NGƯỜI CHĂM TẠI TIỂU BANG CALIFORNIA (HOA-KỲ) 20.02.2010 14:19 - đã xem : 7393 Ngoài ra, tiểu bang California còn có nhiều ưu đãi khác như thời tiết ấm áp, thực phẩm Á Ðông dồi dào, trợ cấp xã hội cao, nhiều công ăn việc làm, đã thu hút người Chăm tị nạn, phù hợp với câu “đất lành chim đậu”. Ðối với người Chăm, hai yếu tố quan trọng nhất đã chi phối việc định cư của họ: tín ngưỡng và họ hàng. Hầu hết những người Chăm sống tại Hơn nữa, nghề nghiệp cũng là một yếu tố quan trọng khác kết tạo sự dị đồng đó. Người Chăm tại khu vực Santa Ana vốn là những nông dân và thợ rèn. Ngôn ngữ giao tế của họ có chiều thu hẹp vào vòng nghề nghiệp đơn giản. Người Chăm tại khu vực Fullerton gồm những người buôn bán lẻ. Ngôn ngữ giao tế của họ vì thế có mặt phức tạp hơn. Do đó, hai tập thể này giao lưu theo hai chiều hướng khác biệt. Tuy sống biệt lập hẳn với người Việt và người Miên, người Chăm gốc gác ở Nam Việt Nam thích giao du với người Việt hơn là với người Chăm gốc Căm Bốt; ngược lại, người Chăm gốc Căm Bốt thích giao dịch với người Miên hơn là với người Chăm gốc Việt Nam. Tuy rẽ lối, nhưng sinh hoạt của họ cuối cùng đều hội tụ vào một điểm. Ðó là việc bảo vệ và duy trì tín ngưỡng cổ truyền. Sinh hoạt tôn giáo Người Chăm rất mộ đạo và sống vì đạo. Sau khi ổn định nhà cửa tại một khu vực nào đó, công việc đầu tiên của họ là tìm thuê một căn nhà dùng làm giáo đường (surao) để sinh hoạt tôn giáo. Giáo đường vừa là một nơi hành lễ tập thể vừa là một lớp học giảng giải giáo lý của đạo. Hằng ngày, các em bé Chăm sau những giờ tan trường công lập đều được các bậc cha mẹ dẫn đến giáo đường để học hỏi kinh sách. Ðây là một hình thức luyện tập con cái duy trì nề nếp và tín ngưỡng dân tộc. Còn người Chăm lớn tuổi thì gặp nhau hằng ngày tại giáo đường để thông tin và trao dồi học hỏi luật đạo bằng tiếng mẹ đẻ. Họ khuyến khích con cái đi du học về tôn giáo tại các nước Muslim trên thế giới nhất là xứ A-rập Sau-đi và Ai cập. Dù thiểu số và sống gần những Thánh đường (masjid) lớn của các dân tộc Muslim khác tại California, người Chăm Muslim không muốn hội nhập vào tập thể Muslim nước ngoài mà chỉ muốn duy trì truyền thống cá biệt của ông cha mình. Ngoài ra, người Chăm Muslim Châu Ðốc và Căm Bốt còn áp dụng việc kết hôn vừa để thắt chặt tình bà con họ hàng vừa để duy trì tín ngưỡng cổ truyền. Người Chăm không muốn con cái của mình lập gia đình với người khác đạo. Khi đứa con trai trong gia đình sắp đến tuổi trưởng thành, cha mẹ bắt đầu chuẩn bị tìm cho đứa con của mình một cô dâu Muslim. Có một cô dâu ngoại chủng là một điều bất đắc dĩ nhưng với điều kiện là phải trở thành một người Muslim. Tuy nhiên, một người cô dâu Chăm Muslim được ưa chuộng hơn là một người dâu Muslim ngoại chủng. Nhưng được ưa chuộng hơn cả là một người dâu Chăm cùng họ hàng (sa muk). Hôn lễ thường được tổ chức linh đình tại nhà cô dâu. Và sau khi hôn lễ chấm dứt, chàng rễ ở lại sống bên nhà của cha mẹ vợ theo phong tục mẫu cư (martrilocal) đã được duy trì từ lâu đời. Người Chăm Bani và người Chăm Ahier định cư tại tiểu bang Tổ chức xã hội Các cộng đồng Chăm Muslim tại bang California đều được tổ chức theo dạng thức các làng xã Chăm tại Châu Ðốc và Căm Bốt. Ðứng đầu có ông Hakêm, giữ vai trò hướng dẫn và trọng tài. Kế đến có ông Imam, hướng dẫn các cuộc lễ nguyện và cố vấn giáo lý. Phụ tá các Imam có các Tuan, thầy dạy học và giảng kinh. Ngoài các chức sắc bán chính thức nói trên, các cộng đồng Chăm Muslim đã được tổ chức theo hội đoàn không sinh lời (non profit corporation) theo luật pháp của Hoa Kỳ gồm các vị chủ tịch, thư ký và thủ quỹ. Nhiều hội đoàn Chăm như “Cham Refugee League ở San Francisco”, “Cham Muslim Association of Fullerton”, “Indochinese Muslim Refugee Association of Santa Ana”... đã được thành lập tại bang Cộng đồng người Chăm Bani và Chăm Ahier tại Các trở ngại và khó khăn của việc định cư Người Chăm nói chung đã được hưởng những quyền lợi tị nạn giống như người Việt và người Miên. Tuy nhiên, việc người Chăm Muslim hòa nhập vào xã hội Hoa Kỳ đã gặp phải những trở ngại và khó khăn do trình độ văn hóa, kỹ năng, tôn giáo, tuổi tác và giới tính của họ. Trình độ hiểu biết là một trong những yếu tố chính chi phối việc định cư của người Chăm. Ngoài một số rất ít giới trí thức đã từng quen sống nơi các thị thành của Việt Nam và Căm Bốt và có một vốn kiến thức khả dĩ giúp họ thích ứng vào hoàn cảnh mới của quốc gia định cư, số còn lại gồm những người dân quê quen sống nơi thôn dã, một khi đến định cư nơi thành thị sẽ phải đối phó với những vấn đề khó khăn về mặt giấy tờ hành chánh, về việc di chuyển, về việc tìm công ăn việc làm, về vấn đề sức khỏe, về nơi ăn chốn ở... Và chính vì thế, họ đã giao dịch và liên lạc với người Việt và người Miên nơi các văn phòng làm việc để nhờ thông dịch và giúp đỡ giải quyết các nhu cầu cần thiết của đời sống hằng ngày. Anh ngữ là một phương tiện giúp người định cư tìm kiếm công việc làm. Vốn là nông dân, đa số người Chăm Muslim tị nạn đã không có một trình độ hiểu biết về kỹ thuật và Anh ngữ, cho nên rất khó tìm công việc làm và từ đó bằng lòng sống với tiền trợ cấp xã hội rất khiêm nhường đủ trả tiền thuê nhà và mua thực phẩm. Họ sống trong những khu vực nghèo nàn có nhà cho thuê giá thấp và rẻ. Một gia đình với năm sáu đứa con dồn nhau trong một căn nhà chung cư chỉ có một hay hai phòng ngủ chật hẹp. Sùng đạo, người Chăm Muslim sống tập trung gần hay xung quanh giáo đường để dễ dàng đi dâng lễ một ngày đêm năm lần. Các giới cấm của đạo như không được dùng thịt heo, không được dùng thịt của những con vật do người khác đạo cắt cổ và bán, phụ nữ phải choàng khăn lên đầu khi đi ra ngoài, không được thành hôn với người khác đạo v.v... đã hạn chế việc giao dịch của họ. Do đó, họ sống biệt lập trong một khu vực riêng biệt, và giao lưu trao đổi giữa họ hàng với nhau bằng tiếng mẹ đẻ Chăm. Tương tự nếp sống của họ tại Việt Nam và Căm Bốt, người Chăm tại Hoa Kỳ sống một nếp sống khép kín trong hàng rào tôn giáo. Tuổi tác là một yếu tố khác đã gây nhiều khó khăn trong việc định cư. Trước những điều kiện xã hội và văn hóa hoàn toàn mới lạ, những người Chăm tị nạn lớn tuổi cảm thấy lạc lỏng và bơ vơ. Ðã từng quen với nếp sống khuôn phép của tôn giáo, những người Chăm lớn tuổi khó hòa nhập vào một xã hội tự do và vật chất của Hoa Kỳ. Các em bé Chăm, ngược lại, theo học tại các trường công lập, tiếp thu nền văn hóa mới một cách dễ dàng. Loại văn hóa này hoàn toàn mới lạ, khác với nền văn hóa cổ truyền của tiền nhân nên con cái thường có dị biệt tư tưởng với cha mẹ. Ngoài ra, cha mẹ và con cái nói chuyện với nhau bằng hai loại ngôn ngữ khác biệt, tiếng Anh và tiếng Chăm cho nên không thông hiểu lẫn nhau. Dần dần, ít có trao đổi giữa cha mẹ và con cái. Tình cảm gia đình vì thế phai nhạt. Hậu quả là con cái muốn thoát ly khỏi vòng kiểm soát của gia đình. Hơn nữa, vì được đi học tại các trường công lập của Hoa Kỳ, con cái thông thạo Anh ngữ dễ tìm được công việc làm và không còn bị lệ thuộc vào tài chánh gia đình nữa. Tự lập, con cái không còn vâng lời và kính trọng cha mẹ theo nề nếp xưa. Giới tính là một trong những yếu tố gây trở ngại trong việc định cư. Ở quê nhà, phụ nữ Chăm Muslim thường cấm cung trong nhà lo việc bếp núc và trông nom con cái. Tại Hoa Kỳ, điều kiện kinh tế mới đòi hỏi người phụ nữ Chăm phải đi ra ngoài làm việc phụ giúp gia đình về mặt tài chính. Trợ cấp xã hội khiêm tốn không đủ trang trải chi phí gia đình nếu người phụ nữ không đi ra ngoài làm việc phụ giúp chồng kiếm thêm lợi tức. Cơ cấu gia đình vì thế đã có chiều hướng thay đổi, nhưng không biết sẽ đến mức độ nào. Người phụ nữ Chăm Bani và Chăm Ahier ngược lại không bị giáo luật ràng buộc nhiều, nên được tự do đi ra ngoài giao dịch và dễ tìm công việc làm. Triển vọng tương lai Sau hơn hai mươi năm định cư tại Hoa Kỳ, người ta chưa thấy cộng đồng Chăm phát triển được những cơ sở vật chất lớn lao đáng chú ý. Tuy nhiên, cũng có nhiều cá nhân Chăm phấn đấu vươn lên trong xã hội đa năng đa dạng của Hoa Kỳ. Chẳng hạn, đã có một người Chăm làm chủ tiệm sửa xe hơi ở Fullerton; một người mở tiệm bánh donut tại Oakland gần San Franciso; một người làm chủ tiệm may áo quần ở Long Beach. Ngoài ra, ở thị xã Seattle của tiểu bang Washington State, có một người làm chủ tiệm sửa xe; một người làm chủ tiệm ăn; một người mở tiệm bán thực phẩm khô. Giới thanh niên cũng đã có nhiều người tốt nghiệp đại học với bằng cấp kỹ sư. Ðà phát triển khiêm nhường trên là một dấu hiệu cho biết người Chăm đang cố gắng vươn lên như các cộng đồng bạn kế cận. Các thanh niên Chăm hiện làm việc cho các hãng xưởng Mỹ tại Hoa Kỳ, mua nhà ở riêng, không còn lệ thuộc vào tiền trợ cấp xã hội nữa. Hy vọng rằng trong tương lai, giới thanh niên Chăm tại Hoa Kỳ sẽ tạo được một sự khác biệt đáng chú ý cho cộng đồng của mình. Hassan Po Klaun Trích trang web CHAMPAKA Mosqué Washinton DC Mosqué Chicago IL Baitur Rehman Mosque, Silver Spring, MD, USA Mosquée Michigan USA Ý kiến bạn đọc To Dang | 2016-09-26 00:44:37 | to.v.dang@gmail.com
Rất cám ơn tác giả đã có những thông tin bổ ích về đồng bào Chăm và nguồn gốc tương đồng và dị biệt của cộng đồng bà con người Chăm ở tiểu bang California. Cùng chia sẻ để hiểu biết và cùng sống hòa họp với nhau.
|