NHỮNG LỢI ÍCH CỦA HADJ VÀ UMROH (2) 25.11.2008 02:31 - đã xem : 5066 منافع الحج في الآخرة : Sự ích lợi của Hadj ở ngày Sau. Hadj hòan hảo sẽ đem lại những sự hữu ích và tăng thêm hành trang vào ngày Phán Xét hay ngày Sau qua những điều sau đây : 1)ـ غفران الذنوب : 1)- Được Allah tha thứ. قال تعالى: (( وَاذْكُرُوا اللهَ فِي أَيَّامٍ مَعْدُوْدَاتٍ فَمَنْ تَعَجَّلَ فِي يَوْمَيْنِ فَلَا إِثْمَ عَلَيْهِ وَمَنْ تَأَخَّرَ فَلاَ إِثْمَ عَلَيْهِ لِمَنِ اتَّقَى ، وَاتَّقُوا اللهَ وَاعْلَمُوا أَنَّكُمْ إِلَيْهِ تُحْشَرُونَ )). البقرة :203. Allah có phán « Và hãy tán dương Allah vào những Ngày (Tashriq) ấn định. Nhưng ai vội vã ra về trong vòng hai ngày thì không phải tội, và ai nhất định ở lại (cho hết Ngày Tashriq) thì cũng không có tội nhất là đối với người nào sợ Allah. Và hãy sợ Allah, và hãy biết rằng các ngươi sẽ được tập trung đưa về gặp Ngài trở lại (để chịu xét xử ở Đời sau) ». Suroh 2 : 203. Có nghĩa là người đi làm Hadj được quyền lựa chọn ở tại Muna hai ngày hoặc ba ngày tùy ý mà không có tội. قال صلى الله عليه وسلم : ا)ـ ( مَنْ حَجَّ الْبَيْتَ فَلَمْ يَرْفُثْ وَلَمْ يَفْسُقْ حَرَجَ مِنْ ذُنُوْبِهِ كَيَوْمَ وَلَدَتْهُ أُمُّهُ ). متفق عليه . a)- Qua hađith của Rosul (saw) nói : ((Những ai thi hành Hadj, không gây phiền phức (cho người khác) cũng không phạm phải tội dâm dục, thì họ sẽ được ‘Allah’ tha thứ tội lỗi như mới tái sanh lại lần nữa)). Al Bukhory và Muslim. Trong thời gian làm Hadj nên tránh tối đa những cuộc tranh cải, hay gây phiền phức xáo trộn cho người khác, cũng như tránh phạm phải tội thông dâm dù qua tư tưởng (cái nhìn hay sự đụng chạm trong lúc chen lấn), vì đó là một trong những tội sẽ làm mất đi những phước đức, ân sũng đi làm Hadj mà Allah ban cho. Cho nên cần phải nhịn nhục chịu đựng từ mọi phía mới mong đạt được kết quả tốt như hađith trên đã nêu. ب)ـ ( تَابِعُوا بَيْنَ الحَجَّ وَالْعُمْرَة فَإِنَّهُمَا يُنْفِيَانِ الفَقْر وَالذُنُوبَ كَمَا يُنْفِي الكِيْر خَبْثَ الحَدِيْدُ وَالذَّهَب وَالفِضَّة، وَلَيْسَ لِلْحَجَّة المَبْرُورة جَزَاءُ إِلَّا الجَنَّة ). أحمد. b)- Rosul (saw) nói : ((Từ Hadj nầy đến Umroh nọ, sẽ được Allah ban hồng ân phúc lộc và tha thứ tội lỗi như chất sét ăn rỉ vừng sắt, vàng, đồng. Hadj hòan hảo không gì đổi lấy hơn là thiên đàng)). Do Imam Ahmad ghi lại. Chú ý: "Những tội lỗi sẽ được Allah tha thứ thì không nằm trong những tội sau đây: ‘shirk’ (phản lại Allah bằng cách tôn thờ thần linh khác bên cạnh Ngài), những tội giữa con người với con người (như thiếu nợ, làm phiền những người làm Hadj...). Hadj hòan hảo là thi hành một cách vẹn tòan đúng theo giáo lý và không phạm phải những điều cấm trong lúc làm Hadj hay giáo lý của Islam. 2)ـ فَضْلَ الصَلَوَات فِي الحَرَم بِمِائةُ أَلْفٍ، وَفِي مَسْجِد الرسول صلى الله عليه وسلم بِأَلْفِ صَلاة. 2)- Phước đức khi solah trong Masjid Al-Haram Mecca, một solah được phước như một trăm ngàn lần ở Masjid khác, còn Masjid An-Nabawy Al Madinah (Masjid của Rosul ‘saw’), một solah bằng một ngàn lần ở Masjid khác. قال صلى الله عليه وسلم : ( صَلَاةُ فَي مَسْجِدِي هَذا أَفْضَل مِن أَلْفِ صَلاَة فِيْمَا سَوَاهُ إِلا مَسْجِدِ الكَعْبَة ). مسلم. Rosul (saw) nói : ((Solah trong Masjid của Ta được phước một ngàn lần hơn Masjid khác ngoại trừ Masjid Al-Haram Mecca ‘có kab’ah)). Do Muslim ghi lại. قال صلى الله عليه وسلم : ( صَلاَةُ فِي المَسْجِدِ الحَرَام أَفْضَلْ مِن صَلاَةِ فِي مَسْجِدِي هَذاَ بِمِئَة صَلاة ). أحمد. Rosul (saw) nói : ((Solah trong Masjid Al-Haram Mecca được phước một trăm lần hơn Masjid của Ta (masjid An Nabawy Al Medinah)). Do Ahmad ghi lại. (Cho nên, chúng ta đang có mặt tại đó phải cố gắng tối đa để gặt hái được phước lộc mà có thể cả đời người chúng ta chỉ hãnh diện được đến đó có một lần duy nhứt mà thôi). 3)ـ مباهاة الله ملائكته بأهل عرفة: 3)- Allah kiêu hảnh với thiên thần của Ngài về những người có mặt tại Arafat. قال صلى الله عليه وسلم : ( إِنَّ اللهَ يُبَاهِي أَهْلَ عَرَافَاتَ أَهَلُ السَمَاءُ، فَيَقُولُ لَهُم : اُنْظُرُوا إِلَى عِبَادِي جَاؤُونِي شَعْثًا غَبْرًا ) . البيهقي وعيره. Rosul (saw) nói : ((Allah đã kiêu hãnh nói với những vị thiên thần trên trời: Hãy nhìn những nô lệ của TA đã đáp ứng lời kêu gọi của TA mà đến ồ ạt với hình hài mang đầy bụi bậm và gian nan)). Hadith soheh của Al Baihaky và những vị sưu tầm hadith khác nữa. Có nghiã là Allah rất hài lòng khen thưởng những nô lệ của Ngài đã vất vã gian nan, chịu cực khổ và hy sinh vì tiếng gọi của Ngài để thi hành Hadj, nghĩa vụ thiêng liêng ‘nền tảng thứ năm của Islam’ có gì vui mừng và hạnh phúc hơn sự hài lòng, tưởng thưởng của Allah !!! 4)ـ فضل الدعاء في يوم العرفة.. 4)- Sự giá trị của bài đu-a lúc ở Arafat. قال صلى الله عليه وسلم : ( أَفْضَل الدُعَاء دُعَاءُ يَوْمُ عَرَفَة، وَأَفْضَلْ مَا قُلْتُهُ أَنَا وَالنَّبِيُّونَ مِن قَبْلِي: لا إله إلا الله وَحْدَهُ لاَ شَرِيْكَ لَهُ ). حسن رواه مالك. Rosul (saw) nói : ((Đu-a cầu nguyện ở Arafat thật nhiều giá trị, lời cầu nguyện giá trị nhứt mà Ta và những sứ giả (Nabi) trước Ta đã cầu nguyện đó là : ‘La ila ha illoloh wah đahu la sharika la hu’ (Không có thần linh nào khác ngoài Allah Duy Nhứt để tôn thờ và không bao giờ đồng đẳng thần linh khác với Ngài))). Do Imam Malik ghi lại. Ý nghĩa câu La ila ha illol loh là lời tuyên thệ chỉ chấp nhận tôn thờ ở Allah duy nhứt thôi chớ không có thần linh nào khác đồng đẳng với Ngài, nếu chúng ta đi cầu khẩn ở thần linh hay ai hay vật gì khác ngoài Allah ra, chúng ta đã phạm phải tội shirk (tôn thờ ai khác chung hay đồng đẳng với Allah), như vậy chúng ta đã phản lại Ngài, đó là một trọng tội trong Islam, nếu chết đi mà không kịp xám hối thì sẽ không thóat khỏi địa ngục mà bị hành hạ trong đó mãi mãi. Những người có mặt tai Arafat nên cầu nguyện lời nầy thật nhiều, để xác minh mãi mãi lời tuyên thệ chỉ tôn thờ Allah duy nhứt. Ngoài đó ra, chúng ta có thể đọc đu-a hay lời nguyện cầu nào khác mà chúng ta cần, ngoại trừ những lời đu-a không tốt lành cho gia đình hay Islam không cho phép. 5)ـ يستحب للحج رفع الصوت التلبية ، وإراقة دم الذبائح لقول النبي صلى الله عليه وسلم : ( أَفْضَل الحَجُّ العَجُّ والثَجُّ ). الترمذي. 5)- Rất tốt cho người đi làm Hadj nên đọc lớn tiếng câu At Talbiyah (Labbai kolloh humma labbaika) và dâng hiến tế lễ tại đó (*tốt nhất là mình tự làm lấy), và Rosul (saw) có nói như sau : - Hadj hữu ích và tốt đẹp là Hadj có đọc lớn tiếng* câu Talbiyah và dâng hiến tế lễ. (Hadith Hasan của At Tirmizy ghi lại). *Nhưng vì thời gian và hoàn cảnh không cho phép nên chúng ta có thể nhờ một cơ quan chuyên môn nào đó lo việc (cắt cổ con vật) thượng hiến cho mình, và đối với phụ nữ nên đọc bài At Talbiyah chỉ đủ cho một mình mình nghe thôi. 6)ـ لا يجوز رفع الصوت بالدعاء ، والذكر عند الطواف وبقيى المشاعر لقو النبي صلى الله عليه وسلم : ( أَيُّهَا النَّاسُ: إِرْبَعُوا عَلى أَنْفُسِكُم، فَإِنَّكُم لَيْسَ تَدْعُون أَصَمُّ وَلَا غَائِبًا، إِنَّكُم تَدْعُونَ سَمِيْعًا قَرِيْبًا، وَهُوَ مَعَكُمْ ) . مسلم. 6)- Không đựơc đu-a và tụng niệm (zikir) lớn tiếng trong lúc đi tawaf, sa-y hay bất cứ chỗ nào khác trong lúc thi hành Hadj, qua hađith của Rosul (saw) đã nói : ((Hỡi các tín hữu ! hãy từ tốn, lễ phép, vì các người không phải cầu xin ở Đấng Không Nghe và Vắng Mặt, các người đang cầu xin ở Đấng Thấu Hiểu, Gần Gủi luôn bên cạnh các người)). Do Muslim ghi lại . Cho nên khi cầu nguyện phải luôn lễ độ, cung kính, thật tâm, chân thật và luôn tin tưởng ở Allah là Ngài sẽ ban cho, nên không cần phải lớn tiếng, vì Allah thấu hiểu và luôn gần gủi bên chúng ta. أنواع الصبر في الحج: Những sự chịu đựng, kiên nhẫn khi đi làm Hadj. Điều kiện quan trọng đòi hỏi ở người thi hành Hadj là phải hiểu biết những giáo luật và những cách thức thi hành một cách rõ ràng, và trong những điều quan trọng đó có sự kiên nhẫn và chịu đựng, giữ gìn lời nói cho trong sạch, và hành động trong phạm vi cho phép…, nếu không có sự kiên nhẫn thì sẽ dễ bị phạm lỗi trong khi làm Hadj và mất đi những giá trị của nó, sau đây là những điều cần chú ý để kiên nhẩn chịu đựng: 1)ـ الصبرعلى طاعة الله... 1)- Kiên nhẫn tuân theo mệnh lệnh của Allah để thi hành Umroh và Hadj như mặc lễ phục ehrom, có mặt tai Muna, tại Arafat, dừng chân ở Muna, Musđalifah, liệng đá, tế lễ, tawaf, sa-y, cạo đầu hay cắt bớt tóc và thi hành những điều kiện tuyên quyết và những sự bắt buộc khác nữa của Hadj. 2)ـ الصبر على معاصى الله... 2)- Kiên nhẫn để tránh những điều cấm : Nhịn nhục, kiên nhẫn chịu đựng xa lánh hay tránh những điều mà Allah cấm trong lúc thi hành Hadj như sau: Tán gái, giao tình, gây phiền phức, cãi vã với nhau một cách vô ý thức và những điều cấm kỵ khác nữa khi mặc đồ ehrom. قال تعالى: (( الحَجُّ أَشْهُرٌ مَعْلُوْمَاتٌ، فَمَنْ فَرَضَ فِيْهِنَّ الْحَجَّ، فَلَا رَفَثَ وَلاَ فُسُوْقَ وَلاَ جِدَالَ فِي الْحَجَّ ..)). القبرة :197. « (Việc làm) Hadj diễn ra trong những tháng được biết rõ. Bởi thế, ai thực hiện việc làm Hadj trong những tháng đó thì không được dâm dục, không được hung ác, không đựơc cãi vã trong thời gian làm Hadj». Suroh 2 : 197. (Dâm dục ở đây có nghĩa là đang mặc đồ ehrom mà còn tán gái, hay ăn nằm với vợ trong thời kỳ cấm, và hung ác có nghĩa là chen lấn, chưỡi rũa, hay xô xác với nhau, hoặc tranh dành với người khác (như lúc lên xe hay dành chỗ tại Muna và Arafat, hoặc chen lấn lúc đi liệng đá, tawaf hay sa-y...) 3)ـ الصبر علىى مفارق الآهل .. 3)- Hãy nên chịu đựng những sự nhung nhớ trong thời gian xa nhà, xa gia đình, quê hương, con cái, cha mẹ… vì đó cũng là sự thử thách phải kiên nhẫn chịu đựng để không lãng quên bổn phận và sự tụng niệm Allah... قال تعالى: (( فَإِذَا قَضَيْتُمْ مَنَاسِكَكُمْ فَاذْكُرُوا اللهَ كَذِكْرِكُمْ أَبَاءكُمْ أَوْ أَشَدَّ ذِكْرًا )). البقرة: 200. « Do đó, khi các ngươi đã hòan tất các nghi lễ của Hadj, thì hãy tán dương Allah đúng như các ngươi tán dương cha mẹ của các ngươi hoặc tán dương Allah nhiều hơn... » Suroh 2 : 200. Có nghĩa là dù chúng ta nhớ nhung hay tuởng nhớ đến cha mẹ hoặc vợ con, thì chúng ta cũng phải chịu đựng mà nên thường xuyên tưởng nhớ (zikir) đến Allah nhiều hơn là nhớ nhung gia đình... 4)ـ الصبر على تكالف العمرة والحج.. 4)- Kiên nhẫn vì phải tốn hao tiền bạc để làm lộ phí cho hành trình khi đi làm Umroh hay Hadj… (Có nhiều người dành dụm tiết kiệm cả một đời người mới đủ tiền để đi làm Hadj), nhưng những người tin tưởng không chạnh lòng mà ngược lại rất sung sướng được toại nguyện trong bổn phận là bề tôi trung kiên của Allh. Vì họ hiểu rằng, những lệ phí cho cuộc hành trình cao quí đó chỉ vì Allah, và Ngài sẽ đền bù xứng đáng cho bề tôi của Ngài, qua lời phán của Allah như sau: قال تعالى: (( وَمَا أَنْفَقْتُمْ مِنْ شَىْءٍ فَهُوَ يُخْلِفَهُ وَهُوَ خَيْرُ الرَّازِقِيْن )). سبأ:39. « Bất cứ món gì các ngươi bố thí, Ngài sẽ bổ sung ngay. Ngài là Đấng Cung Cấp đầy đủ nhất…» Suroh 34 : 39 قال صلى الله عليه وسلم لعائشة رضي الله عنها في عمرتها : ( إِنَّ لَكِ مِن الأَجْرً علَى قَدْرَ نَصْبُكِ وَنَفَقَتُكِ ) . الحاكم. Rosul (saw) có nói với bà Aysha (mẹ của những người tin tưởng) : ((Khi bà đi làm Umroh, bà sẽ hưởng được phước lộc của sự mệt nhọc và tiền bạc mà bà đã chi dùng nó)). Al Hakim ghi lại. Cho nên, sự đi làm Hadj hay Umrah nếu có mệt nhọc nhiều chừng nào thì Allah sẽ đền bù lại nhiều chừng nấy, còn những đồng tiền tiêu dùng trong hành trình làm Hajj, Allah sẽ ban ân lộc và đền bù lại nhiều hơn, mặc dù chúng ta không thấy, nhưng thử nghĩ có ai lại không sung túc sau khi trở về, và không bao lâu thì họ lại có ý định đi làm Hajj nữa, đó là sự giàu sang phú quí mà Allah ban cho, mà người đời ít khi nghĩ đến. 5) ـ الصبر على المتاعب البدنية في الحل والترحال.. 5)- Chịu đựng vì sự mệt nhọc khi đi đường hay di chuyển từ xứ nầy đến xứ nọ và nơi nầy đến nơi kia trong lúc làm Hadj. Đây cũng là một phần cần phải có sức chịu đựng, qua hadith của Rosul (saw) nói : قال رسول الله صلى الله عليه وسلم: ( اَلْحَجُّ جِهَاد كُلُّ ضَعِيْفٌ ) . رواه ابن ماجة. ((Hadj là sự tranh đấu (jihad) cho những người (già) yếu)). Ibnu Majah. Jihad ở đây có nghĩa là tranh đấu để chịu đựng mọi sự khó khăn gian khổ, hay bực bội vì thời tiết... nên được coi là jihad cho người già cả và phụ nữ, vì vậy nên phước đức rất là nhiều. 6)ـ الصبر على فقد مال أو أصحاب... 6)- Chịu đựng khi bị lạc mất thân nhân hay mất tiền bạc của cải. Lúc đó người Muslim cần phải tìm lý do rồi đu-a (cầu xin) với Allah để được gặp lại thân nhân hay tìm thấy những vì bị thất lạc. Insha Allah, với sự thỉnh cầu trung trực đó, Allah sẽ giúp toại nguyện, qua đu-a sau. دعاء الضائع: سئل أبن عمر رضي الله عنهما عن الضال، فقال: يَتَوَضْاء وَيُصَلِي رَكْعَتَيْنِ، ثُمَّ يَتَشَهُّد ثُمَّ يَقُول: ( اللهُمَّ رَادَ الضَالَةُ، هَادِيَ الضَلاَلَة، تَهْدِي مَنْ الضَلاَل، رَدَّ عَلى ضَالَتِي بِقَدْرَتُكَ وَسُلْطَانُكَ، فَإِنَّهَا مِنْ فَضْلِكَ وَعَطاَئِكَ ). قال البيهقي هذا موقوف وهو حسن . Đu-a cầu xin với Allah, khi bị thất lạc hay mất đồ, có người hỏi ông Abdullah ibnu Umar ® về việc nầy, ông trả lời : « Hãy lấy nước solah, rồi soly hai rak’at vì Allah, xong đọc câu shahađah và đu-a với ý nghĩa như sau : (Ôi Allah xin Ngài hãy cho tôi thấy lại đồ mà tôi đã mất, hướng dẫn người hay thú vật đã bị thất lại trở về với tôi, vì chỉ có Ngài mới có Khả Năng, Quyền Hạn đó, và đó cũng là do Ân Lộc và Hồng Phúc của Ngài mà có). » Al Baihaky ghi lại. 7)ـ الصبر على جميع المشاكل تاتي تصيب الحج.. 7)- Nhịn nhục trong mọi hòan cảnh mà người đi làm Hadj gặp phải, khi đó chỉ có phương cách duy nhứt là solah cầu xin Allah, qua hadith của Rosul (saw) như sau: الدعاء المستجاب لقوله عليه السلام :( مَنْ تَعَارَ مِن اللَيْلِ فقال: لا إله إلا الله وحده لا شريك له، له الملك وله الحمد وَهُوَ عَلى كُلِّ شَيءٍ قَدِيْر، سُبْحَانَ الله والْحَمْدُ لِله وَلاَ إِلَهَ إِلا الله وَاللهُ أَكْبَر، وَلاَ حَوْلَ وَلاَ قُوَّةَ إلِا بِالله، اللَّهُمَّ أغْفِرْليِ أو دعاء استجيب له، فإِنْ تَوَضَّاء وَصَلى قُبِلَت صَلاَتُه ). البخاري وغيره. Những ai thức dậy giữa đêm khuya và soly xong đọc đu-a sau, Insha Allah, Ngài sẽ chấp nhận : « La i-la illoloh wahđahu la sharika lahu, lahul mulku, wa la hul hamđu, wa hu wa ala kulli shai-in quođir, subhanalloh wa hamđulillah, wa la ila ha illohloh wallo hu akba,r wa la hawla wa la quwata illa billah. Allohummag firly ». (Không có thần linh nào Ngoài Allah Duy Nhứt để tôn thờ, không bao giờ phản lại Ngài, Ngài là Đấng Chủ Tể của muôn loài, mọi sự ca ngợi khen thưởng đều dâng lên Ngài, Ngài có đủ mọi quyền năng tối cao mà không một ai có, vinh quang ở Allah, mọi sự khen ngợi tạ ơn đều dâng lên Ngài, Ngài là Đấng Tối Cao Duy Nhứt, không ai có thể lai chuyển hay thay đổi được ‘việc gì’ ngoài trừ Ngài Duy Nhứt, xin Ngài tha thứ cho tôi). Do Al Bukhory ghi lại. قال صلى الله عليه وسلم : ( الحَجَّاجُ وَالعُمَّارَةُ وَفْدُ الله ، دُعَاهُم فَأَجَابُوه، وَسَألُوه فَأَعْطَاهُم ). حسن رواه البزار. Rosul (saw) nói : ((Những người đi làm Hadj hay Umroh là khách của Allah, khi họ đu-a xin điều gì, (TA) Ngài sẽ chấp nhận và ban thưởng cho)). Al Bazzar. (Có gì hãnh diện và sung sướng hơn khi Allah xem những người đi làm Hadj hay Umroh là khách quí của Ngài, nên Ngài rất ưu đãi và nồng hậu với khách của Ngài bằng cách đáp ứng những thỉnh cầu của họ). 8)ـ استعن بالصبر واصلاة على مصائب الدنيا.. 8)- Khi có sự buồn rầu phiền phức hãy solah cầu xin với Allah để có lòng kiên nhẫn và thoát qua những tai biến đó qua lời phán của Ngài : قال تعالى: ( وَاسْتَعِيْنُوا بِالصَّبْرِ وَالصَّلّاةِ وَإِنَّهَا لَكَبِيْرَةٌ إلاَ عَلى الخَاشِعِيْنَ ) . البقرة :45. « Và hãy cầu xin được sự giúp đở trong niềm kiên nhẫn và với việc lễ nguyện ‘solah’ và quả thật điều nầy khó nhưng không mấy khó đối với những người hạ mình khiêm tốn ( trước Allah) ». Suroh 2 : 45 9)ـ وأعلم أن ما بصيبك من مرض أوتعب..فهو تكفير عن سيئاتكم ... 9)- Biết rằng những điều đau buồn, phiền toái, gian nan, khổ hạnh là điều thử thách, rồi Allah sẽ tha thứ cho qua hadith sau : قال صلى الله عليه وسلم : ( مَا يُصِيْبُ مُسْلِم مِن نَصَبٌ، وَلاَ وَصَبٌ، وَلاَ هَمٌّ وَلاَ حَزْنٌ وَلاَ أَذًي وَلاَ غَمٌّ حَتيَ الشَوْكَهَة يَشَاكِهَا إِلا كَفَرَ الله بِهَا مِنَ خَطَايَاه.). متفق عليه . Rosul (saw) nói : ((Một khi những người Muslim gặp phải những sự đau buồn, rắc rối khổ hạnh, bệnh tật buồn rầu trên trần gian nầy, đó là những sự thử thách đã làm cho con người lo buồn, khổ sở nhiều chừng nào thì Allah sẽ tha thứ tội lỗi nhiều chừng nấy)). Al Bukhory và Muslim. 10)ـ عليك بالصبرحتي تكون ممن قال الله تعالى: (( وَلَنَبْلُوَنَّكمُ بِشَيْءٍ مِنَ الخَوْفِ وَالْجُوْعِ وَنَقْصٍ مِنَ الأَمْوَالِ وَالأَنْفُسِ وَالثَّمَرَاتِ وَبَشِّرِ الصَابِرِيْنَ الذِيْنَ إِذَا أَصَابَتْهُمْ مُصِيْبَةٌ قَالُوا إِنَّا للهِ وَإِنَّا إِلَيْهِ رَاجِعُوْنَ. أُولئِكَ عَلَيْهِم صَلَوَاتٌ مِن رَبِّهِم وَرَحْمَةٌ وَأُولئِكَ هُمُ المُهْتَدُونَ )). البقرة: 155ـ157. 10)- Người Muslim phải biết kiên nhẫn, chịu đựng để được Allah hài lòng mà ban thưởng như những người mà Ngài đã khen thưởng, vì biết chịu đựng khi tai biến xảy ra. « Và chắc chắn TA (Allah) sẽ thử thách các người với những điều sợ hãi, và đói khát, và việc mất mát tài sản và (thiệt hại) sinh mạng và hoa quả (mùa màng), nhưng hãy báo tin mừng cho những người kiên nhẫn : Những ai khi gặp thiên tai sẽ nói : ‘Quả thật, chúng tôi là của Allah và chúng tôi sẽ trở về với Ngài’. Họ sẽ là những người sẽ nhận Phúc lành và sự Khoan dung của Rabb của họ và họ là những người được hướng dẫn (đúng Chánh đạo)». Suroh 2 : 155-157. Alahmdullilah, hi vọng bài chuyển dịch này sẽ đem lại sự hữu ích cao quí cho những người Muslim cần hiểu biết để áp dụng khi đi làm Hadj và Umroh hay áp dụng trong cuộc sống hằng ngày. Sự nhịn nhục, kiên nhẫn (sobar) là bài học khó khăn nhứt mà người Muslim cần phải học hỏi để chịu đựng trước mọi hoàn cảnh éo le. Mỗi khi có chuyện bất lành, điểm tựa duy nhứt mà người Muslim phải dựa vào đó là cầu xin ở Allah. Rosul (saw) có nói với ý nghĩa : ((As Sobru ‘sự kiên nhẫn nhịn nhục’ là phân nữa của Iman ‘đức tin’)). Nên chúng ta phải khổ luyện thật nhiều mới mong tránh được lửa của địa ngục bằng cách chịu đựng, kiên nhẫn. Cầu xin với Allah ban sự ích lợi qua bài nầy cho tất cả, nếu có gì thiếu xót hay lầm lẩn đó là ngoài ý muốn, xin Allah đừng bắt tội và tha thứ cho chúng tôi, Ngài là Đấng Tha Thứ và Thông Lãm trên tất cả. Trích dịch theo « Kitab Sifatu Hadju Naby » của Shiekh Muhammad Ibnu Jamil Zainun, giáo sư đại học Darrul Hadith tại Mecca, trang 23-32. Do Mohamad Hosen chuyển ngữ. (Pontoise, mùa Hadj 2001-1221H). Ý kiến bạn đọc |