-Chân Lý Islam | baiviet | PHỤ NỮ ISLAM | THÂN TRẠNG CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ ISLAM
Bismillah-ir Rohman-ir Rohim / Assalamu Alaikum Warohma tulloh wabarakatu
GIỚI THIỆU TÔN GIÁO ISLAM - CHÂN LÝ CỦA NHÂN LOẠI
THÂN TRẠNG CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ ISLAM
29.12.2007 00:08 - đã xem : 2443

Nội dung của Thiên kinh Qur’an và những người Muslim buổi ban đầu cho thấy rõ là người phụ nữ cũng có giá trị sống còn như chính nam giới, và người phụ nữ không thấp kém hơn đàn ông.


Người Muslim xem phụ nữ ngang hàng với đàn ông. Tuy nhiên, giới bên ngoài Islam dựa vào một số chứng tích bề ngoài thường có thắc mắc về thân trạng của người phụ nữ trong Islam.

Để hiểu rõ Islam đã xác lập những gì cho phụ nữ, không cần phải tỏ ra xót xa về hoàn cảnh của họ trong kỷ nguyên tiền Islam hoặc trên thế giới ngày nay làm gì. Trên căn bản, các quyền hạn và trách nhiệm của người phụ nữ đều ngang hàng với nam giới nhưng trong bản chất cần xác định rõ, họ không nhất thiết giống như đúc tức đồng dạng với nam giới. Sự bình đẳng và sự đồng dạng là hai việc hoàn toàn khác biệt nhau. Khác biệt có thể hiểu được bởi lẻ đàn ông và đàn bà không thể giống nhau được, nhưng họ đã được tạo ra ngang hàng nhau. Với phân biệt đó trong tâm trí, thì sẽ không đặt thành vấn đề. Thực sự không thể bao giờ tìm được hai người đàn ông và người đàn bà giống hệt nhau cả.

 

Sự phân biệt giữa bình đẳng và giống hệt nhau vô cùng quan trọng. Sự bình đẳng đáng được ước muốn, có tính chánh đáng và công bằng, nhưng sự giống như nhau thì không thể được như vậy. Với sự biệt phân đó trong tâm trí thì sẽ không chổ để tưởng tượng người phụ nữ thấp kém hơn người đàn ông được. Không có cơ sở nào để có thể phỏng đoán được nàng kém quan trọng hơn người đàn ông được, bởi lẽ các quyền hạn của nàng không cùng các quyền hạn của đàn ông. Nếu thân trạng của phụ nữ giống hệt đàn ông thì đơn giản, nàng chỉ là bản sao lục của người đàn ông mà thôi. Thực tế không phải và không thể như thế. Việc Islam ban cấp cho người phụ nữ các quyền hạn bình đẳng, nhưng không giống nhau, cho thấy Islam đã xem xét đúng mức, thừa nhận và công nhận nhân cách độc lập của phụ nữ.

 

Thân trạng của phụ nữ trong Islam là một cái gì có tính duy nhất, những gì sáng tạo, những gì không có gì giống đực trong các hệ thống khác. Những gì Islam đã xây dựng cho người phụ nữ là những gì phù hợp với bản chất người phụ nữ, ban cấp cho người phụ nữ an toàn đầy đủ và bảo vệ họ chống lại mọi trường hợp ô nhục và các ngỏ ngách bất định của cuộc sống. Chúng ta không cần đi sâu vào chi tiết về thân trạng người phụ nữ hiện đại và những rủi ro mà họ phải đương đầu để sanh sống; họ phải lao động cực nhọc, phải hy sinh nhiều quyền tự nhiên của họ để đạt được quyền học hỏi và quyền tự do làm việc do luật pháp thế tục ban cấp. Họ hành sử các quyền tự do đi ra ngoài đời một cách độc lập, lao động và sanh nhai, tự cho là bình đẳng với nam giới, nhưng điều này đáng buồn thay, lại kèm theo cái giá mà gia đình của họ phải trả. Điều này ai cũng rõ và hiển nhiên. Đối với Islam, thân trạng của phụ nữ xuất phát từ các đảm bảo do quy định của Thượng Đế và nội dung có thể tóm lược như sau:

 

1.     Islam công nhận phụ nữ là một đối tác bình đẳng với nam giới trong sự sanh sôi nẩy nở của nhân loại. Trong khi chàng là người cha, thì nàng là người mẹ, và cả hai đều thiết yếu cho cuộc sống. Vai trò của nàng không kém sống còn so với vai trò của chàng. Qua sự đối tác này, nàng có một chia phần ngang bằng với chàng trong mọi trạng thái; nàng có cùng quyền hạn với chàng; nàng nhận các trách nhiệm ngang bằng, và trong con người nàng cũng có bao nhiêu đức tính tốt, cũng có bao nhiêu lòng nhân ái như trong con người của bên nam giới. về sự đối tác bình đẳng này trong công cuộc sinh sôi nẩy nở của loài người, Allah đã phán trong thiên kinh Qur’an như sau: [Hỡi nhân loại! TA đã tạo hóa các ngươi từ một người nam và một người nữ và làm cho các người thành quốc gia và bộ lạc để các người nhận biết lẫn nhau (như anh em). Quả thật, dưới cái Nhìn của Allah, người vinh dự nhất là người ngay chính và sợ Allah nhất trong các người. Quả thật, Allah Biết hết, Rất Am tường (mọi việc)] S. 49 / A. 13

 

 

2.     Phụ nữ ngang hàng với nam giới trong việc gánh vác các trách nhiệm dù là cá nhân hay chung và trong việc tiếp nhận các phần thưởng cho các hành vi của nàng. Nàng được thừa nhận là một nhân cách độc lập, sở hửu các đức tính của con người và xứng đáng với các ước nguyện tâm linh. Bản chất con người của nàng không thấp kém hơn và cũng không đi lệch khỏi nam giới. Cả hai đều là các thành viên của nhau mà Allah phán trong thiên kinh Qur’an như sau: [Và những người tin tưởng, nam và nữ, là đồng minh bảo vệ lẩn nhau…] S. 9 / A. 71

 

 

3.     Phụ nữ bình đẳng với nam giới trong việc theo đuổi giáo dục và kiến thức. Khi ban lệnh người Muslim tìm kiếm hiểu biết, Islam không phân biệt nam hoặc nữ. Đã gần 14 thế kỷ qua, Nabi Muhammad (saw) đã tuyên bố mọi người Muslim nam và nữ đều có trọng trách theo đuổi kiến thức. Lời tuyên bố này rất rõ ràng và đã được người Muslim thực hiện xuyên qua lịch sử.

 

4.     Phụ nữ có tự do phát biểu cũng như nam giới. Các ý kiến của phụ nữ được xem xét và không thể bị gạt ra vì lý do thuộc phái nữ. Trong thiên kinh Qur’an cũng như trong lịch sử, người phụ nữ chẳng những phát biểu tự do ý kiến của họ mà còn tranh luận và tham gia vào các cuộc bàn cải nghiêm trọng với chính bản thân Nabi Muhammad (saw) cũng như với các nhà lảnh đạo Muslim khác. [Chắc chắn Allah đã nghe lời nói của người phụ nữ (tên Khaulah bint Thalaba) đã khiếu nại với Ngươi (Muhammad) về việc người chồng của bà (tên Aus bin As-Samit) và than thở với Allah; và Allah nghe lời đối thoại giữa hai ngươi (Muhammad và bà). Quả thật, Allah Hằng Nghe và Hằng Thấy (mọi việc)] S. 58 / A. 1

 

 

Femme MuslimNgoài ra, có nhiều trường hợp người phụ nữ Muslim đã phát biểu quan điểm của họ về các vấn đề lập pháp thuộc quyền lợi công cộng và đã đứng đối lập với các Khalifah (Vua) và các Vị này đã chấp nhận lập luận có nội dung của các phụ nữ này. Cụ thể, trường hợp của Khalifah Umar ibn al-Khattab.

 

5.     Tư liệu lịch sử cho thấy người phụ nữ Muslim tham gia sinh hoạt công cộng với những người Muslim buổi đầu, đặc biệt trong các giai đoạn khẩn cấp. Phụ nữ thường tháp tùng nam giới ra trận để săn sóc thương binh, chuẩn bị tiếp liệu hoặc làm chị nuôi… Họ không hề bị giữ bên sau các song cửa hoặc bị xem là các sanh linh vô dụng và không có linh hồn.

 

6.     Islam ban cấp cho người phụ nữ quyền hạn ngang bằng trong khế ước, trong kinh doanh, để hưởng lợi và sở hửu một cách độc lập. Cuộc sống, tài sản danh dự, của nàng có tính thiêng liêng cũng như của nam giới. Nếu phụ nữ vi phạm, thì hình phạt cũng không kém hơn nam giới trong trường hợp tương tợ. Nếu phụ nữ bị làm sai quấy hoặc thiệt hại, thì họ cũng được hưởng các khoản bồi thường ngang bằng với nam giới trong cùng trường hợp.

 

7.     Islam không tuyên bố các quyền hạn này dưới dạng thức thống kê và sau đó thả lỏng. Islam có tất cả các biện pháp để bảo toàn chúng và đưa vào thực hành như là những điều khỏan không tách rời của Đức tin. Islam không bao giờ dung nạp những ai có thành kiến với phụ nữ và nam giới. Thiên kinh Qur’an đã trách cứ những ai thường tin phụ nữ thấp kém hơn nam giới như sau: [Và khi một người trong bọn nhận được tin tức về một đứa bé gái (vừa mới chào đời), gương mặt của y sa sầm và nổi lòng buồn rầu vô hạn. Y nhục nhã lẫn trốn thiên hạ vì hung tín vừa mới nhận. Y phải giữ nó (đứa bé gái) lại trong tủi nhục hay phải chon sống nó dưới đất? Ôi xót xa thay điều mà y quyết định] S. 16/ 58-59

 

 

[Allah nắm quyền thống trị các tầng trời và trái đất. Ngài tạo hóa vật gì Ngài muốn. Ngài ban con gái cho người nào Ngài muốn và con trai cho người nài Ngài muốn] S. 42 / 49

 

8.     Ngoài việc công nhận người phụ nữ là một sanh linh được thừa nhận thiết yếu ngang bằng cho sự sống còn của nhân loại, Islam đã ban cấp cho phụ nữ chia phần thừa hưởng gia tài. Trước thời Islam, phụ nữ không những bị truất quyền hưởng chia phần này mà chính bản thân còn bị xem là tài sản có thể được chuyển nhượng đó, Islam đã công nhận các đức tính hiển nhiên của con người nơi người phụ nữ. Dù là người mẹ hoặc người vợ, một người chị hoặc một người con gái, người phụ nữ đều nhận được chia phần gia tài của người thân qua đời, một chia phần tùy thuộc vào mức độ họ hàng thân thích xa gần với người chểt và vào số lượng thân thuộc. Chia phần này là của nàng, và không ai có thể lấy đi hoặc tước đoạt của nàng được. Ngay cả nếu người chết ước muốn không cho nàng thụ hưởng di sản bằng tờ chúc ngôn, Giáo luật Islam cũng không cho phép làm như vậy. Trên nguyên tắc, phụ nữ và nam giới có quyền thừa kế ngang bằng nhau nhưng các phần có thể thay đổi khác nhau. Trong một số trường hợp, người nam hưởng hai phần trong khi người nữ chỉ hưởng một phần. Đây không phải là dấu hiệu ưu tư hoặc hơn hẳn của người nam đối với người nữ. Các lý do tại sao người nam hưởng nhiều hơn người nữ trong các trường hợp đặc biệt này có thể xếp loại như sau:

 

Thứ nhất, người nam là người duy nhứt chịu trách nhiệm chu cấp hoàn toàn cho người vợ, cho gia đình và mọi quan hệ nghèo túng khác. Theo giáo luật, người nam có bổn phận phải đảm bảo tất cả trách nhiệm tài chánh và nuôi dưỡng các thành viên trong gia đình một cách đầy đủ. Người nam còn có bổn phận đóng góp tài chánh cho mọi việc thiện trong xã hội, tất cả các gánh nặng tài chánh đều do người nam chịu một mình.

 

Thứ hai, nếu nàng là người vợ thì chồng nàng là người cung phụng; nếu nàng là người mẹ thì đứa con nàng sẽ là kẻ cung ứng; nếu nàng là con gái thì cha nàng là kẻ lo chu toàn; nếu nàng là em gái thì người anh của nàng đảm bảo việc này… Nếu nàng không có các quan hệ để nàng tùy thuộc, thì lúc đó sẽ không có vấn đề thừa hưởng bởi lẽ không có gì để thừa hưởng cả và không có ai để của lại cho nàng cả. Tuy nhiên, nàng cũng sẽ không bị bỏ chết đói, bởi lẽ còn có trách nhiệm của xã hội, của nhà nước nữa. Do đó trong tình huống dù là gian khổ nhất, trách nhiệm của người phụ nữ cũng có tính giới hạn.

 

Thứ ba, khi một người phụ nữ hưởng được ít hơn người đàn ông thì thực sự nàng không bị tước đoạt, vì cái gì làm ra tài sản mà nàng thừa hưởng vốn không phải là kết quả của thu nhập hoặc các nổ lực của bản thân nàng. Nó là những gì đến từ một nguồn không có tính chất rõ rệt, một cái gì cộng thêm hoặc thừa. Nó là một thứ trợ giúp được phân phối theo các nhu cầu khẩn cấp và các trách nhiệm, nhất là khi sự phân phối được điều hòa bởi Thiên Luật. (Xem Qur’an, Surate 4 / 11 – 12 và 176).

 

9.     Phụ nữ có quyền hưởng hai phần ba tình thương và hiếu thảo của con cái mà người cha chỉ có một phần. Với tư cách là một người vợ, người phụ nữ được quyền đòi hỏi người chồng đi cưới một khoản tiền cưới xứng hợp sau đó sẽ thành sở hửu của riêng người phụ nữ. Nàng được quyền hưởng các chu cấp toàn bộ của chồng, nàng được quyền giữ lại sau cuộc hôn nhân những gì nàng có trước đó mà người chồng không có quyền gì đối với mọi vật thuộc nàng cả. Nếu nàng muốn làm việc để tham gia chia xẻ các trách nhiệm gia đình thì nàng cũng được tự do làm, miển tính liêm chính và danh dự của nàng được bảo toàn.

 

10.  Việc phụ nữ đứng hàng phía sau hàng đàn ông trong các Lễ nguyện, không có ý nghĩa phụ nữ thấp kém hơn nam giới. Nhưng đây là quy lệ của kỹ luật trong Lễ nguyện, chớ không phải là sự xếp loại theo thứ tự quan trọng. Trong hàng đàn ông, dù là vị đứng đầu một nước, cũng đứng sát cánh với người dân tầm thường. Thứ tự các hàng người đứng trong Lễ nguyện chỉ tạo điều kiện cho mọi người tập trung suy tưởng, nếu phụ nữ cùng đứng lẫn với nam giới trong tư thế sát cánh như vậy thì sẽ không tránh khỏi xáo trộn và không chừng lại gây phân tâm nữa là đàng khác. Và nếu điều này xảy ra thì tâm trí con người sẽ bị chế ngự bởi những gì xa lạ với nội dung lễ nguyện. Ngoài ra, việc nam nữ đứng gần nhau sẽ không tránh khỏi va chạm nhau ở trong tư thế sát cánh. Do đó, để tránh bối rối hoặc phân tâm, giúp tập trung suy tưỡng và bảo toàn ý tưởng thanh khiết, đồng thời duy trì hài hoà và trật tự trong hàng ngũ dâng lễ, Islam đã quy định những người đứng dâng lễ phải xếp hàng chỉnh tề, nam giới đứng hàng đầu (không phân giai cấp), giới trẻ đứng hàng kế tiếp và sau cùng là những hàng của những người phụ nữ.

 

Voile11.  11. Người phụ nữ Islam phải tự chế mình không có những hành vi, những cử chỉ có thể khêu gợi đam mê của bất cứ ai ngoài người chồng chánh thức của mình và gây nên ngờ vực tội lỗi về đạo đức của bản thân. Người phụ nữ Muslim được cảnh giác không phô bày duyên dáng hoặc những bộ phận hấp dẩn trước người lạ. Tấm mạng mà người phụ nữ Muslim che mặt có thể cứu vớt họ ra khỏi sự mềm yếu và sa ngã đồi bại. Cho nên, Islam quan tâm hơn về tính toàn vẹn của người phụ nữ, bảo toàn đạo hạnh và bảo vệ cá tính của người phụ nữ mà Thiên kinh Qur’an có đề cập như sau: [Hãy bảo những người đàn ông có đức tin nên hạ cái nhìn (của họ) xuống và che phủ phần kín đáo (của cơ thể) của họ. Điều đó tốt cho họ hơn bởi vì Allah Hằng Quen thuộc với những điều họ làm. Hãy bảo những người phụ nữ có đức tin nên hạ thấp cái nhìn (của họ) xuống và che phủ phần kín đáo (của cơ thể) của họ và chớ phô bày nhan sắc ra ngoài ngoại trừ bộ phận nào lộ ra ngoài tự nhiên (như hai bàn tay, cặp mắt…) và họ nên kéo khăn choàng phủ lên ngực; và chớ phô bày nhan sắc ngoại trừ đối với chồng…..; và bảo họ chớ nên (gót) chân mạnh (xuống đất) để cho người ta biết mình đang giấu nữ trang (trong người). Và hãy quay về sám hối với Allah, tất cả các người, hỡi những người có đức tin, để may ra các người được thành đạt.] S. 24 / A. 30 – 31

 

 

12. Cuối cùng, chúng ta thấy rõ ràng thân trạng của người phụ nữ Islam có tính vô tiền khoáng hậu, cao đẹp và phù hợp một cách thiết thực với bản chất của người phụ nữ. Các quyền hạn và bổn phận của họ bình đẳng với các quyền hạn và bổn phận của nam giới nhưng không nhất thiết hoặc tuyệt đối giống hệt nam giới. Nếu có thiếu một điều gì trong một số trạng thái, người phụ nữ cũng được bù đắp đầy đủ với nhiều điều hơn trong nhiều trạng thái khác. Các quyền hạn của họ xứng hợp với các bổn phận của họ, cân bằng giữa quyền hạn và bổn phận được duy trì và không bên nào nặng hơn bên nào cả. Và người phụ nữ phải có những quyền hạn tương tợ các quyền hạn đối lại với họ chiếu theo những gì công bằng.  

 

Và Thiên kinh Qur’an đã ghi như sau: [Người đàn ông là trụ cột (của gia đình) trên đàn bà bởi vì Allah ban cho người này sức lực hơn người kia và bởi vì họ chi dùng tài sản của họ vào việc cấp dưỡng gia đình. Do đó, người đàn bà đức hạnh nên phục tùng chồng và trông coi (nhà cửa) trong lúc chồng vắng mặt với sự giúp đỡ và trông chừng của Allah; và đối với các bà (vợ) mà các người sợ họ thất tiết và bướng bỉnh, (trước hết) hãy cảnh cáo họ, (kế đó) từ chối ăn nằm với họ, và (cuối cùng) đánh họ (nhẹ tay); bởi thế, nếu họ chịu nghe theo các người thì chớ kiếm chuyện (rầy rà) với họ bởi vì Allah Rất Tối Cao, Rất Vĩ Đại]. S. 4 / 34

 

Trích từ quyển “Đạo Islam, Đức Tin và các Ứng dụng)

 

Nguyên tác: HAMMUDAH ABDALATI

 

Biên dịch: DOHAMIDE ABU TALIB

 


Ý kiến bạn đọc
Ý kiến của bạn :
Tên Người Gởi :
E-Mail :
Nội Dung :

Các bài viết khác
Mọi góp ý xin gởi về - Email: chanlyislam@yahoo.com hoặc banbientap@chanlyislam.net
Online trong ngày 444 Tổng lượt truy cập 3090805