PHỤ NỮ ISLAM VÀ PHỤ NỮ DO THÁI - THIÊN CHÚA GIÁO (Phần 6) 27.01.2010 03:22 - đã xem : 2623 12. NGƯỜI MẸ Dù một số nơi chỉ nói kính trọng người cha, ví dụ: "Con khôn ngoan nghe sự khuyên dạy của cha" (Proverbs 13:1), nhưng chưa bao giờ nói chỉ kính trọng mẹ. Hơn nữa, không có sự nhấn mạnh đặc biệt nào về đối xử tử tế với mẹ như một dấu hiệu của việc đánh giá cao sự chịu đựng to lớn của người mẹ trong việc sinh con và cho con bú. Bên cạnh đó, người mẹ không hề được thừa kế từ con cái như người cha. [Epstein, op. Cit., pp. 122] Thật khó nói rằng kinh Tân ước là một kinh thánh kêu gọi kính trọng người mẹ. Trái lại, người ta có ấn tượng rằng kinh Tân ước coi việc đối xử tử tế với người mẹ là một điều ngăn trở trên con đường đến với Thượng Đế. Theo kinh Tân ước, một người không thể trở thành một con chiên tốt xứng đáng với việc trở thành một tông đồ của Giê-su trừ khi anh ta căm giận mẹ mình. Nó cho rằng Giê-su đã nói: “Nếu có ai đến theo ta mà không ghét cha mẹ, vợ con, anh em, chị em mình, và chính sự sống mình nữa, thì không được làm môn đồ của ta” (Luke 14:26). Hơn nữa, kinh Tân ước mô tả một bức tranh của Giê-su khác đi hay thậm chí bất kính với người mẹ của mình. Ví dụ, khi bà mẹ đến tìm ông trong khi ông đang thuyết giáo cho một đám đông, ông không quan tâm đến việc ra ngoài gặp bà: “Mẹ và anh em Ngài đến, đứng ngoài sai kêu Ngài. Đoàn dân vẫn ngồi chung quanh Ngài. Có kẻ thưa rằng: Nầy, mẹ và anh em thầy ở ngoài kia, đương tìm thầy. Song Ngài phán cùng họ rằng: Ai là mẹ ta, ai là anh em ta? Ngài lại đưa mắt liếc những kẻ ngồi chung quanh mình mà phán rằng: Kìa là mẹ ta và anh em ta! Ai làm theo ý muốn của Đức Chúa Trời, nấy là anh em, chị em, và mẹ ta vậy. (Mark 3:31-35) Người ta có thể biện luận rằng Giê-su đang cố dạy cho người nghe một bài học quan trọng rằng các ràng buộc tôn giáo không kém phần quan trọng hơn các ràng buộc gia đình. Tuy nhiên, ông đã có thể dạy cho người nghe cũng bài học này mà không cần tỏ ra tuyệt đối lãnh đạm thờ ơ với mẹ mình như vậy. Quan điểm bất kính giống như vậy được mô tả khi ông từ chối tán thành một câu nói bởi một trong đám người nghe tôn sùng vai trò của mẹ ông trong việc sinh ra và chăm sóc ông: “Đức Chúa Giê-su đang phán những điều ấy, có một người đàn bà ở giữa dân chúng cất tiếng thưa rằng: Phước cho mẹ đã mang thai Ngài và cho Ngài bú! Đức Chúa Giê-su đáp rằng: Những kẻ nghe và giữ lời Đức Chúa Trời còn có phước hơn” (Luke 11:27-28). Nếu một người mẹ với tầm cỡ như bà Mary trinh tiết bị đối xử khiếm nhã như vậy, như mô tả trong kinh Tân ước, bởi người con trai tầm cỡ như Giê-su Christ thì một người mẹ Thiên Chúa giáo bình thường được đối xử bởi con trai Thiên Chúa giáo bình thường như thế nào? Trong Islam, lòng tôn kính, kính trọng và sự kính mến gắn liền với bổn phận làm mẹ là không gì bằng. Qur’an đặt tầm quan trọng của lòng tốt đối với cha mẹ đứng thứ hai chỉ sau tôn thờ Thượng Đế: وَقَضَى رَبُّكَ أَلاَّ تَعْبُدُواْ إِلاَّ إِيَّاهُ وَبِالْوَالِدَيْنِ إِحْسَاناً إِمَّا يَبْلُغَنَّ عِندَكَ الْكِبَرَ أَحَدُهُمَا أَوْ كِلاَهُمَا فَلاَ تَقُل لَّهُمَا أُفٍّ وَلاَ تَنْهَرْهُمَا وَقُل لَّهُمَا قَوْلاً كَرِيماً - وَاخْفِضْ لَهُمَا جَنَاحَ الذُّلِّ مِنَ الرَّحْمَةِ وَقُل رَّبِّ ارْحَمْهُمَا كَمَا رَبَّيَانِي صَغِيراً (الإسراء: -2324) “Và Rabb (Allah) của Ngươi (Muhammad) quyết định rằng các ngươi chỉ được thờ phụng một mình Ngài, và ăn ở tử tế với cha mẹ. Nếu một trong hai người (cha mẹ) hoặc cả hai người (cha mẹ) sống với ngươi đến tuổi già, chớ nói tiếng 'uff' vô lễ với hai người (cha mẹ), và chớ xua đuổi hai người (cha mẹ), mà phải ăn nói với hai người (cha mẹ) lời lẽ tôn kính. Và hãy nhân từ đối xử khiêm nhường với cha mẹ và (cầu nguyên) thưa: "Lạy Rabb của con! Xin Ngài rủ lòng thương cha mẹ của con giống như cha mẹ của con đã thương yêu, chăm sóc con lúc con hãy còn bé." (Quran 17:23-24). Qur’an trong một vài nơi khác đã nhấn mạnh đặc biệt tới vai trò to lớn của người mẹ trong việc sinh con và chăm sóc con: وَوَصَّيْنَا الْإِنسَانَ بِوَالِدَيْهِ حَمَلَتْهُ أُمُّهُ وَهْناً عَلَى وَهْنٍ وَفِصَالُهُ فِي عَامَيْنِ أَنِ اشْكُرْ لِي وَلِوَالِدَيْكَ إِلَيَّ الْمَصِيرُ (لقمان:(14 “Và TA đã truyền lệnh cho con người về (việc hiếu thảo với) cha mẹ. Mẹ của y đã cưu mang y từ đau yếu (gian khổ) này chồng lên đau yếu (gian khổ) khác; và cho y bú và dứt sữa y trong vòng hai năm; bởi thế hãy tạ ân TA – Allah – và biết ơn cha mẹ của ngươi...” (Qur’an 31:14). Nơi rất đặc biệt của người mẹ trong Islam đã được mô tả hùng hồn bởi Thiên sứ Mohammed (saw): "Một người đàn ông hỏi Thiên sứ (saw):"Tôi phải kính trọng ai nhất?' Thiên sứ (saw) trả lời: "Mẹ của anh". "Và ai tiếp theo?" người đàn ông hỏi tiếp. Thiên sứ (saw) trả lời: "Mẹ của anh". "Và ai tiếp theo?" người đàn ông hỏi. Thiên sứ (saw) trả lời: "Mẹ của anh". "Và ai tiếp theo?" người đàn ông hỏi. Thiên sứ (saw) trả lời: "Cha của anh". ( Al Bukhary và Muslim). Trong số ít lời giáo huấn của Islam mà người muslim vẫn trung thành tuân theo cho tới ngày nay là đối xử chu đáo với mẹ. Lòng tôn kính mà các bà mẹ muslim nhận được từ con trai và con gái là mẫu mực. Mối quan hệ nồng ấm mãnh liệt giữa các bà mẹ muslim và con cái của họ cùng với lòng kính trọng sâu sắc mà đàn ông muslim dành cho mẹ của họ thường làm kinh ngạc người Tây phương. [Armstrong, op. Cit., p. 8.] Một trong những khác nhau quan trọng nhất giữa Qur’an và Cựu ước là quan điểm của chúng về quyền thừa kế tài sản của phụ nữ từ người thân qua đời. Quan điểm của Cựu ước được mô tả ngắn gọn bởi giáo sĩ Epstein: "Truyền thống liên tục và không bị gián đoạn kể từ những ngày có Cựu ước không đưa cho những người phụ nữ của gia đình, vợ và con gái, quyền thừa kế di sản của gia đình. Trong kế hoạch thừa kế cổ xưa hơn, các nữ thành viên trong gia đình được coi là một phần của di sản và vì xa vời với pháp nhân của một người thừa kế như một nô lệ. Trong khi đạo luật Mosaic con gái được phép thừa kế nếu không còn đàn ông, người vợ không được công nhận là người thừa kế thậm chí trong các điều kiện như vậy."[ Epstein, op. Cit., pp. 175] Vì sao nữ thành viên của gia đình được coi là một phần của di sản gia đình? Giáo sĩ Epstein đã trả lời: "Họ được sở hữu - trước hôn nhân bởi người cha; sau hôn nhân bởi người chồng." [Ibid., p. 121.] Các luật thừa kế của Cựu ước được nói đến trong (Number 27:1-11(. Người vợ không có phần trong di sản của chồng, trong khi anh ta là người thừa kế đầu tiên của cô ấy, thậm chí trước cả con trai. Người con gái chỉ có thể thừa kế nếu không còn người thừa kế nam tồn tại. Người mẹ hoàn toàn không phải là người thừa kế trong khi người cha được thừa kế. Bà goá phụ và con gái trong trường hợp con trai vẫn còn, phó mặc cho người thừa kế nam cung cấp. Đó là vì sao bà goá phụ và bé gái mồ côi thuộc số các thành viên nghèo túng nhất của xã hội Do Thái. Thiên Chúa giáo đã hành động theo cách này trong thời gian dài. Cả luật giáo hội và dân sự ở các nước theo đạo Cơ Đốc không cho con gái cùng chia sẻ với anh em trai phần di sản của cha. Bên cạnh đó, người vợ bị tước mọi quyền thừa kế. Những luật phi lý này tiếp tục tồn tại đến cuối thế kỷ trước. [Gage, op. cit., p. 142.] Trong số những người ngoại giáo trước Islam, quyền thừa kế chỉ hạn chế riêng cho những người họ hàng nam giới. Qur’an loại bỏ tất cả phong tục bất công này và cho tất cả họ hàng nữ giới quyền thừa kế: لِّلرِّجَالِ نَصيِبٌ مِّمَّا تَرَكَ الْوَالِدَانِ وَالأَقْرَبُونَ وَلِلنِّسَاء نَصِيبٌ مِّمَّا تَرَكَ الْوَالِدَانِ وَالأَقْرَبُونَ مِمَّا قَلَّ مِنْهُ أَوْ كَثُرَ نَصِيباً مَّفْرُوضاً (النساء: 7) “Người đàn ông được hưởng một phần của gia tài do cha mẹ và bà con gần để lại; người đàn bà được hưởng một phần của gia tài do cha mẹ và bà con gần để lại; dù gia tài đó ít hay nhiều – chia phần đều có tính nhất định” (Quran,4:7). Những bà mẹ, người vợ, con gái và chị em gái muslim được nhận quyền thừa kế 1300 năm trước khi châu Âu công nhận những quyền này tồn tại. Việc chia tài sản thừa kế là một chủ đề rộng lớn với rất nhiều chi tiết (Qur’an 4:7,11,12,176). Luật chung là nữ giới được hưởng một nửa phần của nam giới trừ trường hợp mẹ được nhận phần bằng với cha. Luật chung này nếu đem tách ra riêng biệt khỏi các luật khác liên quan đến đàn ông và phụ nữ thì có vẻ như không công bằng. Để hiểu lẽ phải đứng sau luật này, người ta phải tính đến thực tế rằng các bổn phận tài chính của đàn ông trong Islam vượt xa so với bổn phận của phụ nữ (xem phần "Tài sản của vợ?"). Chú rể phải đưa cho cô dâu quà cưới. Quà cưới này trở thành tài sản độc quyền của cô ấy và giữ nguyên như vậy thậm chí sau này cô ấy ly dị. Cô dâu không bị buộc phải tặng chú rể bất cứ món quà tặng nào. Hơn nữa, người chồng Muslim có nhiệm vụ nuôi vợ con. Người vợ mặt khác không bị buộc phải giúp chồng trong vấn đề này. Tài sản và thu nhập của cô ấy là chỉ để cho cô ấy chi dùng trừ khi cô ấy tự nguyện đưa cho chồng. Bên cạnh đó, người ta phải nhận thấy rằng Islam ủng hộ mạnh mẽ cuộc sống gia đình. Nó rất khuyến khích thanh niên lập gia đình, can ngăn sự ly dị và không coi việc sống độc thân là đức tính tốt. Do vậy, trong một xã hội Islam đích thực, cuộc sống gia đình là cuộc sống bình thường và đơn giản hiếm khi có ngoại lệ. Đó là, hầu hết tất cả phụ nữ và nam giới trong độ tuổi kết hôn đều lập gia đình trong xã hội Islam. Trong chân lý của những thực tế này, người ta sẽ đánh giá cao đàn ông muslim nói chung chịu gánh nặng tài chính lớn hơn phụ nữ muslim và do vậy luật thừa kế có ý nghĩa bù đắp lại sự mất cân bằng này do vậy cuộc sống xã hội không có chiến tranh giữa giới và giữa các tầng lớp. Sau một so sánh đơn giản giữa quyền và nghĩa vụ tài chính của phụ nữ Muslim, một phụ nữ muslim Anh quốc đã kết luận rằng Islam đã đối xử với phụ nữ không những công bằng mà còn hào phóng. [B. Aisha Lemu and Fatima Heeren, Woman in Islam (London: Islamic Foundation, 1978) p. 23.] 14. CẢNH KHÓ KHĂN CỦA BÀ GOÁ Vì thực tế kinh Cựu ước không công nhận quyền thừa kế cho họ nên các bà goá thuộc số bị tổn thương nhất trong xã hội Do Thái. Các họ hàng nam giới thừa kế tất cả tài sản của người chồng quá cố cung cấp cho bà goá từ tài sản đó. Tuy nhiên các bà goá không có cách nào đảm bảo mình được cung cấp đầy đủ và sống nhờ lòng nhân từ của người khác. Do đó, các bà goá thuộc tầng lớp thấp nhất ở nước “Giu-đa bèn bảo Onan rằng: Con hãy lại gần vợ anh con, kết bạn cùng nàng như em chồng, đặng nối dòng dõi cho anh” (Genesis 38:8). Không đòi hỏi bà goá phải đồng ý với đám cưới này. Bà goá được đối xử như một phần tài sản của người chồng quá cố mà chức năng chính là đảm bảo cho hậu thế của chồng. Luật Thiên Chúa này vẫn được thực hành ở nước Israel ngày nay [. Ibid., p. 47.]. Một bà goá không con ở Những kẻ ngoại giáo Ả Rập thời tiền Islam cũng có thông lệ tương tự. Bà goá được coi là một phần tài sản của chồng được thừa kế bởi họ hàng nam giới của chồng và thường thường cô ấy được gả cưới cho con trai cả của chồng quá cố có với người vợ khác. Qur’an công kích gay gắt và bãi bỏ tục lệ hèn hạ này (4:22). وَلاَ تَنكِحُواْ مَا نَكَحَ آبَاؤُكُم مِّنَ النِّسَاء إِلاَّ مَا قَدْ سَلَفَ إِنَّهُ كَانَ فَاحِشَةً وَمَقْتاً وَسَاء سَبِيلاً (النساء: 22 ( « Và chớ cưới phụ nữ nào mà người cha của các người đã cưới làm vợ ngoại trừ trường hợp đã lỡ xảy ra (trong quá khứ) bởi vì đó là một điều ô nhục và là một tập tục đáng ghê tởm » (Qur’an 4:22). Bà quá và phụ nữ ly dị bị coi thường trong truyền thống Thiên Chúa giáo đến mức thầy tu cấp cao không thể cưới một goá phụ, một phụ nữ ly dị hay một con điếm: “Người (Cha cấp cao) phải cưới gái đồng trinh làm vợ. Người chẳng nên cưới bà goá, đàn bà bị ly dị, hay gái điếm ô uế, nhưng phải cưới một người đồng trinh trong người dân của mình. Người chẳng nên làm ô danh dòng họ mình giữa người dân của người. (Lev. 21:13-15) Ở Qur’an mặt khác không công nhận những người có đẳng cấp hay đặc quyền và người tai hoạ. Goá phụ và phụ nữ ly dị có quyền tự do cưới bất kỳ ai họ muốn. Không có vết nhơ gắn liền với ly dị hay sự goá phụ trong Qur’an: وَإِذَا طَلَّقْتُمُ النَّسَاء فَبَلَغْنَ أَجَلَهُنَّ فَأَمْسِكُوهُنَّ بِمَعْرُوفٍ أَوْ سَرِّحُوهُنَّ بِمَعْرُوفٍ وَلاَ تُمْسِكُوهُنَّ ضِرَاراً لَّتَعْتَدُواْ وَمَن يَفْعَلْ ذَلِكَ فَقَدْ ظَلَمَ نَفْسَهُ وَلاَ تَتَّخِذُوَاْ آيَاتِ اللّهِ هُزُواً …(البقرة: 231) “Và khi các ngươi ly dị vợ và họ sắp hoàn tất thời hạn ở vậy (‘Iddah) thì, hoặc giữ họ lại một cách tử tế hoặc trả tự do cho họ một cách tốt đẹp; và chớ giữ họ lại để làm khổ họ, làm thế các ngươi sẽ phạm tội. Và ai làm thế thì thật sự sẽ làm hại bản thân (linh hồn) mình; và chớ mang các Lời Mặc Khải của Allah ra làm điều bỡn cợt…” (Qur’an 2:231). وَالَّذِينَ يُتَوَفَّوْنَ مِنكُمْ وَيَذَرُونَ أَزْوَاجاً يَتَرَبَّصْنَ بِأَنفُسِهِنَّ أَرْبَعَةَ أَشْهُرٍ وَعَشْراً فَإِذَا بَلَغْنَ أَجَلَهُنَّ فَلاَ جُنَاحَ عَلَيْكُمْ فِيمَا فَعَلْنَ فِي أَنفُسِهِنَّ بِالْمَعْرُوفِ … (البقرة: 234) “Và những ai trong các ngươi chết bỏ vợ lại, các goá phụ này vì quyền lợi của bản thân sẽ phải ở vậy (‘Iddah) bốn tháng và mười ngày. Do đó, khi họ hoàn tất thời hạn ở vậy, các ngươi không có tội về việc họ tự giải quyết bản thân của họ một cách biết điều…” (Qur’an 2: 234). وَالَّذِينَ يُتَوَفَّوْنَ مِنكُمْ وَيَذَرُونَ أَزْوَاجاً وَصِيَّةً لِّأَزْوَاجِهِم مَّتَاعاً إِلَى الْحَوْلِ غَيْرَ إِخْرَاجٍ فَإِنْ خَرَجْنَ فَلاَ جُنَاحَ عَلَيْكُمْ فِي مَا فَعَلْنَ فِيَ أَنفُسِهِنَّ مِن مَّعْرُوفٍ وَاللّهُ عَزِيزٌ حَكِيمٌ (البقرة: 240) “Và những ai trong các ngươi chết bỏ vợ lại (trần gian) thì nên lập di chúc cho các quả phụ bằng một năm cấp dưỡng và không được trục xuất họ ra khỏi nhà; nhưng nếu họ bỏ đi, thì các ngươi không có tội về điều họ tự giải quyết bản thân của họ một cách biết điều. Và Allah Toàn Năng, Rất Mực Sáng Suốt (trong việc quy định đó)”. (Qur’an 2:240) FATIHA VÀ ABBAS SOẠN THẢO Ý kiến bạn đọc |