TẠI SAO KHOA HỌC KHÔNG GIẢI THÍCH ĐƯỢC THƯỢNG ĐẾ? 16.04.2011 04:46 - đã xem : 4681 TẠI SAO KHOA HỌC KHÔNG GIẢI THÍCH ĐƯỢC THƯỢNG ĐẾ?Một lần nữa, bạn Thu Hiền (Hà Nội) mang đến cho độc giả chanlyislam một câu chuyện rất thú vị và khoa học, bởi vì những kẻ tự cho mình là thông thái thì chính những kẻ đó mới là những kẻ ngốc... HÃY ĐỂ TÔI GIẢI THÍCH vấn đề khoa học gặp phải với Thượng Đế. Một vị giáo sư vô thần đang dạy môn triết học thì tạm dừng giờ học để gọi một cậu sinh viên Muslim đứng dậy hỏi: “Trò là người Muslim có phải vậy không con trai?” “Vâng, thưa giáo sư.” “Vậy thì trò có tin vào Thượng Đế không?” “Vâng, em rất tin.” “Thượng Đế có tốt không?” “Dĩ nhiên rồi ạ! Thượng Đế rất tốt.” “Thượng Đế có đầy quyền năng không? Thượng Đế có làm được mọi điều không?” “Có ạ.” “Trò là người tốt hay xấu?” “Kinh Koran nói rằng không phải lúc nào em cũng tốt.” Vị giáo sư nhoẻn cười đầy ngụ ý: “Ahh! Kinh Koran!” Ông cân nhắc trong giây lát: “Đây là tình huống dành cho trò. Giả sử ở đây có một người bệnh và trò có thể cứu được người đó. Liệu trò có cứu giúp họ không? “Vâng, thưa giáo sư, em sẽ cứu giúp họ ạ.” “Vậy thì trò là người tốt rồi…!” “Em sẽ không nói như vậy.” “Tại sao lại không nói như vậy? Trò sẽ giúp người bệnh và người bị thương nếu trò có thể… trên thực tế, hầu hết chúng ta sẽ làm như vậy nếu chúng ta có thể… nhưng Thượng Đế thì lại không làm vậy”. [Im lặng] “Thượng Đế không làm như vậy, phải vậy không? Anh trai tôi cũng là người Muslim và đã bị chết vì căn bệnh ung thư mặc dù anh ấy đã cầu xin Thượng Đế chữa lành bệnh cho anh ấy. Vậy thì Thượng Đế tốt ở chỗ nào? Humm? Trò có thể trả lời câu hỏi đó cho tôi được không?” [Im lặng] Vị giáo sư tỏ vẻ thông cảm: “Không, trò không trả lời được, phải vậy không?” Ông cầm cốc nước trên bàn lên uống một ngụm để cho cậu sinh viên có thời gian thư giãn. Trong triết học, trò phải làm cho mọi cái trở nên đơn giản bằng những câu hỏi mới. “Chúng ta hãy bắt đầu lại nhé? Thượng Đế có tốt không?” “Ờ… Có ạ.” “Quỷ Satăng có tốt không?” “Không ạ.” “Quỷ Satăng do ai tạo ra?” Cậu sinh viên ấp úng: “Do… Thượng Đế…” “Đúng vậy. Thượng Đế tạo ra quỷ Satăng, phải vậy không?” Vị giáo sư luồn những ngón tay xương xẩu của mình qua làn tóc mỏng và cười tự mãn. “Này cả lớp, tôi nghĩ học kỳ này chúng ta sẽ có nhiều điều thú vị đây.” Sau đó ông quay trở lại cậu sinh viên người Muslim và hỏi: “Trò hãy nói cho tôi biết, trên thế giới này có tội ác hay không?’ “Có, thưa giáo sư.” “Tội ác có ở khắp mọi nơi, phải vậy không? Có phải Thượng Đế đã tạo ra mọi thứ?” “Đúng vậy.” “Ai đã tạo ra tội ác?” [Im lặng] “Trên thế giới này có bệnh tật không? Có thị phi không? Có hiềm khích không? Có thù địch không? Tất cả những điều xấu xa, khủng khiếp - có tồn tại trên thế giới này không?” Cậu sinh viên tỏ ra nao núng: “Có, thưa giáo sư.” “Ai đã tạo ra những thứ đó?” [Im lặng] Đột nhiên vị giáo sư nhìn cậu sinh viên và hét to câu hỏi: “AI ĐÃ TẠO RA NHỮNG THỨ ĐÓ? TRÒ HÃY TRẢ LỜI NHANH!” Vị giáo sư tiến lại gần và ghé sát mặt mình vào mặt cậu sinh viên người Muslim. Ông hỏi nhỏ: “Thượng Đế đã tạo ra tất cả những điều xấu xa đó, phải vậy không, con trai?” [Im lặng] Cậu sinh viên cố gắng giữ bình tĩnh, nhìn chằm chằm vị giáo sư và im lặng. Đột nhiên, vị giáo sư quay đi, tiến nhanh tới đứng trước lớp học giống như một con báo già. Lớp học như bị thôi miên. “Hãy nói cho ta biết”, ông tiếp tục hỏi: “Thượng Đế tốt ở chỗ nào khi mà lúc nào Ông ấy cũng tạo ra những điều xấu xa, khủng khiếp?” Vị giáo sư vung cánh tay ra xung quanh như thể hiện tội ác tồn tại khắp mọi nơi. “Tất cả những hận thù, bạo tàn, đớn đau, tra tấn, chết chóc và xấu xa, đau khổ có phải đều do Thượng Đế tạo ra ở khắp mọi nơi, phải vậy không, anh bạn trẻ?” [Im lặng] “Trò không thấy tội ác có ở khắp mọi nơi sao? Hử? Ông ngừng lại một chút: “Trò không thấy sao?” Vị giáo sư nghiêng người, ghé sát mặt vào cậu sinh viên và thì thầm: “Thượng Đế có tốt không?” [Im lặng] “Trò còn tin vào Thượng Đế không, con trai?” Giọng nói của cậu sinh viên run rẩy, vỡ òa: “Có, thưa giáo sư, em vẫn tin.” Vị giáo sư lắc đầu buồn bã: “Khoa học đã chứng minh trò có năm giác quan dùng để xác định và cảm nhận thế giới xung quanh. Đúng không?” “Đúng như vậy, thưa giáo sư. Em có năm giác quan.” Sau đó, từ từ cất cao giọng, vị giáo sư tiếp tục: “Trò đã từng trông thấy Thượng Đế của mình bao giờ chưa?” “Chưa bao giờ, thưa giáo sư. Em chưa từng trông thấy Ngài.” “Vậy thì hãy cho ta biết trò đã từng nghe thấy Thượng Đế của trò nói chưa?” “Chưa bao giờ, thưa giáo sư.” “Trò đã bao giờ từng cảm thấy Thượng Đế, nếm mùi Thượng Đế hay ngửi thấy Thượng Đế của trò chưa…? Trên thực tế, trò có bất kỳ nhận thức giác quan nào về Thượng Đế của trò như thế nào hay chưa?” [Im lặng] “Hãy trả lời tôi đi!” “Chưa bao giờ, thưa giáo sư. Em e là em chưa bao giờ từng cảm nhận được điều đó.” “Trò E là… trò chưa bao giờ?” “Vâng, thưa giáo sư.” “Nhưng kể cả như vậy thì trò vẫn tin vào Thượng Đế?” “… Đúng vậy…” “Điều đó cần phải có ĐỨC TIN!” Vị giáo sư mỉm cười tỏ vẻ thông cảm với cậu học trò nhỏ bé: “Theo những quy luật về mối ràng buộc có thể chứng minh, thử nghiệm và biện chứng, khoa học cho biết Thượng Đế của trò không hề tồn tại. Trò nói gì về việc đó, con trai? Thượng Đế của trò bây giờ đang ở đâu?” [Cậu sinh viên không trả lời] “Trò hãy ngồi xuống.” Cậu sinh viên người Muslim ngồi xuống… bị thất bại hoàn toàn. Bổng nhiên lúc ấy có một cậu sinh viên người Muslim khác giơ tay lên và nói: “Thưa giáo sư, em có vài điều muốn nói với các bạn trong lớp được không ạ?” Vị giáo sư quay lại mỉm cười. “Ah, lại một người Muslim tiên phong khác! Lại đây nào, chàng trai trẻ. Hãy nói những hiểu biết thực tế của trò cho cả lớp nghe đi.” Cậu sinh viên người Muslim đó nhìn quanh lớp học rồi nói: “Thầy đang đưa ra một số điểm rất thú vị, thưa giáo sư. Nhưng em có một câu hỏi dành cho giáo sư, đó là ‘Có cái gì gọi là nhiệt không ạ?’” “Có” vị giáo sư trả lời. “Có cái gọi là nhiệt.” “Thế có cái gì gọi là lạnh không ạ?” “Có, con trai, có cái gọi là lạnh.” “Không, thưa giáo sư. Không có cái gì như vậy cả.” Nụ cười của vị giáo sư lúc này tắt ngấm. Lớp học đột nhiên trở nên lạnh lùng nhưng cậu sinh viên Muslim thứ hai vẫn tiếp tục: “Giáo sư có thể có rất nhiều nhiệt, thậm trí nhiều nhiệt hơn, siêu nhiệt, mêga nhiệt, nhiệt nóng trắng, hơi nóng một chút hoặc không có nhiệt nhưng chúng ta không có cái gì gọi là “lạnh” cả. Chúng ta có thể đạt đến mức 458 độ âm, lúc đó sẽ không có nhiệt, nhưng chúng ta không thể giảm xuống dưới nhiệt độ đó. Không có cái gì như thế gọi là lạnh cả, nếu không thì chúng ta sẽ có thể lạnh hơn 458 độ âm. Giáo sư thấy đấy, lạnh chỉ là một từ chúng ta dùng để miêu tả khi không có nhiệt. Chúng ta không thể đo độ lạnh. Chúng ta có thể đo nhiệt bằng thiết bị đo nhiệt bởi vì nhiệt là năng lượng. Lạnh không phải đối lập với nóng mà chẳng qua là thiếu nhiệt mà thôi, thưa giáo sư.” Cả lớp yên lặng như tờ, một cái chốt cửa tuột ra vang lên đâu đó trong lớp học. Cậu sinh viên Muslim thứ hai hỏi giáo sư tiếp: “Thế có cái gì gọi là bóng tối không ạ, thưa giáo sư?” “Đó là một câu hỏi ngốc nghếch, con trai. Đêm là gì nếu không có bóng tối? Trò đang định…?” “Tức là giáo sư nói có cái gọi là bóng tối?” “Đúng vậy…” “Giáo sư lại sai rồi. Bóng tối không phải là cái gì đó, mà bóng tối là sự thiếu vắng cái gì đó. Giáo sư có thể có ánh sáng yếu, ánh sáng vừa, ánh sáng chói lòa, ánh sáng rực rỡ… Nhưng nếu giáo sư không có ánh sáng liên tục, giáo sư sẽ chẳng có gì và khi đó gọi là bóng tối, phải vậy không thưa giáo sư? Chúng ta định nghĩa thế giới theo cách đó. Trên thực tế, bóng tối lại không như vậy. Nếu nó như vậy, giáo sư sẽ có thể làm cho bóng tối trở nên tối hơn và hãy đưa cho em một hũ bóng tối. Liệu giáo sư có thể… đưa cho em một hũ bóng tối tối hơn không?” Mặc dù tức giận, nhưng vị giáo sư vẫn cố nở một nụ cười với cậu học trò đang đứng trước mặt ông. Đây chắc chắn sẽ là một học kỳ thú vị : “Trò có thể nói cho ta biết ý của trò là gì được không, con trai?” “Vâng, thưa giáo sư. Ý của em là giả thuyết triết học của giáo sư là sai và vì vậy, kết luận của giáo sư cũng sai…” Giáo sư giận tím mặt : “Sai ư…? Sao trò dám…!” “Thưa giáo sư, em có thể giải thích điều đó có nghĩa là gì được không ạ?” Cả lớp học nín thở chờ đợi. “Trò hãy giải thích đi…, giải thích đi…” Vị giáo sư cố gắng hết sức để dành quyền kiểm soát. Đột nhiên, ông trở nên ân cần. Ông xua tay bảo cả lớp yên lặng để cậu sinh viên có thể tiếp tục. Cậu sinh viên Muslim thứ hai giải thích: “Giáo sư đang làm việc dựa trên giả thuyết về tính đối ngẫu. Điều đó chính là minh chứng cho việc trên trái đất này có sự sống và cái chết, có điều tốt và điều xấu. Giáo sư đang xem xét về Thượng Đế trên khía cạnh như một cái gì đó hữu hạn, một cái gì đó chúng ta có thể đo lường. Thưa giáo sư, khoa học thậm chí cũng không thể lý giải được một tư duy. Chúng ta sử dụng điện năng và từ tính nhưng chúng ta chưa bao giờ nhìn thấy chúng, và thậm chí chúng ta cũng chưa thể hiểu rõ chúng hoàn toàn. Không thể coi cái chết đối lập với sự sống vì trên thực tế cái chết không thể tồn tại như một cái gì đó hiện hữu. Cái chết không đối lập với sự sống, mà chỉ đơn thuần là do thiếu vắng sự sống.” Cậu sinh viên Muslim cầm tờ báo đang để trên bàn của một cậu sinh viên ngồi cạnh giơ lên : “Đây là một trong những tờ báo lá cải mà người ta đã viết, thưa giáo sư. Có cái gì gọi là vô đạo đức không ạ?” “Dĩ nhiên là có, bây giờ hãy nhìn…” “Giáo sư lại sai rồi ạ. Giáo sư thấy đấy, vô đạo đức đơn thuần chỉ là do thiếu vắng đạo đức. Có cái gì gọi là bất công? Không. Bất công là do thiếu vắng công bằng. Điều như vậy có gọi là điều xấu?” Cậu sinh viên người Muslim ngừng nói. “Điều xấu không phải là do thiếu vắng điều tốt sao?” Khuôn mặt vị giáo sư biến sắc. Ông ta giận giữ đến nỗi không thể thốt nên lời. Cậu sinh viên Muslim tiếp tục : “Thưa giáo sư, nếu có điều xấu trên thế giới, và tất cả chúng ta đều công nhận là có, vậy thì Thượng Đế, nếu Ngài tồn tại thì chắc hẳn sẽ phải thực hiện một công việc thông qua cơ quan quản lý việc xấu. Công việc đó là gì? Thượng Đế có thực hiện công việc đó không? Kinh Thánh dạy chúng ta hãy suy xét những việc mà mỗi người chúng ta sẽ làm, lựa chọn điều tốt hay điều xấu.” Vị giáo sư hất đầu tỏ vẻ bực tức : “Với tư cách là một nhà triết gia, tôi không muốn đôi co với trò về vấn đề này xem nên làm gì hay lựa chọn thế nào; là người có đầu óc thực tế, tôi hoàn toàn không công nhận khái niệm về Thượng Đế hay bất kỳ yếu tố thần học nào khác như là một phần của sự bình đẳng thế giới bởi vì chúng ta không nhìn hay quan sát đượcThượng Đế.” Cậu sinh viên Muslim đáp lại: “Em cho rằng sự thiếu vắng luân thường đạo đức của Thượng Đế trên thế giới này có lẽ là một trong những điều dễ thấy nhất đang diễn ra. Mỗi tuần, các hãng báo kiếm được hàng tỷ đô la từ các tờ báo được in ra! Hãy cho em biết, thưa giáo sư rằng giáo sư có dạy sinh viên của mình biết là họ tiến hóa từ khỉ hay không?” “Nếu trò đang đề cập đến quá trình tiến hóa tự nhiên, thì ta phải đồng ý với trò là ta có dạy như vậy.” “Thế giáo sư đã bao giờ tận mắt chứng kiến sự tiến hóa đó chưa ạ?" Vị giáo sư rít qua kẽ răng và yên lặng nhìn chằm chặp cả lớp. “Thưa giáo sư, vì chưa có ai từng thấy quá trình tiến hóa trong lao động cũng như là không thể chứng minh rằng quá trình này vẫn không ngừng diễn ra, thầy không chứng minh ý kiến của thầy sao, thưa giáo sư? Bây giờ giáo sư không phải là một nhà khoa học nữa mà là một vị linh mục chăng?” “Tôi sẽ bỏ qua sự vô lễ của trò trong buổi thảo luận triết học của chúng ta. Còn bây giờ, trò đã nói xong chưa?” vị giáo sư rít lên. “Tức là giáo sư không chấp nhận luân thường đạo đức của Thượng Đế để thực hiện những điều đúng đắn?” “Ta tin điều gì là đúng đắn – đó là khoa học!” Cậu sinh viên cười toe toét: “Ah! KHOA HỌC! Thưa giáo sư, ngài vừa cho rằng khoa học là nghiên cứu các hiện tượng có thể quan sát được. Khoa học cũng là một lập luận có lúc sai…” “KHOA HỌC CÓ LÚC SAI…?” vị giáo sư ấp úng. Lớp học trở nên ồn ào. Cậu sinh viên Muslim vẫn đứng đó đợi cho đến khi tiếng ồn lắng xuống rồi nói : “Để tiếp tục quan điểm của giáo sư đưa ra trước đó với bạn sinh viên kia, em có thể đưa ra cho giáo sư một ví dụ về điều em muốn nói đến được không ạ?” Vị giáo sư lặng im ranh mãnh. Cậu sinh viên Muslim nhìn quanh lớp học rồi hỏi: “Có ai trong lớp đã từng nhìn thấy não bộ của giáo sư chưa?” Cả lớp cười bò. Cậu sinh viên Muslim chỉ về phía cậu sinh viên lớn hơn, đang cười nghiêng ngả : “Có ai ở đây đã từng nghe thấy não bộ của giáo sư chưa…, đã từng cảm nhận thấy nó chưa, đã từng chạm vào hay thậm chí ngửi thấy mùi của bộ não đó chưa?” Có vẻ như chưa có ai từng như vậy. Cậu sinh viên Muslim lắc đầu buồn bã nói : “Có vẻ như chưa từng có ai trong lớp ta có nhận thức giác quan về não bộ của giáo sư như thế nào. Dù sao, theo các quy luật về khoa học, giao thức có thể minh chứng, ổn định và đã qua trải nghiệm, TÔI TUYÊN BỐ rằng giáo sư không có não.” Cả lớp trở nên hỗn loạn. Cậu sinh viên Muslim ngồi xuống… Bởi vì ghế là dùng để ngồi. Do Thu Hiền sưu tầm và chuyển ngữ Ý kiến bạn đọc Gấu Trắng | 2012-04-19 00:29:34 | ewfeofuf@sharklasers.com
Theo như Gấu Trắng nghĩ thì cái gì không có thật mà người ta cứ tin là có thật thì không cần phải giải thích làm gì vô ích. Một con gà trống bị nhốt trong phòng kín thì không thấy mặt trời nó cũng gáy như là có vậy. Về vấn đề này, toàn bộ nhân loại đều là gà trống trong buồng kín cả.
Leeza | 2011-06-27 23:35:51 | leeza.bird@gmail.com
Theo mình được biết thì đây là đoạn hội thoại của Albert Eistein và vị giáo sư tại trường Đại học. Albert Eistein KHÔNG phải là Muslim - mặc dù đây là một đoạn hội thoại tuyệt vời.
Nếu mình hiểu sai rất mong sự chỉ bảo của các anh chị.
Cầu Allah che chở và phù hộ cho tất cả chúng ta.
Abuzaytune Usman Ibrahim | 2011-05-27 09:25:14 | abuzaytune@yahoo.com
Bạn Thu Hiền dịch và soạn bài này hay lắm, mình cũng đã từng viết một bài với chủ để tương tư có tựa đề "Tồn tại hay không tôn tài" nhưng bài viết của mình quả thật không sánh với bài dịch của bạn, hi hi,... Nói thật, minh rất vui vì giờ đã có nhiều bạn Việt Nam có nhận thức sự đúng đắn của Islam. Qua bài dịch của bạn, cầu xin Allah soi sáng và dẫn dắt được nhận thức của nhiều người. Cầu xin Allah phù hộ và che chở cho bạn.
Fatiha Trần | 2011-04-16 12:19:37 | fatihanoi@yahoo.com
Thu Hiền dịch rất hay đấy, em sưu tầm ở đâu bài này mà tuyệt thế? Đọc bài này, mình nhớ lại hồi xưa khi chưa gia nhập Islam, mình cũng như giáo sư, mu muội lắm và hay tranh luận y hệt như trong chuyện nay. Cái ví dụ về điện, từ tính, bộ não rất gần gũi và dễ hiểu.
|