PHỤ NỮ ISLAM VÀ PHỤ NỮ DO THÁI - THIÊN CHÚA GIÁO (Phần 5) 28.12.2009 23:52 - đã xem : 2416 11. LI DỊ Ý kiến không thoả hiệp này, không còn nghi ngờ, là phi hiện thực. Nó thừa nhận trạng thái của sự hoàn thiện đạo đức mà xã hội loài người không bao giờ đạt được. Khi cặp vợ chồng nhận ra rằng cuộc sống hôn nhân của họ không thể cứu vãn nổi thì sự cấm ly dị sẽ không mang lại điều tốt đẹp nào cho họ. Ép buộc vợ chồng không hợp nhau phải chung sống cùng nhau trái với ý muốn của họ sẽ không hiệu quả và không hợp lý. Không ngạc nhiên việc thế giới Thiên Chúa giáo đã buộc phải ủng hộ việc ly dị. Do Thái mặt khác cho phép ly dị thậm chí không cần nguyên nhân. Kinh Cựu ước trao cho người chồng quyền ly dị vợ thậm chí chỉ cần anh ta không thích cô ấy nữa: “Khi một người đàn ông cưới vợ, nếu nàng làm người phật lòng bởi ngươi thấy nơi nàng một sự không đứng đắn nào, thì người được viết một tờ đơn ly dị, trao vào tay nàng, đuổi khỏi nhà mình. Khi nàng đã ra khỏi nhà người, đi làm vợ một người khác, nếu người chồng thứ hai lại ghét nàng, viết cho một tờ đơn ly dị, trao vào tay nàng và đuổi khỏi nhà mình, hay là người chồng thứ hai này chết đi, thì người chồng thứ nhất là người đã đuổi nàng đi, không được phép lấy lại nàng làm vợ, sau khi nàng bị ô uế ” (Deut. 24: 1-4). Các câu kinh trên gây ra một số tranh luận đáng kể giữa các học giả Do Thái vì sự bất đồng của họ vượt khỏi sự giải nghĩa của từ "làm phật lòng", "sự không đứng đắn" và "sự không thích" được nêu trong các câu kinh. Talmud ghi lại những ý kiến khác nhau của họ: "Trường phái Shammai cho rằng đàn ông không nên ly dị vợ trừ khi anh ta phát hiện lỗi của cô ấy trong một số hành vi tình dục, trong khi trường phái Hillel nói anh ta có thể ly dị cô ấy thậm chí nếu cô ấy đơn thuần chỉ nấu hỏng một món ăn. Giáo sĩ Akiba nói anh ta có thể ly dị cô ấy thậm chí nếu anh ta tìm thấy một phụ nữ khác đẹp hơn vợ" (Gittin 90 a-b). Kinh Tân ước đi theo quan điểm của Shammaites (شاماي) trong khi luật Do Thái theo quan điểm của Hillelites (الحاجامين) và Akiba (عقيبا) [Epstein, op. Cit., pp.196]. Vì quan điểm Hillelites chiếm ưu thế nên nó trở thành truyền thống không thể phá vỡ của luật Do Thái trao cho người chồng quyền tự do ly dị vợ mà không cần lý do. Kinh Cựu ước không chỉ cho người chồng quyền ly dị người vợ "làm phật lòng", nó còn coi việc ly dị một "người vợ tồi" là một nhiệm vụ: “Một người vợ tồi mang đến sự nhục nhã, cái nhìn thất vọng, và trái tim bị thương. Uể oải bàn tay và yếu ớt đầu gối là người đàn ông có vợ không làm anh ta hạnh phúc. Phụ nữ là nguồn gốc của tội lỗi, và qua cô ta chúng ta tất cả đều chết. Đừng để lại một thùng chứa bị thủng gây nên chảy nhỏ giọt hay cho phép một người vợ tồi nói cái gì cô ta muốn. Nếu cô ta không chấp nhận sự kiểm soát của ngươi, hãy ly dị cô ta và đuổi cô ta đi”. (Ecclesisticus 25:25) Talmud đã ghi lại vài hành động cụ thể của vợ mà buộc người chồng phải ly dị họ: "Nếu cô ta ăn uống ngoài đường, trong mọi trường hợp giáo sĩ Meir nói rằng cô ta đáng bị li dị". (Git. 89a). Talmud cũng bắt buộc ly dị người vợ vô sinh (người không sinh con trong 10 năm): Giáo sĩ của chúng ta dạy rằng: “Nếu một người đàn ông lấy vợ và sống với cô ta trong 10 năm và không sinh con, anh ta phải ly dị cô ấy". (Yeb 64a) Mặt khác, người vợ không thể phát đơn ly dị dưới luật Do Thái. Một người vợ Do Thái tuy nhiên có thể thỉnh cầu quyền ly dị trước toà án Do Thái với lý do rõ ràng. Có rất ít lý do người vợ được đề ra để thỉnh cầu ly dị. Những lý do này là: chồng bị dị tật hay bệnh da liễu, chồng không hoàn thành trách nhiệm hôn nhân của mình… Toà phải ủng hộ lời thỉnh cầu ly dị của vợ nhưng không thể huỷ cuộc hôn nhân. Chỉ có người chồng có thể huỷ cuộc hôn nhân bằng cách đưa cho vợ đơn ly dị. Toà có thể trừng phạt roi, phạt tiền, bỏ tù và rút phép thông công của anh ta để buộc anh ta đưa đơn ly dị cho người vợ. Tuy nhiên, nếu ông chồng bướng bỉnh thì sẽ từ chối ly dị vợ và giữ cô ta gắn liền với mình vô hạn định. Tồi tệ hơn nữa, anh ta có thể bỏ rơi cô ta mà không ly dị và để cô ta ở trạng thái không kết hôn, không ly dị. Anh ta có thể cưới người phụ nữ khác hay thậm chí sống cùng và có con với bất kỳ phụ nữ độc thân nào mà không cần kết hôn (những đứa trẻ này được coi là hợp pháp theo luật Do Thái). Người vợ bị bỏ rơi mặt khác không thể cưới bất kỳ người nào khác vì cô ta vẫn có chồng theo pháp luật và không thể sống với người đàn ông khác vì cô ta sẽ bị coi là ngoại tình và đứa trẻ sinh ra từ sự kết hợp này sẽ bị coi là bất hợp pháp cho 10 đời. Phụ nữ trong tình thế như vậy được coi là agunah (phụ nữ bị trói buộc). [Swidler, op. Cit., p.162-163] Ngày nay ở Mỹ có khoảng 1000 tới 1500 phụ nữ Do Thái là agunah, trong khi ở Israel con số này có thể lên đến 16000. Người chồng có thể tống tiền vợ hàng ngàn đô la để đổi lấy ly dị. [The Toronto Star, Apr. 8, 1995] Islam có lập trường nằm giữa Do Thái giáo và Thiên Chúa giáo về ly dị. Hôn nhân trong Islam là một giao kèo hợp pháp hoá và không nên bị phá vỡ trừ khi có các lý do thuyết phục. Các cặp vợ chồng được dạy bảo để theo đuổi tất cả biện pháp có thể bất cứ khi nào cuộc hôn nhân của họ đang gặp nguy hiểm. Ly dị không phải là phương sách trừ khi không còn cách nào khác. Tóm lại, Islam thừa nhận ly dị, nhưng tất nhiên không khuyến khích. Đầu tiên hãy tập trung vào khía cạnh thừa nhận. Islam thừa nhận quyền ly dị từ cả hai phía để kết thúc quan hệ hôn nhân. Islam cho người chồng quyền Talaq (ly dị). Hơn nữa, không như Do Thái giáo, Islam trao cho người vợ quyền huỷ hôn nhân gọi là Khula'. [Sabiq, op. cit., pp. 318-329. Cũng xem Muhammad al Ghazali, Qadaya al Mar’aa bin al Taqaleed al Rakida wal Wafida (Cairo: Dar al Shorooq, 4th edition, 1992) pp. 178-180.] Nếu người chồng huỷ hôn nhân bằng việc ly dị vợ, anh ta không thể lấy lại bất kỳ phần quà cưới nào đã tặng vợ. Qur’an dứt khoát cấm người chồng ly dị lấy lại quà cưới bất chấp giá trị của món quà đắt đến đâu: وَإِنْ أَرَدتُّمُ اسْتِبْدَالَ زَوْجٍ مَّكَانَ زَوْجٍ وَآتَيْتُمْ إِحْدَاهُنَّ قِنطَاراً فَلاَ تَأْخُذُواْ مِنْهُ شَيْئاً أَتَأْخُذُونَهُ بُهْتَاناً وَإِثْماً مُّبِيناً (النساء: 20) “Và nếu các ngươi muốn lấy vợ sau thay cho người vợ trước và các ngươi đã tặng mỗi bà một đóng vàng (làm quà cưới) thì các người không được phép lấy lại một tí nào cả. Phải chăng các ngươi muốn lấy lại của cải bằng cách vu oan hoặc làm nên tội công khai?” (Qur’an 4:20). Trong trường hợp người vợ chọn việc kết thúc hôn nhân, cô ấy có thể trả lại quà cưới cho chồng. Trả lại quà cưới trong trường hợp này là một đền bù tốt đẹp cho chồng người đã thiết tha giữ vợ ở lại trong khi cô ấy lựa chọn rời bỏ anh ta. Qur’an đã dạy đàn ông Muslim không lấy lại bất kỳ phần quà cưới nào đã tặng vợ trừ trường hợp vợ chọn cách kết thúc hôn nhân. (وَلاَ يَحِلُّ لَكُمْ أَن تَأْخُذُواْ مِمَّا آتَيْتُمُوهُنَّ شَيْئاً إِلاَّ أَن يَخَافَا أَلاَّ يُقِيمَا حُدُودَ اللّهِ فَإِنْ خِفْتُمْ أَلاَّ يُقِيمَا حُدُودَ اللّهِ فَلاَ جُنَاحَ عَلَيْهِمَا فِيمَا افْتَدَتْ بِهِ تِلْكَ حُدُودُ اللّهِ فَلاَ تَعْتَدُوهَا وَمَن يَتَعَدَّ حُدُودَ اللّهِ فَأُوْلَـئِكَ هُمُ الظَّالِمُونَ) (البقرة: 229) “Và các ngươi không được phép lấy lại bất cứ tiền cưới (mahr) nào mà các ngươi đã tặng cho vợ, ngoại trừ trường hợp đôi bên sợ không thể giữ được những giới hạn (qui định) bởi Allah. Nhưng nếu các ngươi sợ đôi bên không thể giữ được những giới hạn của Allah, thì đôi bên không mắc phải tội về phần tặng vật mà bà vợ dùng để chuộc sự tự do cho mình. Đây là những giới hạn quy định bởi Allah. Do đó, chớ vi phạm chúng…” (Qur’an 2:229). Một phụ nữ đã đến chỗ Thiên sứ Mohammad để xin huỷ bỏ hôn nhân, cô ta nói với Thiên sứ rằng cô ta không phàn nàn gì về tính cách hay phẩm chất của chồng. Vấn đề duy nhất của cô ta là cô thực sự không thích chồng tới mức không thể sống tiếp với chàng nữa. Thiên sứ hỏi cô: "Cô sẽ trả lại vườn cho chồng chứ” - quà cưới chồng cô đã tặng vợ- cô ấy trả lời: "Vâng". Sau đó Thiên sứ bảo người chồng lấy lại vườn và chấp nhận kết thúc hôn nhân”. (Bukhari) Trong một số trường hợp, người vợ Muslim có nguyện vọng gìn giữ hôn nhân nhưng thấy bản thân buộc phải yêu cầu ly dị vì một số lý do thuyết phục như: sự tàn bạo của chồng, bỏ trốn không lý do, chồng không làm tròn trách nhiệm hôn nhân… Trong các trường hợp này toà Muslim cho huỷ hôn nhân. [Ibid., pp. 313-318] Nói tóm lại, Islam ban cho phụ nữ một số quyền hơn những người khác: Cô ấy có thể kết thúc hôn nhân bằng Khula' và cô ta có thể yêu cầu ly dị trước toà. Người vợ muslim không bao giờ bị bó buộc bởi người chồng ngoan cố. Những quyền này đã lôi kéo phụ nữ Do Thái đang sống trong xã hội Islam xưa kia vào thế kỷ thứ 7 tìm kiếm đơn ly dị từ người chồng Do Thái ở toà án Muslim. Giáo sĩ công bố rằng giấy tờ này không hợp lệ. Để kết thúc thông lệ này, giáo sĩ cho các quyền và đặc ân cho phụ nữ Do Thái để cố làm suy yếu sự hấp dẫn của toà án Muslim. Phụ nữ Do Thái sống ở các nước Thiên Chúa giáo không được trao bất kỳ đặc ân nào tương tự vì luật La mã về ly dị không có gì hấp dẫn hơn luật Do Thái. [David W. Amram, The Jewish Law of Divorce According to Bible and Talmud (Philadelphia: Edward Stern & CO., Inc., 1896) pp. 125-126] Hãy tập trung sự chú ý vào cách mà Islam không khuyến khích ly dị. Thiên sứ đã nói với các tín đồ có đức tin rằng: "Trong số tất cả các hành động được phép, ly dị là hành động đáng ghét nhất với Thượng Đế". (Abu Dawood). Một người đàn ông Muslim không nên ly dị vợ chỉ vì anh ta không thích nàng. Qur’an dạy đàn ông Muslim đối xử tốt với vợ thậm chí trong trường hợp có cảm giác lãnh đạm hay không thích: (وَعَاشِرُوهُنَّ بِالْمَعْرُوفِ فَإِن كَرِهْتُمُوهُنَّ فَعَسَى أَن تَكْرَهُواْ شَيْئاً وَيَجْعَلَ اللّهُ فِيهِ خَيْراً كَثِيراً) (النساء: 19) “… hãy sống chung với họ một cách tử tế bởi vì nếu các ngươi ghét họ thì có lẽ các ngươi ghét một (sinh) vật mà Allah đã ban nhiều cái tốt lành”(Qur’an 4:19). Thiên sứ Mohammad dạy điều tương tự: "Một người đàn ông có đức tin không được căm ghét người phụ nữ có đức tin. Nếu anh ta không thích một trong các đặc điểm của cô ấy thì cô ấy sẽ được hài lòng bởi người khác".(Muslim) Thiên sứ cũng nhấn mạnh rằng những người Muslim tốt nhất là những người đối xử tốt nhất với vợ của họ: "Những người có đức tin tỏ ra có đức tin hoàn hảo là những người có đặc tính tốt nhất và những người tốt nhất là những người tốt nhất đối với vợ của họ". (Tirmidthi). Tuy nhiên, Islam là một tôn giáo thực tế và nó công nhận rằng có các hoàn cảnh trong đó hôn nhân ở bên bờ vực của sự sụp đổ. Trong những trường hợp như vậy, một lời khuyên về lòng tốt hay kiềm chế bản thân không phải là giải pháp thiết thực. Do vậy, phải làm gì để cứu vãn hôn nhân trong các trường hợp này? Qur’an cho một số lời khuyên thiết thực cho vợ hoặc chồng có chồng hoặc vợ mình mắc lỗi. Với người chồng mà các hành động của sai trái của vợ đe doạ đến hôn nhân, Qur’an đưa ra bốn loại lời khuyên cụ thể trong các câu kinh sau: الرِّجَالُ قَوَّامُونَ عَلَى النِّسَاء بِمَا فَضَّلَ اللّهُ بَعْضَهُمْ عَلَى بَعْضٍ وَبِمَا أَنفَقُواْ مِنْ أَمْوَالِهِمْ فَالصَّالِحَاتُ قَانِتَاتٌ حَافِظَاتٌ لِّلْغَيْبِ بِمَا حَفِظَ اللّهُ وَاللاَّتِي تَخَافُونَ نُشُوزَهُنَّ فَعِظُوهُنَّ وَاهْجُرُوهُنَّ فِي الْمَضَاجِعِ وَاضْرِبُوهُنَّ فَإِنْ أَطَعْنَكُمْ فَلاَ تَبْغُواْ عَلَيْهِنَّ سَبِيلاً إِنَّ اللّهَ كَانَ عَلِيّاً كَبِيراً - وَإِنْ خِفْتُمْ شِقَاقَ بَيْنِهِمَا فَابْعَثُواْ حَكَماً مِّنْ أَهْلِهِ وَحَكَماً مِّنْ أَهْلِهَا إِن يُرِيدَا إِصْلاَحاً يُوَفِّقِ اللّهُ بَيْنَهُمَا إِنَّ اللّهَ كَانَ عَلِيماً خَبِيراً (النساء:34 – 35) “… và đối với các bà (vợ) mà các ngươi sợ họ thất tiết và bướng bỉnh, (trước hết) hãy cảnh cáo họ, (kế đó) từ chối ăn nằm với họ, và (cuối cùng) đánh họ (nhẹ tay); bởi thế, nếu họ chịu nghe theo các người thì chớ kiếm chuyện (rầy rà) với họ bởi vì Allah Rất Tối Cao, Rất Vĩ Đại. - Và nếu các người sợ hai (vợ chồng) thôi nhau, hãy mời một vị trọng tài của gia đình bên chồng và một vị trọng tài của gia đình bên vợ đến hòa giải. Nếu hai đằng muốn hòa thuận, thì Allah sẽ giải hòa hai người trở lại...”(Qur’an 4:34-35). Ba lời khuyên đầu được thử trước. Nếu không thành công thì tìm sự trợ giúp của hai gia đình. Cần phải chú ý rằng, trong sự sáng tỏ của các câu kinh trên, đánh người vợ bất trị là một cách tạm thời được dùng như là sự lựa chọn thứ 3 trong trường hợp cực kỳ cần thiết với hy vọng nó sẽ là phương thuốc cho việc làm sai trái của vợ. Nếu cách này hiệu quả, người chồng không được phép tiếp tục quấy rầy vợ như đã nói rõ trong câu kinh. Nếu nó không giúp gì được, người chồng vẫn không được phép dùng cách này lâu hơn và con đường cuối cùng của sự hoà giải với sự trợ giúp của gia đình sẽ được dùng. Thiên sứ Mohammad đã chỉ dẫn cho các ông chồng Muslim rằng họ không nên trông cậy vào các cách này trừ các trường hợp rất nghiêm trọng như người vợ có hành vi dâm dục. Thậm chí trong các trường hợp này, hình phạt nên nhẹ nhàng và nếu người vợ đã chừa rồi thì người chồng không được phép chọc tức vợ nữa: “Trong trường hợp họ mặc tội dâm dục, bạn có thể để họ một mình trên giường và phạt nhẹ nhàng. Nếu họ biết nghe lời thì không chống lại họ bằng bất kỳ cách nào nữa”. (Tirmidthi) Hơn nữa, Thiên sứ của Islam đã chỉ trích bất kỳ sự đánh đập vô lý nào. Một số bà vợ Muslim phàn nàn với Người rằng họ bị chồng đánh. Nghe thấy điều này, Thiên sứ tuyên bố dứt khoát rằng: “Những người làm như vậy (đánh vợ) không phải là những người tốt nhất trong các anh”. (Abu Dawood). Cần phải nhớ rằng về điểm này Thiên sứ cũng nói: “Người tốt nhất trong số các anh là người tốt nhất đối với gia đình của anh, và tôi là người tốt nhất trong số các anh đối với gia đình tôi”. (Tirmidthi). Thiên sứ đã khuyên một phụ nữ Muslim tên là Fatimah bint Qais đừng cưới một người đàn ông vì ông này được biết là đánh phụ nữ: Tôi tới chỗ Thiên sứ và nói: “Abul Jahm và Mu'awiyah đã cầu hôn tôi. Thiên sứ (bằng cách khuyên giải) đã nói: “Mu'awiah thì rất nghèo còn Abul Jahm thường đánh phụ nữ" (Muslim). Phải chú ý rằng Talmud ủng hộ việc đánh vợ như sự trừng phạt với mục đích kỷ luật. [Epstein, op. Cit., pp.219]. Người chồng không bị giới hạn trong các trường hợp nghiêm trọng như dâm dục công khai. Anh ta được phép đánh vợ thậm chí nếu vợ từ chối làm công việc nội trợ. Hơn nữa, anh ta không bị giới hạn chỉ dùng các hình phạt nhẹ nhàng. Anh ta được phép đập tan sự bướng bỉnh của vợ bằng việc đánh roi hay bỏ đói cô ấy. [Ibid, pp. 156-157]. Với những người vợ mà các việc làm sai trái của chồng làm cho cuộc hôn nhân gần đổ vỡ, Qur’an cho các lời khuyên sau: وَإِنِ امْرَأَةٌ خَافَتْ مِن بَعْلِهَا نُشُوزاً أَوْ إِعْرَاضاً فَلاَ جُنَاْحَ عَلَيْهِمَا أَن يُصْلِحَا بَيْنَهُمَا صُلْحاً وَالصُّلْحُ خَيْرٌ…(النساء: 128) “Và nếu người vợ sợ người chồng đối xử tàn tệ hoặc bị bỏ rơi, thì hai đằng không có tội nếu chịu hoà giải với nhau; và hoà giải luôn luôn là (một giải pháp) tốt...”(Quran 4:128). Trong trường hợp này, người vợ được khuyên đi tìm sự hoà giải với chồng (có hay không có sự trợ giúp của gia đình). Đáng chú ý là Qur’an không khuyên vợ sử dụng đến hai phương sách là tránh quan hệ tình dục và đánh đập. Lý do cho sự khác biệt này có thể là để bảo vệ người vợ khỏi các phản ứng bạo lực từ chồng cư xử không đúng đắn. Những phản ứng bạo lực như vậy sẽ tổn hại cả người vợ và hôn nhân chứ không mang lại điều tốt. Một số học giả Muslim đề nghị rằng toà án có thể thay mặt người vợ áp dụng các phương sách này chống lại người chồng. Đó là toà án đầu tiên khiển trách người chồng bất trị, sau có cấm anh ta động đến giường của vợ và cuối cùng thi hành việc đánh phạt tượng trưng. [Muhammad Abu Zahra, Usbu al Fiqh al Islami (Cairo: al Majlisal A’la li Ri’ayat al Funun, 1963) p.66] Tóm lại, Islam cho các cặp vợ chồng muslim lời khuyên có tính khả thi hơn để cứu vãn hôn nhân trong trường hợp rối loạn và căng thẳng. Nếu một trong hai vợ chồng huỷ hoại mối quan hệ hôn nhân thì người kia được Qur’an khuyên làm bất cứ điều gì có thể và hiệu quả để giữ gìn mối liên hệ thiêng liêng này. Nếu tất cả các cách đều thất bại, Islam cho phép vợ chồng chia tay một cách yên bình và thân thiện. FATIHA VÀ ABBAS SOẠN THẢO Ý kiến bạn đọc |