SOLATU AT TAWBAH (HÀNH LỄ TẠ LỖI) 28.08.2007 16:47 - đã xem : 6422 Alhamdulillah, xin ca ngợi và tạ ơn Allah đã cho chúng ta đi theo tôn giáo Islam. Ðây là hồng phúc lớn lao mà Ngài luôn ban bố và tha thứ cho những người Muslim. Do đó, mỗi khi chúng ta vấp phải lỗi lầm thì nên lấy nước wudu rồi hành lễ nguyện sám hối với Allah (Solatu At Tawbah). Thời gian của hành lễ sám hối này được cho phép bất cứ lúc nào (cho đến lúc hấp hối hoặc cho đến khi mặt trời mọc từ hướng Tây). Vì Allah đã chấp nhận sự solah sám hối nầy cho những người muslim, nhưng Ngài không dành ân huệ nầy cho những cộng đồng trước đây (Do-Thái và Thiên-Chúa giáo). Bởi lẽ, Allah đã phán về cộng đồng của Nabi Musa (A) trước kia như sau: "Và hãy nhớ lại khi Musa đã nói với đám dân của Người. 'Này hỡi dân ta! Quả thật, các người đã tự làm hại bản thân mình qua việc các người đã thờ con bò con, bởi thế hãy quay về sám hối với Rabb của các người. Do đó, hãy tự giết (những tên tội lỗi của) các người. Ðiều đó tốt cho các người hơn dưới cái nhìn của Rabb của các người'. Tiếp đó Ngài quay lại tha thứ cho các người bởi vì quả thật Ngài là Ðấng Hằng Quay Lại Tha Thứ. Ðấng Rất Mực Khoan Dung". Suroh 2 : 54. Vinh Quang nơi Ðấng Thuơng Xót, Ðấng Rất Mực Rộng Lượng đã ban mọi sự dễ dàng cho cộng đồng Muslim chúng ta để hành đạo tốt đẹp, Ngài còn tha thứ cho chúng ta khi vấp phải tội lỗi mà biết ăn năn sám hối và xin trực tiếp với Ngài (Ðấng Tha Thứ) bằng cách Solah At Tawbah (Solah sám hối) để quay trở về với Ngài... Giáo lý liên quan về solah sám hối... Tất cả những vị Ulama đồng ý kiến là phải solah sám hối, qua hadith dẫn chứng của ông Amir Al Moaminine Aly Ibnu Abu Talib (R) nói như sau : "Một khi tôi được nghe về hadith của Rasul (saw) nó đem lại rất nhiều sự hữu ích cho tôi và cho những ai có thể, khi ai nhắc đến lời nói của Rasul (saw), tôi yêu cầu họ xác nhận với lời thề có Allah làm chứng là lời nói đó là thật. Lần nầy tôi lại nghe ông Abubakar As Siđđik (R) nói và tôi đã tin ông ấy, và ông ta nói như sau : - Tôi có nghe Rasul (saw) nói : < Những nô lệ nào đã vấp phải tội lỗi, sau đó lấy nước wuđu rồi solah hai rak'at cầu xin với Allah tha thứ, thì sẽ được Ngài tha thứ. > Sau đó ông đọc ayat Qur'an với ý nghĩa sau : "Và những ai khi đã phạm một điều thô bỉ hoặc làm hại bản thân liền tưởng nhớ Allah và cầu xin Ngài tha tội, và ai có thể tha tội nếu không phải là Allah? Và họ không tái phạm điều sai quấy mà họ đã làm." Suorh 3 : 135 (Hadith do Musnad Imam Ahmad số : 1/153) và nhiều sách hadith khác. Một hadith khác chứng minh về sự solah sám hối như sau: Ông Yusof ibnu Abdulloh ibnu Salam (R) nói: < Lúc ông Aba Ađ Darda'u (R) bệnh nặng tôi có đến thăm và không lâu thì ông từ trần. Ông ấy nói với tôi: - Hỡi đứa con của người anh em (có nghĩa là cháu), việc gì hoặc có chuyện gì đưa cháu đến nơi nầy? Tôi trả lời: - Thưa tôi không có công việc gì làm ở đây ngoại trừ tình máu mũ giữa ông với ba tôi nên tôi đến đây để thăm ông. Ông Aba Darđa'u (R) nói: - Hãy đở ta ngồi dậy. Tôi đở ông ta ngồi dậy và ngồi đằng sau lưng ông ta, rồi ông ta nói tiếp: - Thời gian trôi qua thật mau... Ta có nghe Rasul (saw) nói: "Những ai lấy nước solah một cách hoàn chỉnh, sau đó solah hai hoặc bốn rak'at với đầy đủ nghi thức rukua, sujud (một cách trịnh trọng, khiêm tốn), rồi cầu xin Allah tha tội, thì Ngài sẽ tha thứ cho."> Hadith do Imam Ahmad ghi lại trong Musnad số: 6/450 Và cũng được nhiều nhà nghiên cứu hadith khác ghi lại. Ông Al Hassan (R) thuật lại lời của Rasul (saw): "Khi nô lệ nào đó vấp phải tội lỗi, rồi lấy nước solah một cách vẹn toàn, sau đó solah hai rak'at cầu xin với Allah tha tội, Allah sẽ tha thứ tội lỗi cho họ." Hadith do Al Baihaky ghi lại trong mục "Phần tử của đức tin". Ông Abdulloh ibnu Buroiđah (R) thuật lại lời của Rasul (saw) nói với ông Bilal (R) vào một buổi sáng: "Hỡi Bilal, người làm gì mà vào thiêng đàng trước ta? Bởi vì tối hôm qua ta được ghé qua thiêng đàng và nghe tiếng chân của ngươi (đi trong đó). Ông Bilal trả lời: -Thưa thiên sứ của Allah, mỗi lần tôi vấp phải tội lỗi, tôi liền solah hai rak'at để xin Allah tha thứ, và mỗi lần tôi bị mất nước solah tôi đều lấy nước lại. Rasul (saw) nói: - Chỉ có vậy thôi sao?" Hadith do Ibnu Khuzaimah ghi lại. Ông Omar ibnu Al Khottob (R) kể lại là Rasul (saw) có nói: "Những ai trong các ngươi, lấy nước solah một cách vẹn toàn, sau đó đọc câu shahađah: ‘Tôi xin chấp nhận chỉ có Allah duy nhứt để tôn thờ, không ai đồng đẳng với Ngài, và tôi cũng xin chấp nhận Muhamad là nô lệ và là sứ giả của Ngài’, Allah sẽ mở tám cánh cửa thiêng đàng để cho người đó tự ý mà vào." Hadith Muslim. Và hadith khác do Al-Bukhory và Muslim ghi lại lời thuật của ông Osman ibnu Affan (R) kể lại Rasul (saw) có nói: "Những ai lấy nước solah như Ta lấy, xong solah hai rak'at mà giữa khoảng thời gian đó không bàn về chuyện gì khác, Allah sẽ tha thứ những tội lỗi ở quá khứ của họ." Hadith trên đây đã được bốn vị Khulafa Ar Roshidien thuật lại từ chính lời nói của Rasul (saw), Ngoài ra còn có rất nhiều sách hadith khác ghi lại là những ai solah sám hối xin trực tiếp với Allah tha thứ thì sẽ được xóa đi những tội lỗi. Trên đây là lời giải thích của ông Al Hafis ibnu Khathir (Xem lại tafsir quyển 2 trang 104 và 105). Lý do của sự solah sám hối. Ông Ibnu Al Arabia giải thích hadith của ông Abu Bakar (R) về solah sám hối như sau: < Hadith đó nói lên sự chân thành của người phạm lỗi với Allah, nay họ đã ăn năn sám hối thì cách tốt nhứt là lấy nước solah để tẩy sạch, rồi solah hai rak'at cầu xin nơi Allah tha thứ.> (Xem sách A 'ridoh Al Ahwazy quyển 2 trang 197). Shiekh Abdurrohman ibnu Kosim (R) giải thích về hadith của ông Abu Bakar: <Hadith đó nói lên sự chân thành trong việc tuân lệnh Allah về sự sám hối, bởi vì người đó đã biết lỗi và ăn năn sám hối, họ muốn tẩy sạch lỗi của mình bằng cách lấy nước solah, rồi solah cầu xin với Allah tha thứ, nếu người đó thi hành một cách nghiêm chỉnh và trung trực thì Allah sẽ tha thứ cho, vì Ngài không bao giờ thất hứa.> (Xem sách Al Ikham Sharhu Usul Ahkam quyển 1 trang 321). Giờ khắc để solah sám hối. Theo giáo lý thì solah sám hối được phép thực hiện bất cứ giờ phút nào, nhưng phải trước những giờ khắc sau: 1)- Khi con người đang hấp hối, có nghĩa là thần chết đã đến, lúc đó Allah không chấp nhận sự sám hối nữa. Qua lời phán của Ngài như sau: "Việc hối cải không có hiệu quả đối với những ai tiếp tục phạm tội cho đến khi người của họ sắp chết, y mới nói: - Bây giờ tôi hối cải..." Suroh 4: 18. Qua hadith Rasul (saw) nói: "Allah luôn chấp nhận sự sám hối của nô lệ cho đến khi con người không còn cơ hội nữa." (Có nghĩa là đến khi sắp chết). Hadith do Imam Ahmad ghi lại trong Musnad số 9/17 và những sách hadith khác. 2)- Một khi Allah ban xuống sự trừng trị, hình phạt, thì lúc đó sự sám hối không còn giá trị nữa, qua lời phán của Ngài: "Nhưng đức tin của họ vào lúc họ thấy hình phạt của TA chẳng giúp ích gì được cho họ. Ðó là Sunnah (Ðường Lối) của Allah mà Ngài dùng đối xử với bầy tôi của Ngài (từ thuở nào). Và những kẻ không có đức tin cuối cùng nhất định sẽ thua thiệt." Suroh 40: 85. Cũng như Allah không chấp nhận sự sám hối của Firoun, khi nước đã ngập đến cần cổ thì hắn mới thừa nhận Allah là Chúa Tể của Vũ trụ. Vì tánh tự cao, tự đại cho rằng chính hắn là Chúa Tể, nhưng khi thần chết đến với hắn thì đã muộn rồi. Allah phán với ý nghĩa là: "...Cho đến khi Y bị nhận chìm dưới nước, Y mới nói: - Tôi tin tưởng quả thật là Ngài, Không có Thượng Ðế nào ngoài Ðấng mà con cháu của Israel tin tưởng. Và tôi là một người Muslim thần phục Ngài. (Allah phán): - A bây giờ nhà ngươi mới tin. Trước đây không lâu nhà ngươi hãy còn làm loạn và nhà ngươi là một kẻ thối nát." Suroh 10: 90-91. 3)- Một khi mặt trời mọc từ hướng Tây, thì lúc đó Allah không chấp nhận sự sám hối nữa. Ngài đã phán: "…Vào một ngày mà một vài Dấu hiệu của Rabb của Ngươi hiện ra, đức tin của một người sẽ chẳng giúp ích gì cho linh hồn của người đã từng không tin tưởng trước đó và đã không thu hoạch được một điều tốt nào trong đức tin của họ ..." Suroh 6: 158. Rasul (saw) có nói: "Những ai sám hối trước khi mặt trời mọc từ hướng Tây, thì Allah sẽ chấp nhận sự sám hối đó." Hadith do Muslim ghi lại. Qua hadith khác của ông Abu Hurairoh (R) thuật lại lời của Nabi (saw): "Ngày tận thế sẽ không xãy ra cho đến khi mặt trời mọc từ hướng Tây, khi đó tất cả đều tin tưởng (ở Allah), nhưng khi ngày đó đến, sự tin tưởng của họ lúc đó không giúp ích gì, vì trước đó họ không hề tin tưởng, và sự tin tưởng lúc đó không thu hoạch được gì cho họ." Hadith do Muslim ghi lại trong mục Al Iman. Tóm lại, sự solah sám hối được phép solah trong bất cứ mọi thời điểm nào dù trong giờ cấm, vì Allah là Ðấng Hằng Rộng Lượng và Tha Thứ. Khi nào mới solah sám hối… Vấn đề nầy có sự bất đồng ý kiến giữa những vị Ulama (học giả Islam) là sự solah trước khi sám hối hay sau khi sám hối? Sau đây là ba ý kiến khác nhau như sau: (a) Nên solah trước khi sám hối (Aridoh Al Ahwazy quyển 2 trang 197) – (b) Nên solah sám hối sau khi ăn năn sám hối (Soheh Ibnu Habban 2/10) – (c) Solah trước hoặc sau khi ăn năn sám hối cũng giống nhau (Inhayah Al Muhtãaju 2/122). Qua nhiều bằng chứng vững chắc thì ý kiến thứ nhất (a) được đa số đồng ý. Tuy nhiên, hai ý kiến sau cũng không mâu thuẩn hay đi ngược lại với Kinh Qur'an và Sunnah. Cầu xin Allah tha tội ở đây có nghĩa là: Ăn năn sám hối qua những hành động tội lỗi của mình vấp phải và hứa là sẽ không tái diển nữa. Nếu rằng đó là tội với con người thì phải xin lỗi người đó để được tha tội, chớ không liên quan đến Allah. Qua sự ghi lại của ông Suffiyan ibn Uyainah (R) thì ông Az Zuhry đã nghe Bà Aysha (mẹ của những người tin tưởng) thuật lại là Rasul (saw) có nói với bà như sau: "Hỡi Aysha, một khi bà cảm thấy có tội với Allah thì hãy xin Ngài tha tội, bởi vì sự hối hận từ tội lỗi được thể hiện qua cách ăn năn sám hối và xin tha tội." Hadith do Imam Ahmad ghi lại trong musnah số 6/ 264. Thể thức sola sám hối. Cách thức solah sám hối cũng giống như Solah Nafil (nghĩa là phải hội đủ những điều kiện và sự bắt buộc của sự solah). (Xem Madmoua fatawa Ibnu Taimiyah 23/210). Nó gồm có hai rak'at như hadith của ông Abu Bakar As Siđik ® thuật lại. Sự solah sám hối chỉ được thực hiện với tính cách cá nhân chớ không thể thực hiện tập thể được (xem Al Muogny 2/539). Sau khi solah xong, cầu xin Allah với sự thành tâm và hứa với Ngài là sẽ không tái phạm nữa. Sau đây là ý kiến riêng của ông Imam Al Gazaly nói về cách thức solah sám hối: - Sau khi tự biết mình có tội, nên lấy nước wuđu rồi solah hai rak'at vì Allah, sau đó cầu xin với Allah tha tội (bảy lần), kế tiếp đọc câu: “Subhanallah hul azim wa bihamđihi” (một trăm lần), rồi bố thí và nhịn chay thêm một ngày. (Al Ahyaa 4/49). Nhưng có những sách giải thích thêm về cách sám hối như: Tìm một chỗ nào thật vắng vẽ, cúi mặt xuống đất, bôi cát lên mặt, tỏ vẻ thật hối hận với tiếng nói thật đau khổ, và tự trách bản thân đã chối từ hồng phúc của Allah... Những điều nầy không có bằng chứng để xác minh, nên chúng ta không được áp dụng theo kiểu cách này, nếu không sẽ vướng vào tội làm biđ'ah. Sự đúng thật là, Istigfar (cầu xin tha thứ), sau đó Tasbih Subhanallah, và Tahmid (Tạ ơn và khen ngợi Allah), Alhamdulillah... Allah đã phán với ý nghĩa: "Và những ai khi đã phạm một điều thô bỉ hoặc làm hại bản thân liền tưởng nhớ Allah và cầu xin Ngài tha tội" Suroh 3:135. (Xem Tafsir Ibnu Taimiyah trang 45-50, Adwa 'ul Bayan quyển 3 trang 123). Còn việc bố thí trong đề tài nầy có tính cách tăng thêm lòng thành và mong muốn được Allah tẩy sạch những gì không thanh khiết của mình, qua lời phán của Allah: "Nếu các ngươi công bố vật bố thí của các ngươi cho thiên hạ biết, điều đó cũng tốt thôi. Ngược lại, nếu các ngươi giấu kín nó và trao nó đến tận tay của người nghèo, điều đó tốt cho các ngươi hơn (việc từ thiện), sẽ xóa đi khỏi các ngươi một số tội lỗi. Và Allah Rất Am Tường về những việc (điều tốt) các ngươi đã làm." Suroh 2 : 271. Ông Ka'bun ibnu Malik (R) muốn được Allah chấp nhận sự sám hối của ông thì ông có đến thưa với Rasul (saw) rằng: - Thưa Thiên Sứ của Allah, sự sám hối của tôi là tôi sẽ xuất tiền ra để bố thí vì Allah và vì thiên sứ của Ngài? Rasul (saw) nói: - Hãy giữ lại một phần nào cho ông thì tốt hơn. Ông Ka'bun nói: - Thưa Thiên sứ, tôi sẽ giữ lại một phần mà tôi được chia ở trận Khoibar. Hadith do Al Bukhory và Muslim ghi lại. Dựa vào hadith trên do Al Bukhory và Muslim ghi lại về câu chuyện sám hối của ông Ka'bun ibnu Malik (quyển 8 Trang 111-116 và hadith số: 4418) thì chúng ta được phép dâng hiến phần của cải hay bất động sản để làm sở hữu chủ cho công cộng (như in kinh sách, cất nhà cho trẻ mồ côi hoặc cất nhà cho khách qua đường tạm trú...). Nhưng những của cải ấy không được bán dù với hình thức nào, từ ngữ Arab gọi là "Wakfu". Allah đã phán về câu chuyện nầy như sau: "Chắc chắn Allah quay lại tha thứ cho Nabi và các tín đồ Di Cư (Muhajir) và các tín đồ Trợ Giúp (Ansar)." Suroh 9:117 (Xem Soheh Muslim trong phần giải thích của ông An Nawawy về sự sám hối, Kitab At Tawbah 17/96-97). Một hadith khác do ông Abi Hurairoh (R) thuật lại lời của Rasul (saw): "Những ai dùng lời thề nói: <Wallat> thì hãy đọc lại câu ‘La I-la ha Illolloh’, và nếu ai nói với bạn của anh ta: Tôi cá với anh là (như thế nầy...), thì người nói đó phải xuất Zakat (bố thí) để chuộc tội". Hadith do Al-Bukhory và Muslim ghi lại. (Riêng Hadith Muslim có ghi thêm: - Hãy bố thí một vật gì đó...) Theo sự giải thích của Imam Muslim dựa vào ý kiến của các vị Ulama về ý nghĩa bố thí ở trên: "Phải bố thí để chuộc lại lời nói sai lầm của mình, còn giá trị bao nhiêu thì tùy theo khả năng, chứ không nhứt định. Quan trọng ở đây là sửa sai và nên tránh tối đa những lời không ích lợi có thể hại đến bản thân. Còn vấn đề thề với <Wallat> và là thần tượng của Ða thần giáo tôn thờ, nên phải đọc lại câu kalimah (chấp nhận chỉ có Allah Duy Nhứt)." Qua hadith khác Rasul (saw) có nói: "Sự bố thí làm sạch đi những tội lỗi cũng như nước làm tắt đi ngọn lửa." Do Imam Ahmad ghi lại trong Musnad 3/321. Có rất nhiều hadith nói về sự bố thí (Sođakoh) để làm sạch bản thân từ những tội lỗi. Và sự Istigfar (cầu xin tha tội) sẽ được Allah lượng thứ qua những lời thỉnh cầu chân thật đó. Như hadith của ông Abu Hurairoh (R) thuật lại lời của Rasul (saw) như sau: "Xin Allah làm chứng, Ta cầu xin Allah tha tội và sám hối với Ngài trong một ngày một đêm không dưới bảy chục lần." Hadith do Al Bukhory ghi lại trong mục "Ad Da'wah và Istigfar Nabi (saw) số: 6307. Ông Al Agro Al Mazny (R) thuật lại lời của Nabi (saw): "Là một điều tao nhã trong lòng, vì ít nhứt mỗi ngày Ta đều cầu xin Allah tha thứ (istigfar) đến hơn một trăm lần." Hadith do Muslim ghi lại trong kitab Az Zikr (2702). Ðể xác nhận những điều trên Allah đã phán trong Qur'an với ý nghĩa: "Và hãy dâng lễ nguyện vào hai đầu mút của ban ngày và vào một số giấc ban đêm (Zulafan), bởi vì điều thiện sẽ xóa tan điều ác (tội lỗi). Ðó là điều nhắc nhở cho những người lưu ý." Suroh 11:114. (Ayat này đã chứng minh việc thiện sẽ xóa đi việc tội lỗi mà chúng ta đã vấp phải). Qua hadith khác do ông Abu Huarairoh (R) thuật lại từ Nabi (saw): "Sự hành lễ năm lần trong một ngày đêm, hành lễ Juma'at nầy đến Juma'at (thứ sáu) kia, nhịn chay tháng Ramadan nầy đến tháng Ramadan kia, giữa thời gian đó nếu có phạm phải tội lỗi dù lớn, Allah sẽ tha thứ cho." Hadith do Muslim ghi lại số 233. (Có nghĩa là qua sự hành đạo và làm việc thiện tốt, Allah sẽ tha tội cho những gì mình vấp phải trong thời gian hành đạo đó. Tuy nhiên, cũng nên lưu ý về cách thức cũng như những số lượng Tasbir, Tahmid, nhịn chay… phải dựa vào những hadith đúng thật chớ không thể làm thêm những gì Rasul (saw) không chỉ dạy, nếu không thì việc làm đó sẽ trở thành biđ'ah, đừng tạo ra những điều không có trong Islam (haram), như hadith của bà Aysha (mẹ của những người tin tưởng) thuật lại lời của Rasul (saw): "Những ai tạo ra việc gì không do Ta chỉ dạy đều bị bác bỏ." Hadith do Al Bukhory và Muslim ghi lại. Ông Abdulloh ibnu Jabir (R) thuật lại: Mỗi khi Rasul (saw) giảng thuyết thì cặp mắt của Người đỏ lên, tiếng nói của Người vang lên mạnh mẻ và gương mặt của Người thay đổi sắc diện giống như Ngài đang ra lệnh cho quân sỉ tiến lên, như Người đã nói: "Allah đã gởi Ta xuống song song với Ngày Tận Thế." Người đưa hai ngón tay trỏ và giữa ra để làm dấu, sau đó Người nói tiếp: "Những gì tốt lành nhứt của các người là phải nắm lấy Qur'an, và sự hướng dẫn chỉ dạy đúng nhứt là sự hướng dẫn dìu dắt của Muhammad, và điều bất lành nhứt là những điều mới mẻ (bid’ah) mà người ta thêm vào, và tất cả những gì (biđ'ah) thêm vào đều là sự lầm thang." Hadith do Muslim ghi lại số 867. Ông Mulla Aly Al Qory (R) khi solah sám hối thường đọc những Suroh sau đây: Rak'at thứ nhứt sau khi đọc "Fatihah" thì ông đọc bài "Al Kafirune" và rak'at thứ nhì sau khi đọc bài Fatihah thì ông đọc bài "Kulhu wahlohu ahad” (Al-Ihlas). Ngoài hai bài đó ra ông cũng thường đọc những ayat (đoạn kinh) sau đây: "Và những ai khi đã phạm một điều thô bỉ hoặc làm hại bản thân liền tưởng nhớ Allah và cầu xin Ngài tha tội, và ai có thể tha tội nếu không phải là Allah ? Và họ không tái phạm điều sai quấy mà họ đã làm." Suroh 3:135. Hoặc: "Và ai làm điều tội lỗi hoặc làm hại bản thân của mình rồi cầu xin Allah tha thứ thì sẽ thấy Allah Hằng Tha Thứ, Rất Mực Khoan Dung." Suroh 4:110. Thật ra thì không có một hadith nào dẫn chứng là Rasul (saw) hoặc những vị bạn hữu (Sahabah) của Người bắt buộc đọc một suroh (chương) hay một ayat (đoạn) nào nhất định cả, do đó chúng ta có thể đọc bất cứ suroh hay ayat nào mà chúng ta muốn mỗi khi solah sám hối. Với những bằng chứng của những Hadith kể trên về cách thức thi hành solah sám hối, hy vọng Allah sẽ chấp nhận sự sám hối của chúng ta. Cầu xin Allah ban mọi sự tốt lành và bình an cho Rasul (saw) cùng gia quyến, những bạn hữu của Người và những người noi theo sự chỉ dẩn của Người, amin.
Do Hosen Mohamad dịch theo sách "Solatu Attawbah" của Tiến sỉ Abdulloh Ibnu Abdulaziz Al Jibrin, Giáo sư trường đại học Riyad, Saudi Arabia. Ý kiến bạn đọc |