-Chân Lý Islam | baiviet | CỘNG ĐỒNG ĐÓ ĐÂY | THÁNG RAMADAN - TẾT CỦA NGƯỜI HỒI GIÁO
Bismillah-ir Rohman-ir Rohim / Assalamu Alaikum Warohma tulloh wabarakatu
GIỚI THIỆU TÔN GIÁO ISLAM - CHÂN LÝ CỦA NHÂN LOẠI
THÁNG RAMADAN - TẾT CỦA NGƯỜI HỒI GIÁO
30.12.2007 22:11 - đã xem : 2892
_VIEWIMG
CLI : Ông Nguyễn Lê Bách nguyên là Đại Sứ đặc vụ Việt Nam tại Ai-Cập và bốn nước khác tại Trung Đông, Chanlyislam.net xin đăng lại những lời nhận xét khách quan mà 8 năm qua ông đã có dịp nhìn thấy và tiếp xúc với cộng đồng Islam trong những mùa chay « RAMADAN » tại nơi ông làm việc. Đây là bản tin của trang web « Người Lao Động » ra ngày 13 tháng 09 năm 2007.

Tháng Ramadan - Tết của người Hồi giáo

13-09-2007 01:01:17 GMT +7

Ngày 13-9, hơn 1 tỉ người theo đạo Hồi trên thế giới bước vào tháng Ramadan –lễ hội quan trọng nhất của đạo. Ở VN, đạo Hồi là một trong 6 tôn giáo chính thức được công nhận hoạt động và có khoảng hơn 700.000 tín đồ, phần đông là người Chăm (dòng Chăm Bà Ni).

Tại TPHCM và Hà Nội, có nhiều giáo đường của đạo Hồi và ngày thứ sáu hằng tuần, đông đảo bà con giáo dân đến hành lễ.

Nhiều tín đồ đạo Hồi đang làm việc tại các xí nghiệp, cơ quan, hợp tác xã... thực hiện rất nghiêm chỉnh những quy định của tháng Ramadan. Bởi thế, cũng cần biết những điều cơ bản của tháng Ramadan để mỗi người chúng ta làm giàu thêm kiến thức, đồng thời hiểu biết để cảm thông, tăng cường tình đoàn kết giữa các tôn giáo, giữa những người theo một tôn giáo với những người không theo tôn giáo nào – như hiến pháp của Nhà nước ta đã quy định.

Ramadan không phải là “tháng nhịn ăn”

JamiulRamadan là tên gọi tháng thứ 9 theo lịch của đạo Hồi. Tháng Ramadan được bắt đầu một cách thống nhất – từ ngày 13-9 dương lịch - cho toàn thể cộng đồng Hồi giáo trên thế giới.

Nhiều người gọi Ramadan một cách đơn giản là “tháng nhịn ăn” hoặc “tháng ăn chay”, nhưng cả hai cách gọi đó đều không đúng, vì thực ra các tín đồ không hề ăn chay, và nếu cả tháng mà nhịn ăn thì chắc chắn là... không sống nổi! Tốt nhất nên giữ nguyên tên gọi là tháng Ramadan cho chính xác.

Đúng là trong suốt một tháng lễ này, tất cả các tín đồ đạo Hồi đều thực hiện nghiêm túc quy định: không ăn, không uống, không hút thuốc... nghĩa là không được đưa bất kể thứ gì vào miệng (kể cả không sinh hoạt tình dục), nhưng chỉ áp dụng vào ban ngày – cụ thể là từ lúc mặt trời mọc đến khi mặt trời lặn mà thôi. Như vậy, nếu gọi là “tháng nhịn ăn” thì không chính xác!

Luật của đạo cũng quy định rõ: Cho những người đang ốm, phụ nữ có thai, trẻ em dưới 5 tuổi và những người đang đi du lịch ở nước ngoài mà nước này không lấy đạo Hồi làm quốc giáo, được miễn trừ.

Tại một số quốc gia theo đạo Hồi còn có quy định: Đối với học sinh nhỏ tuổi, binh lính và công nhân lao động nặng thì không phải nhịn.

Để thông cảm và rèn luyện

Khi chuẩn bị bước vào tháng Ramadan, báo chí các nước Ả Rập cũng như các nước theo đạo Hồi, đều có những bài viết nói rõ ý nghĩa của từng quy định nói trên. Thứ nhất, nhịn ăn uống là để có sự thông cảm với những người nghèo đói, những đồng đạo còn chưa đủ ăn, đủ mặc.

Thứ hai, hành động này nhằm luyện cho con người một sự tiết chế, chống những cám dỗ vật chất, để tạo thuận lợi cho việc sau này lên thiên đàng. Về điểm này, tôi phải công nhận là có một sự rèn luyện rất kiên cường. Tại các nước Ả Rập mà tôi đã công tác và sinh sống trong gần 8 năm, nước nào cũng có sa mạc; và thời tiết của xứ sa mạc thì khỏi nói, ai cũng biết: nóng, khô... Nhưng suốt một ngày trong tháng Ramadan, không ai được động đến một giọt nước.

Các nước Hồi giáo đều là “xứ sở uống trà” nhưng đến các cơ quan làm việc trong tháng Ramadan, bạn đừng hy vọng có một chén trà mời khách, thậm chí một ngụm nước lọc cũng không có!

Mỗi buổi chiều trong suốt cả tháng Ramadan này, ở các phường trong thủ đô và các TP lớn, đều tổ chức những bữa ăn từ thiện. Bàn ghế được kê thành từng dãy tại vườn hoa hoặc những vỉa hè rộng.

Xa chayKhoảng 17 giờ, những người nghèo mang theo cả con cái đến những tụ điểm này, ngồi vào bàn một cách rất trật tự. Mặc dù đã nhịn ăn, nhịn uống cả ngày, trước mặt lại là những hộp thức ăn đang tỏa mùi thơm và những ly nước lạnh rót sẵn, nhưng không một ai động đến, có người còn lẩm nhẩm đọc kinh Coran. Chỉ đến khi tiếng loa từ các giáo đường vang lên, đọc xong câu nguyện ở điều 1, mọi người mới bắt đầu ăn uống.

Các gia đình không thuộc diện nghèo thì tổ chức ăn ở nhà một cách linh đình như kiểu ta ăn Tết.

Một thống kê của nhà nước Ai Cập cho biết trong tháng Ramadan, lượng thực phẩm tiêu thụ trong dân thường gấp 2 hoặc 2,5 lần các tháng khác trong năm.

Sau khi ăn uống, mọi người đi chơi, hoặc ra vườn hoa ngồi nói chuyện râm ran. Phải thật khuya, mọi người mới về nhà nằm nghỉ.

Khoảng 2 giờ - 3 giờ sáng, mỗi phố lại có một người mang một cái trống nhỏ, tiếng rất đanh, vừa đi thong thả vừa đánh theo nhịp ngũ liên, vừa hô to để đánh thức mọi người dậy lo nấu nướng, kịp ăn uống trước khi mặt trời mọc để sang một ngày nhịn mới.

Tháng Ramadan là như thế. Kể để bạn đọc biết thêm về “đất lề quê thói” của những quốc gia Hồi giáo, về cách ăn Tết của dân đạo Hồi.

Ramadan - Một trong năm tín điều bắt buộc

Tháng Ramadan là một trong 5 tín điều bắt buộc của những người theo đạo Hồi. Năm tín điều đó là:

Một, phải đọc to hoặc nhẩm trong miệng câu sau đây mỗi khi bắt đầu làm lễ: “Không có thánh thần nào khác ngoài Thánh Allah và Mohamed là Thiên sứ của Người”.

Hai, năm lần đọc câu trên cũng chính là 5 lần hành lễ trong ngày vào những thời điểm đã được quy định: Sáng sớm trước khi mặt trời mọc, trước lúc giữa trưa, lúc giữa buổi chiều, lúc mặt trời vừa lặn và buổi tối trước khi đi ngủ.

Ba, đóng góp tiền từ thiện (tiếng Ả Rập gọi là Zakat). Trước kia, có những giáo chức đi thu để chia lại cho người nghèo. Nay nghĩa vụ này để tùy sự hảo tâm tự giác của tín đồ và thông thường mọi người đóng góp vào ngày cuối của tháng Ramadan.

Bốn, thực hiện những quy định trong 30 ngày của tháng Ramadan.

Năm, hành hương đến thánh địa Mecca ở Ả Rập Saudi. Mỗi tín đồ Hồi giáo có nghĩa vụ cố gắng để trong đời mình có ít nhất một lần hành hương đến Mecca (và cũng chỉ những người theo đạo mới được phép đến đó).

Nguyễn Lê Bách (Nguyên Đại sứ VN tại Ai Cập

và 4 nước khác tại Trung Đông)


Chờ giờ xả chay tại những Mosqué

Ý kiến bạn đọc
Ý kiến của bạn :
Tên Người Gởi :
E-Mail :
Nội Dung :

Các bài viết khác
Mọi góp ý xin gởi về - Email: chanlyislam@yahoo.com hoặc banbientap@chanlyislam.net
Online trong ngày 589 Tổng lượt truy cập 2982312