-Chân Lý Islam | baiviet | AL HADITH | NIKAH TRONG ISLAM (Phần 1)
Bismillah-ir Rohman-ir Rohim / Assalamu Alaikum Warohma tulloh wabarakatu
GIỚI THIỆU TÔN GIÁO ISLAM - CHÂN LÝ CỦA NHÂN LOẠI
NIKAH TRONG ISLAM (Phần 1)
30.10.2007 01:34 - đã xem : 5558
_VIEWIMG
Trước khi Islam ra đời, nghĩa là vào thời Al Jahiliyah (tiền Islam), việc cưới hỏi (Nikah) rất phức tạp, những người Arab dùng nhiều cách thức để lập gia đình, mà những cách thức này thỉnh thoảng chúng ta vẩn còn thấy tồn tại nhiều nơi của thế hệ hôm nay...

Cách thứ nhất là người phụ nữ chủ động tự tìm chồng cho mình. Họ sẽ tự nguyện sống chung với nhau trong một khoảng thời gian nhất định, sau đó nếu họ cảm thấy hợp thì sẽ tiếp tục sống với nhau như vợ chồng, nếu không thì sẽ chia tay.



Cách thứ hai là người phụ nữ sống cùng lúc với nhiều người đàn ông. Nếu họ có con với người nào thì họ sẽ chọn người đó làm chồng.



Cách thức thứ ba là những người Arab có học thức hoặc những người sống trong một gia tộc trưởng giả thì họ sẽ làm đám cưới có người làm mai mối và phải có tiền cưới (mahar). Rosul (saw) đã làm đám cưới với bà Khodijah (R) theo phương cách này và được lưu giữ đến ngày hôm nay.



Một nhà nghiên cứu lịch sử kể lại rằng sau khi Bà Khodijah (R) giao hàng hoá cho Rosul (saw) đi buôn, Bà thấy tính tình của Rosul (saw) rất hiền lành, chất phác và lương thiện thì Bà đem lòng cảm mến. Mặc dù Bà đã goá hai đời chồng và có rất nhiều người giàu có đến hỏi cưới Bà, nhưng bà đều từ chối… Ngược lại, Bà đã đem lòng thương mến và cảm kích một người thanh niên mồ côi và nghèo khổ nhưng giàu lòng đạo đức.



Bà Khođijah (R) nhờ một người bạn đến hỏi ý của Rosul (saw) thì Rosul (saw) bằng lòng. Sau khi hai bên ưng thuận thì Rosul (saw) nhờ Bác của Người là

ông Abu Talib đến nói chuyện với

ông Amru Ibnu Asad (Bác của bà Khođijah) để xin hỏi cưới Bà Khođijah cho Rosul (saw). Đến ngày đám cưới,

ông Amru Ibnu Asad đại diện đứng gả cháu gái (Khođijah) cho Rosul (saw) với tiền cưới (mahar) là mười bó ròng rọc (có sử ghi là sáu bó). Và người đại diện đọc bài diễn văn (Khuđbah của đám cưới) là

ông Abu Talib.



Ý nghĩa bài diễn văn đó như sau: Sau khi tuyên dương khen ngợi và tạ ơn Allah, ông Abu Talib nói về sự giá trị của cuộc hôn nhân (nikah), và tuyên bố làm lễ  kết hôn có sự hiện diện của hai họ và những nhân chứng với tiền cưới (mahar) là mười bó ròng rọc...


Lễ tuyên bố như sau:


Bác của bà Khođijah hỏi Rosul (saw): -Tôi bằng lòng gả cháu gái tôi tên là Khođijah cho cậu Mohamad với tiền cưới là mười bó ròng rọc, cậu có chấp nhận không? Rosul (saw) trả lời: - Tôi chấp nhận cưới cô Khođijah với tiền cưới là mười bó ròng rọc.


Trên đây là hình thức đám cưới (nikah) của Rosul (saw) với bà Khođijah và được Người (saw) lưu giữ lại cho chúng ta đến ngày hôm nay. Và sau này những vị Sohabah đều dùng phương thức này để áp dụng làm Nikah cho con cháu. (Trích từ sách  Rawđoh AnWar về tiểu sử sáng ngời của Rosul (saw) trang 19. Do Cơ quan truyền bá, cố vấn và fatwah, Saudi Arabia xuất bản năm 1424H).



Ý nghĩa của từ Azzawatju (hôn nhân).


Nếu giải thích theo từ ngữ "hôn nhân" thì có nghĩa là sự kết hợp giữa hai bên hoặc hai phái, vì thế hôn nhân không thể chấp nhận khi chỉ có một bên hoặc một phái chấp thuận. Hôn nhân có nghĩa là sự kết hợp của đôi nam nữ để cùng nhau chia sẻ mọi việc trong đời sống. Qua Thiên kinh Qur’an thì Allah đã phán với ý nghĩa: « Và chính Ngài là Ðấng tạo ra cặp (đôi) nam và nữ ». Suroh 53: 45.



Cho nên chữ "đôi" ở đây có nghĩa là "nam và nữ" (chồng và vợ) mới đúng với ý nghĩa hôn nhân. Vì khi thành vợ chồng thì hai người sẽ như một, sẽ cùng nhau chia sẻ mọi niềm vui, nỗi buồn trong những tháng ngày sống chung với nhau.


Allah đã phán như sau:


«Và Ta (Allah) phán (cho Adam): Này Adam! Ngươi và vợ của Ngươi hãy ở trong Thiên Ðàng...» Suroh 2: 35.


« Và nếu các ngươi muốn lấy người vợ sau thay cho người vợ trước... »  Suroh 4: 20.


« Và hãy nhớ khi Ngươi (Nabi) nói với (Zayd ibnu Harith) người mà Allah đã ban  ân (bằng cách dẫn dắt Y theo Islam) và Ngươi đã ban ân cho Y (bằng cách chuộc Y khỏi tình trạng nô lệ) như sau: Hãy giữ vợ của ngươi lại (không nên ly dị ) và hãy sợ Allah ... » Suroh 33: 37.



Theo ý nghĩa tôn giáo: Cuộc hôn nhân (Nikah) ở đây có nghĩa là làm hợp thức hóa cho hai người (nam và nữ) sống chung với nhau, chuyển sự cấm (haram) trở thành cho phép (halal) để hai người gần gũi...



Nikah CLI


1)- Theo giáo luật của Islam nếu hai người nam và nữ ăn nằm với nhau mà chưa có làm lễ Nikah theo thể thức của tôn giáo ấn định thì hai người chưa được gọi là Jawat (hôn nhân cho phép). Ở đây muốn nói vào thời tiền Islam, những chủ nhân thường hay lấy nô tỳ làm thê thiếp nhưng họ không có làm lễ cưới (Nikah), cho nên vấn đề này Islam không chấp nhận là vợ chồng chánh thức mà ghép vào tội gian dâm (Zinah) và nó trở thành Cấm (haram).



2)- Theo từ ngữ Nikah nghĩa là lễ làm hợp thức hóa (từ haram trở thành halal) cho đôi nam nữ sống chung với nhau, mà trong buổi lễ Nikah phải có những điều kiện bắt buộc, nếu không hội đủ những điều kiện bắt buộc thì sự Nikah đó không hợp lệ.  



Có ba trường hợp không được gọi là Nikah.


Al Mut-at : có nghĩa là đám cưới có sự giao ước, hai bên nam và nữ ký hợp đồng sống chung với nhau trong thời gian một tuần, một tháng hoặc một năm… khi kỳ hạn đã đến thì hai bên chia tay. Thể thức này được hệ phái Shiah áp dụng và chúng ta thấy ngày hôm nay những người Âu Mỹ áp dụng theo phương thức này, nhưng họ sống chung với nhau mà không làm lễ cưới, họ sống chung với nhau cho đến khi nào họ cảm thấy thích hợp thì mới làm đám cưới hoặc có khi sống như vậy cho đến suốt đời).



Al Muhalal : Có nghĩa là đám cưới giả. Theo giáo luật Islam, nếu hai vợ chồng đã li dị với nhau, nhưng sau một thời gian thì có một lý do nào đó mà hai người muốn tái hợp để sống chung với nhau, thì bắt buộc người nữ sau khi li dị phải có một người chồng sau, hai người phải ăn ở với nhau trong một thời gian không nhất định, nếu người nữ muốn trở về với người chồng trước thì phải làm li dị với người chồng sau, xong rồi mới được làm lễ Nikah một lần nữa với người chồng trước để hợp thức hóa (halal) cho hai người.


Chính vì thế có nhiều người sau khi li dị với chồng rồi sau đó muốn trở về với chồng cũ, mà theo luật trên thì hơi kẹt nên họ mới nghĩ cách để làm theo đúng luật. Họ mướn một người đàn ông nào đó đồng ý làm chồng (nikah) trong vòng một đêm hoặc vài ngày rồi sau đó họ xin li dị.  Sau khi li dị với người chồng mướn xong thì họ được quyền trở về làm nikah lại với người chồng cũ. Cho nên, ông Omar ibnu Al Khottob (R) cho trường hợp này là trò lường gạt, và ông xử lý hai người (phụ nữ và chồng mướn) vào tội zinah, vì họ giải thích lời phán của Allah theo ý của họ.



As Shagaro : Có nghĩa là đám cưới có tính cách ra điều kiện trao đổi để thay thế mahar (tiền cưới). Thí dụ ông A ra điều kiện với ông B là nếu anh muốn làm Nikah với con gái (hoặc chị em gái) tôi thì anh phải gả con gái (hoặc chị em gái) của anh cho tôi để thay thế tiền cưới (mahar). Ý nói ở đây họ tạo ra những điều kiện trao đổi trong việc Nikah mà giáo luật Islam không cho phép.


        


Cố sheikh Mohamad Ibnu Soleh Uthaymeen giải thích: Ý nghĩa của sự Nikah là những người Waly (Đại diện) làm hợp thức hóa (halal) cho đôi nam nữ, để họ chính thức sống chung và lo lắng cho nhau về mọi mặt. Trích từ Kitab Az Jawat trang 11.       



Luật Nikah:



NikahGiáo lý Islam khuyến khích chúng ta nên lập gia đình nếu có điều kiện, qua lời phán của Allah: « ...hãy cưới những người đàn bà mà các người vừa ý…»  Suroh 4:3.



Ý nghĩa của dòng kinh trên là Allah bảo con người nếu hai bên (nam và nữ) có tình cảm với nhau thì nên tạo mọi điều kiện để làm hợp thức hóa cho hai người. Ông Ibnu Masud (R) thuật lại lời của Rosul (saw): «Hỡi các thanh niên, những ai có điều kiện (trước và sau khi cưới vợ) thì hãy nhanh chóng lập gia đình, vì sau khi lập gia đình thì sẽ giảm đi sự tò mò của đôi mắt và người vợ của mình sẽ chung tình với mình trong sự chăn gối. Còn những ai không có điều kiện mà không thể kiềm chế sinh lý thì nên nhịn chay, vì chỉ có nhịn chay (xem luật nhịn chay) mới kiềm hãm được những dục vọng của con người. » Hadith do Al Bukhory và Muslim ghi lại.        



Trên đây là giáo lý liên quan về sự nikah một cách tổng quát. Sau đây chúng tôi đưa ra những giáo lý liên quan về sự nikah tùy thuộc vào tình trạng, hoàn cảnh, sức khỏe… của mỗi người.


1)- Wujub (số nhiều) của wajib (bắt buộc):


Theo giáo lý Islam thì những người đàn ông nào có đủ điều kiện (tinh thần, sức khỏe và vật chất), khi gặp đối tượng (nữ) nếu có thể thì nên làm Nikah để tránh gây ra tội zinah (gian dâm).


- Tinh thần nghĩa là chuẩn bị tâm lý để đối xử và lo chu toàn cho vợ.


- Hãy biết rõ sức khỏe bình thường để không gây tổn thương đến vợ.


- Vật chất là khi làm Nikah phải có một số tiền để làm quà cưới (mahar) cho vợ và sau đó phải có bổn phận làm chủ gia đình, lo vợ lo con để đảm bảo đời sống của họ.


2)- Al Manđub (nên lập gia đình) : Những người đàn ông nào có dục vọng quan hệ người khác phái, mà họ biết sợ vấp phải tội zinah và họ có khả năng lo chu toàn cho vợ con sau khi làm Nikah thì họ nên lập gia đình.   



3)- Al Muba'h (được phép làm Nikah) : Trường hợp những người lớn tuổi không còn ham muốn về tình dục, hoặc những người bị bệnh bộ phận sinh dục (không còn đòi hỏi giải quyết sinh lý), nhưng họ có khả năng lo chu toàn cho người nữ trong cuộc sống và trên phương diện sức khỏe của họ không gây ảnh hưởng đến người nữ.



Ý nghĩa : Trong cuộc sống hằng ngày đôi khi có những cảnh già côi đơn chiếc, dù rằng họ đã cao tuổi không còn ham muốn đòi hỏi nhiều về xác thịt, nhưng họ muốn có người bạn đường để chăm sóc cho nhau mỗi khi đau ốm hoặc chia sẻ những nỗi vui buồn trong đời sống… theo giáo lý thì họ được phép làm Nikah để hợp thức hóa (halal) cho hai người sống chung với nhau. Vì Allah có phán: «Và trong các Ayat (Dấu hiệu) của Ngài có điều này: Ngài đã tạo từ bản thân của các người những người vợ cho các  người để các người sống an lành với họ và Ngài đã đặt giữa các người tình yêu thương và lòng bao dung. Quả thật nơi sự việc đó là những Ayat (Dấu hiệu) cho một số người biết ngẫm nghĩ. » Suroh 30: 21.      



Theo sự giải thích của ông Al Kođy Ayyas (R) về dòng kinh trên: "Những người  không có khả năng có con hoặc không còn ham muốn tình dục nhưng cần có người bạn đời để cùng chia sẻ vui buồn hoặc săn sóc lẫn nhau. Nếu người phụ nữ nào đó bằng lòng thì họ được phép kết hôn với nhau." Trích từ Nailal Awton quyển 6 trang 231.        


Trên đây là những dẫn chứng của Kinh Coran và hadith của Rosul (saw) do nhiều Vị Ulama soạn thảo. Xin vui lòng tham khảo thêm sách: Az Zawat wa Ađ Dirasah của Giáo sư Tiến sĩ Fahed ibnu Abdulkarim ibnu Ro-sid As Sinidy, chuyên khoa As Shariah (Giáo lý) tại Riyad Saudi. Và Risalah fi Fikg An Nikah của Shiekh Islam Ahmad Ibnu Taimiyah, mục Nikah Al Kuffar trang 69-71.



Do Hosen Mohamad chuyển ngữ


 


 


 


 


 


 


 


Đón xem phần 2

Ý kiến bạn đọc
Ý kiến của bạn :
Tên Người Gởi :
E-Mail :
Nội Dung :

Các bài viết khác
Mọi góp ý xin gởi về - Email: chanlyislam@yahoo.com hoặc banbientap@chanlyislam.net
Online trong ngày 903 Tổng lượt truy cập 2980347