bao lâu, và Ngài có phán là phải đợi cho đến khi nào người phụ nữ đó dứt kinh nguyệt (sạch sẽ). Vấn đề ở đây là có và ngưng kinh nguyệt, nên khi nào thấy máu thì chứng tỏ là đang trong thời kì có kinh nguyệt và khi nào máu không ra nữa thì đã dứt thời kì kinh nguyệt.


الدليل الثاني: ما ثبت في صحيح مسلم أن النبي صلى الله عليه وسلم قال لعائشة وقد حاضت وهي محرمة بالعمرة: (افعلي ما يفعل الحاج غير أن تطوفي بالبيت حتى تطهري قالت: فلما كان يوم النحر طهرت).


Bằng chứng thứ nhì: Qua lời của Rosul (saw) đã nói với bà Aysah (thân mẫu của những người tin tưởng): - Khi bà trong tình trạng ehrom mà có kinh nguyệt thì bà hãy làm mọi điều như những người đi làm hajj khác, ngoại trừ bà không được tawaf mà phải đợi dứt kinh mới được quyền đi tawaf… Hadith do Muslim ghi lại.


وفي صحيح البخاري أن النبي صلى الله عليه وسلم قال لها: انتظري فإذا طهرت فاخرجي إلى التنعيم..


Qua hadith khác: Nabi (saw) đã nói với bà Aysah: - Bà hãy đợi cho đến khi nào sạch thì hãy đi ra Tan-im 'để làm Omroh từ đó'. Hadith do Al Bukhary ghi lại.


Qua hadith này cho thấy Nabi (saw) không hề ấn định bao nhiêu ngày, chỉ nói là đến khi nào sạch, có nghĩa là vấn đề liên quan đến sự có kinh và khi dứt kinh, nhưng không có ngày giờ nhất định là bao nhiêu.


الدليل الثالث: أن هذه التقديرات والتفصيلات التي ذكرها من ذكرها من الفقهاء في هذه المسألة ليست موجود في كتاب الله تعالى والسنة..


Bằng chứng thứ ba: Sự ấn định về tuổi sẽ có kinh và ấn định bao nhiêu ngày có kinh trong tháng của một số người đưa ra thì không có bằng chứng cụ thể từ thiên kinh Qur’an và hadith của Rosul (saw), đây chỉ là sự phán đoán của vài cá nhân, hãy nên đi theo Qur’an và Sunnah.


Vấn đề hành đạo của người Muslim đã được Rosul (saw) chỉ dạy một cách thật rõ ràng, tất cả những gì liên quan đến sự hành đạo đều có luật lệ của nó, chúng ta không thể tự ý hành động theo ý nghỉ riêng của mình hay đi theo một đoàn thể nào. (Thí dụ những thể thức solah, Zakat, nhịn chay, Hajj… Ngay cả phép lịch thiệp về sự ăn uống, khi ngủ hay gần gũi vợ chồng, ngồi hay đi đứng, khi bước vào nhà hay ra khỏi nhà, đi vệ sinh... và nhiều điều khác nữa) mà Allah đã truyền cho Rosul (saw) để dạy lại cho cộng đồng của Người, như Allah đã phán:


قال تعالى: (ونزلنا عليك الكتاب تبيانا لكل شىء). النحل، الآية 89.


وقال تعالى: (ما كان حديث يفترى ولكن تصديق الذى بين يديه وتفصيل كل شىء) يوسف الآية 111.


« Và Ta đã ban cho ngươi Kinh Ðiển để giảng dạy mọi điều... » S. 16 : 89


« Nó không phải là câu chuyện bịa đặt, mà là bằng chứng để xác nhận vật đã có từ xưa, là sự giải thích tỉ mỉ mọi điều. » S. 12 : 111


Cho nên, sau khi không tìm thấy bằng chứng cụ thể từ trong thiên kinh Qur’an và Sunnah của Rosul (saw), để ấn định rõ số tuổi có kinh và bao nhiêu ngày trong tháng, chúng ta không thể nhất quyết được mà phải đặt vào trường hợp khi bắt đầu có kinh của người con gái và khi đã có kinh rồi nó kéo dài bao lâu tùy ở mỗi người, mỗi trường hợp và khi đến tuổi nào đó mới dứt kinh nguyệt và đến ngày nào đó kinh nguyệt dứt trong tháng mà thôi.


قال شيخ الإسلام ابن تيمية في قاعدة له: " ومن ذلك اسم الحيض علق الله به أحكاما متعددة في الكتاب والسنة.." من رسالة الأسماء التي علق الشارع الأحكام بها.ص:35.


Shiekh Islam Ibnu Taymiya đã nhận định: 'Giáo lý về kinh nguyệt đã được Allah và Rosul (saw) giải thích trong thiên kinh Qur’an là không ấn định số tuổi cũng như bao nhiêu ngày nhất định, cũng như không nói rõ có bao nhiêu ngày sạch giữa hai chu kỳ kinh nguyệt. Nếu căn cứ vào từ ngữ có thể ấn định mà người nào đó đã giải thích theo sự ấn định của họ thì sẽ được hiểu ngược lại những gì Qur’an và sunnah của Rosul (saw) giảng dạy'. Nói rõ hơn là không thể ấn định được.


الدليل الرابع: الاعتبار أي القياس الصحيح المطرد، وذلك أن الله تعالى علل الحيض بكونه أذى..


Bằng chứng thứ tư: Nếu đem vấn đề này hay thời hạn kinh kỳ trong tháng để so sánh với việc khác cũng không đúng, vì Allah đã phán trong kinh Qur’an với ý nghĩa đó là sự ô nhiễm. Cho nên khi nào kinh nguyệt xuất ra thì đó là ô nhiễm, nên không có sự khác biệt giữa ngày thứ nhì với ngày thứ nhất hay thứ bảy với ngày có kinh thứ sáu hay ngày thứ mười lăm với ngày thứ mười bốn... Kinh nguyệt là kinh nguyệt, ô nhiễm là ô nhiễm chứ không có gì khác nhau để so sánh giữa hai ngày hay nhiều ngày.


الدليل الخامس: اختلاف أقوال المحددين واضطرابها..


Bằng chứng thứ năm: Vấn đề ấn định bao nhiêu ngày ở đây không có bằng chứng rõ ràng, nên không thể cho là quyết định được, cũng không thể dựa vào lý luận nào đúng hay sai được. Cho nên vấn đề sáng tỏ là trở về bằng chứng của kinh Qur’an và sunnah là không có hạn định bao nhiêu tuổi mới bắt đầu có kinh và bao nhiêu tuổi dứt kinh, cũng như thời gian ngắn nhất cũng như dài nhất trong tháng. Khi nào thấy máu ra đều đặn, không gián đoạn thì đó là kinh nguyệt, nhưng khi bị gián đoạn một hay hai ngày thì đó là máu của bạch huyết.


Theo sự giải thích của Shiekh Islam Ibnu Taymiya: « Sự thật là khi nào thấy máu xuất ra từ tử cung của đàn bà đó là máu của kinh nguyệt, ngoại trừ khi thấy máu bất thường không giống như máu của kinh nguyệt thì đó không phải là kinh nguyệt ». Ðây cũng là ý kiến đúng nhất dựa theo qui luật của Islam, vì Allah đã phán:


قال تعالى: (وما جعل عليكم في الدين من حرج) الحج الآية: 78.


« ... và chưa hề bắt các ngươi phải chịu gian khổ vì tôn giáo này. » S. 22 : 78


وقال صلى الله عليه وسلم: (إن الدين يسر، ولن يشاد الدين أحد إلا غلبه، فسددوا وقاربوا وأبشروا). رواه البخاري.


Qua hadith Rosul (saw) đã nói: “Tôn giáo không hề gây sự gian khổ, đừng tự ép buộc mà so đo và chọn điều gì thuận tiện nhất.” Hadith do Al Bukhary ghi lại.


Qua ý nghĩa của hadith trên, chính bản thân của Rosul (saw) đã tự giải quyết bằng cách so sánh giữa hai vấn đề nào đó xong, Người chọn giải pháp nào thuận tiện và dễ nhất với điều kiện không ra khỏi giáo lý của Islam cho phép (không phạm tội).


حيض الحامل


Kinh nguyệt khi có thai?


Ða số phụ nữ khi có mang thì máu của kinh nguyệt cũng dứt, như ông Imam Ahmad nói: « Người đàn bà biết được họ có mang thai là khi họ thấy máu của kinh nguyệt không còn ra nữa ».


Nhưng khi người phụ nữ mang thai thấy có máu xuất ra trước ngày sanh vài ba ngày thì đó là loại máu Nifas (máu sanh). Nhưng nếu máu xuất ra trước đó một hai tuần hay gần sinh nhưng với máu đặc thì đó không phải là máu sanh. Và máu này được xếp vào loại máu dư (bệnh) không liên quan đến máu của kinh nguyệt.


Theo thực tế, nếu có loại máu xuất ra như sự tuần hoàn của chu kỳ hàng tháng thì đó là máu của kinh nguyệt. Nhưng không có bằng chứng cụ thể nào trong Qur’an hay sunnah nói là khi người phụ nữ có mang thai mà lại có kinh nguyệt. Ðây cũng là ý kiến của Imam Shafi-y, Malik và Shiekh Islam Ibnu Taymiya và Baihaky và Ahmad cũng đồng ý như vậy.


Tuy nhiên, nếu trường hợp đặc biệt (rất hiếm có) khi người đàn bà có mang thai mà có kinh nguyệt, nếu có trường hợp này mà rơi vào tình trạng vợ chồng li dị thì có hai cách giải quyết theo giáo lý như sau:               


الطلاق ،فيحرم طلاق من تلزمها عدة حال الحيض في غير الحامل، ولا يحرم في الحامل.. لقوله تعالى: (فطلوقوهن لعدتهن) الطلاق، الآية 1.


1)- Sự ly dị: Theo giáo lý nếu người đàn bà đang có kinh nguyệt mà đang trong thời kỳ li dị thì phải đợi hết ba chu kỳ của kinh nguyệt mới được quyền tái giá, vì Allah đã phán với ý nghĩa:


« … Khi các ngươi ly dị với thê thiếp, hãy ly dị trong thời hạn đã định. »


، سواء كانت تحيض أم لا لقوله تعالى: (وأولات الأحمال أجلهن أن تضعن حملهن) الطلاق، الآية: 4.2)ـ عدة الحامل لا تنقضي إلا بوضع الحمل


2)- Trường hợp người đàn bà đang mang thai mà trong tình trạng ly dị thì phải đợi sau khi sanh mới được quyền tái giá, dù trong lúc có mang thai mà có kinh nguyệt hay không đều giống nhau, qua lời phán của Allah:


“Và đối với những người đã thụ thai, thời hạn sẽ kéo dài đến khi họ sanh xong...” S; 65: 4


في الطواريء على الحيض


Sự bất thường lúc có kinh nguyệt : Sự bất thường lúc có kinh nguyệt xảy ra với nhiều trường hợp:


الأول: زيادة أو نقص..


Thứ nhất: Dư hay thiếu ngày, thường thường chu kỳ là sáu ngày, rồi máu lại kéo dài thêm một ngày nữa tới ngày thứ bảy, hoặc ngược lại thông thường thì bảy ngày nhưng chỉ có sáu ngày thì đã dứt chu kỳ.


الثاني: تقدم أو تأخر..


Thứ nhì: Máu xuất ra trước hay chậm hơn chu kỳ thông thường, như thường thấy máu vào cuối tháng, nhưng lại thấy đầu tháng, hay chu kỳ thông thường là đầu tháng nhưng lại thấy cuối tháng.


Về sự bất thường này đã đưa đến nhiều ý kiến khác nhau, nhưng sự đúng nhất là khi nào thấy máu thì đó là kinh nguyệt và khi nào dứt thì kinh nguyệt đã dứt dù nó có thiếu hay thêm một hai ngày đi nữa, dù nó đến sớm hay trễ hơn. Như đã giải thích qua bằng chứng ở trên.


Ðó là ý kiến của Imam As Shafi-y và Shiekh Islam Ibnu Taymiya và nhiều học giả khác đã chiếu theo lời giáo huấn của những bà thân mẫu của những người tin tưởng, mà ngày xưa những bà ấy đã ở cữ, cho đến khi phân biệt được giữa máu kinh nguyệt và bạch huyết. Nếu có nhất định không bất thường thì Rosul (saw) đã giải thích cho những bà vợ và cộng đồng biết. (Al Muagny 1 :353)


الثالث: صفرة أو كدرة..


Thứ ba: Màu máu xuất ra hơi vàng hay giữa vàng với đen đậm. Hai màu máu này nếu xuất ra thường trong lúc có kinh hay trước khi dứt kinh thì đó là kinh nguyệt, nhưng sau khi đã dứt chu kỳ kinh nguyệt rồi nó lại xuất ra thì máu đó không phải là kinh nguyệt, qua hadith như sau:


لقول أم عطية رضي الله عنها:(كنا لا نعد الصفرة والكدرة بعد الطهر شيئا). رواه أبو داود بسند صحيح.


Bà Ummul Atgiya (R) thuật lại: « Chúng tôi không kể máu màu vàng hay vàng đen đậm sau khi dứt kinh ». Hadith do Abu Dawud ghi lại.


Trong Fathul Al Ba'ry đã giải thích thêm với dẫn chứng hadith của bà Aysah (thân mẫu của người tin tưởng) là: « Chúng tôi thường dùng khăn hay vật như bông gòn chấm vào máu để biết, nếu thấy máu màu hơi trắng ra thì biết chắc đó là kỳ kinh nguyệt đã dứt ». Hadith do Al Bukhary ghi lại.


الرابع: تقطع في الحيض، بحيث ترى يوما دما، ويوما نقاء ونحو ذلك فهذان حالان:


Thứ tư: Máu của kinh nguyệt xuất ra ngày có ngày không trong chu kỳ kinh nguyệt, có hai trường hợp để xác định:


1.     Nếu máu cứ ra rồi dứt, rồi ra ngày hôm sau nữa và liên tục như vậy, thì trường hợp này được loại vào trường hợp của bạch huyết.


2.     Nếu máu ra một cách bất thường nhưng không liên tục, lâu lâu lại có ngay cả khi đã dứt kinh thì trường hợp này có nhiều ý kiến của các vị học giả. Vậy trường hợp này được coi là sạch, dứt kinh hay có kinh?


Theo Imam As Shafi-y cho rằng nếu trong chu kỳ kinh nguyệt mà máu có ngày ra ngày không ra thì đó là kinh nguyệt. Ý kiến này cũng được Imam Taymiya đồng thuận cũng giải thích là vì chưa thấy hiện tượng có máu màu hơi trắng ra để biết chắc là kinh nguyệt sẽ dứt như bà Aysah đã nói ở trên. Ông Imam Hanafy cũng đồng thuận như trên. Họ đều cho rằng, nếu máu không ra ngày đó rồi tắm, xong ngày hôm sau lại có và ngày hôm sau nữa lại không có, phải tắm nữa thì rất vất vả cho phụ nữ, mà tôn giáo không hề đòi hỏi ở sự gian nan khó khăn đó.


Theo Imam Ahmad Hambal giải thích trong Al Mougny (1-355), ông đã chọn giữa hai ý kiến trên là nếu máu ra nữa sau chu kỳ kinh nguyệt thì đó là bạch huyết, còn nếu sạch một ngày rồi lại có một ngày thì đó là kinh nguyệt.


Tóm lại, khi thấy máu ngừng ra trong một ngày mà chưa có thấy hiện tượng dứt hẳn thì vẫn còn nằm trong chu kỳ của kinh nguyệt, ngoại trừ khi nào thấy hiện tượng máu màu hơi trắng của ngày cuối cùng của chu kỳ thì đó mới thật sự dứt kinh nguyệt.


الخامس: جفاف في الدم بحيث ترى المرأة مجرد رطوبة..


Thứ năm: Trong những ngày của chu kì có kinh nguyệt mà phụ nữ thấy máu hơi khô hay như mồ hôi xuất ra hay nó xuất ra trước khi dứt kinh thì đó là kinh nguyệt. Nếu sau khi đã dứt hẳn kinh nguyệt thì đó không phải là kinh nguyệt vì thường thường sau khi dứt kinh, có chất màu vàng hay vàng đậm xuất ra vài lần nữa.  


Trên đây là sự nghiên cứu của những vị Ulama để giải thích cho những phụ nữ Muslimate hiểu biết để dễ dàng hành đạo, chỉ có Allah mới là Ðấng Thông Lãm trên hết. Wallohu-Alam.


MOHAMAD HOSEN Chuyển ngữ


Ý kiến bạn đọc
Ý kiến của bạn :
Tên Người Gởi :
E-Mail :
Nội Dung :

Các bài viết khác
Mọi góp ý xin gởi về - Email: chanlyislam@yahoo.com hoặc banbientap@chanlyislam.net
Online trong ngày 2725 Tổng lượt truy cập 3158870