CĂN BẢN CỦA ĐỨC TIN (1) 01.11.2008 03:28 - đã xem : 4087 Một vài chương trong thiên kinh Qur’an có dẩn chứng về vấn đề này như sau: قال تعالى: ( من عملَ صالحاً من ذكرٍ أو أنثى وهوَ مؤمنٌ فلَنحيينَّهُ حيواةً طيبةً ولنجزينهم أجرهم بأحسنِ ما كانوا يعملون ) النحل:97. « Ai làm việc tốt, bất luận nam hay nữ, và là một người có đức tin thì chắc chắn Ta sẽ cho y sống với một đời sống lành mạnh tốt đẹp, và chắc chắn Ta sẽ ban phần thưởng của họ tùy theo điều tốt nhất mà họ đã làm ». Suroh 16/97. وقال تعالى: ( ومن أرادَ الآخرةَ وسعى لها سعيهاَ وهو مؤمنٌ فأولئكَ كان سعيهم مشكوراً ) الإسراء:19. « Và ai muốn Ðời Sau và tích cực phấn đấu cho nó theo tiêu chuẩn qui định đồng thời là một người có đức tin thì sẽ được (Allah) gia ân xứng đáng về sự cố gắng của họ ». Suroh 17/19 وقال تعالى: ( ومن يأتهِ مؤمنا قد عمل الصالحاتِ فأولئكَ لهم الدراجاتُ العلي ) طه: 75. « Và ai đến trình diện Ngài như một người có đức tin và đã làm việc thiện thì là những người sẽ được huởng cấp bậc ưu hạng ». Suroh 20/75. وقال تعالى: ( إن الذينَ ءامنوا وعملوا الصالحاتِ كانت لهم جناتُ الفردوس نزلاً* خالدينَ فيها لا يبغون عنها حولا ) الكهف:107-108. « Quả thật! Những ai có đức tin và làm việc thiện sẽ được thưởng các ngôi vườn Fridaws (Thiên Ðàng Hạnh Phúc) làm nơi giải trí * Trong đó họ sẽ sống (đời đời) và sẽ không mong đi nơi khác ». Suroh 18/107-108. Thiên kinh Qur’an còn nêu lên rất nhiều nơi có liên quan đến ý nghĩa trên, và trong thiên kinh Qur’an cũng như Sunnah của Rosul (saw) đã chứng minh về đức tin (iman) phải dựa vào sáu điều căn bản như sau: أن الإيمان يقوم على الأصول الستة، وهي: الإيمان بالله، وملائكته، وكتبه، ورسله، واليوم الآخرة، والقدر خيره وشره. ((Tin tưởng nơi Allah, những thiên thần, những thiên kinh, những vị sứ giả của Ngài, tin tưởng ở Ngày Phán Xử cuối cùng và tin tưởng những định mệnh tốt xấu được an bày)). Những điều trên đây được thiên kinh Qur’an và sunnah của Nabi (saw) giải thích rất nhiều chỗ, mà chúng ta trích ra vài điểm như sau: 1)- قال تعالى: ( يآيها الذينَ ءامنوا ءامنوا بالله ورسولهِ والكتابِ الذي نزلَ على رسولهِ والكتابِ الذي أنزلَ من قبلُ ومن يكفر باللهِ وملائكتهِ وكتبهِ ورسلهِ واليومِ الآخرِ فقد ضلَّ ضللا بعيداً ) النساء:136. 1)- « Hỡi những ai có niềm tin! Hãy tin tưởng nơi Allah và nơi Sứ Giả của Ngài và tin nơi Kinh sách (Qur’an) mà Ngài đã ban xuống cho Sứ-Giả của Ngài và tin nơi Kinh sách mà Ngài đã ban xuống trước đây. Và ai phủ nhận Allah và Thiên Thần của Ngài và các Kinh sách của Ngài và các Sứ Giả của Ngài và Ngày Phán Xử Cuối Cùng thì chắc chắn là lạc đạo, lạc rất xa ». Suroh 4/136. 2)- وقوله تعالى: ( ليسَ البرَّ أن تولوا وُجوهكم قبلَ المشرقِ والمغربِ ولكن البر من ءامنَ بالله واليوم الأخر والملائكتهَ والكتبِ و النبين ). البقرة: 177. 2)- « Ðạo đức (birr) không phải là các ngươi quay mặt về Hướng Ðông hay Hướng Tây, mà đạo đức (birr) là việc ai tin nơi Allah và nơi các Thiên Thần, và nơi các Kinh Sách (của Allah) và nơi các Anbiya (sứ giả của Allah) ». Suroh 2/177. 3)- وقوله تعالى:( ءامن الرسول بما أنزل إليه من ربهِ والمؤمنون كل ءامن بالله وملائكته وكتبه ورسلهِ لا نفرق بين أحد من رسلهِ وقالوا سمعنا وأطعنا غفرانك ربنا واليك المصير ) البقرة: 285. 3)- « Sứ giả (Mohamad) tin nơi điều (mặc khải) được ban xuống cho Người từ Rabb của Người và những người có đức tin (cũng tin như Người). Tất cả đều tin tưởng nơi Allah, và nơi các Thiên Thần của Ngài, và nơi các Kinh Sách của Ngài, và nơi các Sứ Giả của Ngài. (Họ nói): 'Chúng tôi không phân biệt và kỳ thị một vị nào trong các vị Sứ Giả của Ngài. Và họ thưa: 'Chúng tôi nghe và chúng tôi vâng lời. Xin Ngài tha thứ cho chúng tôi, hỡi Rabb của chúng tôi, bởi vì bề nào chúng tôi cũng phải trở về gặp lại Ngài (ở Ðời sau) ». Suroh 2/285. 4)- وقوله تعالى: ( إنا كلَّ شيءٍ خلقناهُ بقدرٍ ).القمر:49. 4)- « Quả thật Ta (Allah) tạo hóa tất cả mọi vật theo Qadar (Tiền Ðịnh) ». Suroh 54/49. 5)- وثبت في صحيح مسلم من حديث عمر بن الخطاب المشهور بحديث جبريل أن جبريل سأل النبي صلى الله عليه وسلم فقال: أخبرني عن الإيمان، قال: ( أن تؤمن بالله، وملائكته، و كتبه، ورسله، واليوم الآخرة، وتؤمن بالقدر خيره وشره ). صحيح مسلم برقم:(1) 5)- Qua hadith của soheh Muslim ghi lại từ ông Omar ibnu Al Khottab ® mà ai cũng biết đến về câu chuyện của Thiên Thần đến hỏi Nabi Muhammad (saw) về đức tin và được Nabi (saw) trả lời như sau: « Phải tin tưởng nơi Allah, nơi Thiên Thần, nơi Sách Kinh, nơi những vị Sứ Giả của Allah, và phải tin ở ngày Phán Xét cuối cùng, và phải tin ở Tiền định tốt xấu đã được an bài ». Soheh Muslim số1. Trên đây là sáu điều căn bản của đức tin, sáu điều này liên quan mật thiết với nhau, không thể thiếu một điều nào trong sáu điều trên được, nếu ai không tin một trong sáu điều trên, kể như người không có đức tin. Vì thế, đối với những người Muslim phải quan tâm đặc biệt đến những điều căn bản này bằng cách học hỏi, hiểu biết chắc chắn rồi áp dụng nó, sau đó phải truyền đạt lại người khác một cách tận tình. Sau đây, sẽ trình bày về phần đầu tiên của đức tin là “Iman-Nubillah - Tin tưởng nơi Allah Duy Nhất”. الباب الأول: الإيمان بالله Tin tưởng nơi Allah Một trong những điều tin tưởng đầu tiên của con người cho đến Ngày Sau là tuyệt đối phải tin tưởng Allah, đây là điều căn bản quan trọng nhất trong đức tin, vì đó là cánh cửa để hội nhập và thể hiện đức tin từ đó, nó là chủ đề thứ nhất để con người làm nền tảng và sau đó là phần hành đạo. Tin tưởng nơi Allah Duy Nhất là thể hiện mọi đức tin ở Ðấng Tạo Hóa Chủ Nhân của tất cả, tin tưởng ở sự Duy Nhất Cai Quản của Ngài và tin tưởng những đặc tính, danh tính tuyệt đối của Ngài. Con người phải chấp nhận và tin tưởng ở ba quan điểm trên mới được gọi là tin tưởng nơi Allah. Bởi rằng tôn giáo tinh khiết của Islam được gọi là « Tawhid » hay có nghĩa là (Chỉ có Allah Duy nhất trong việc nắm Quyền, Chủ Trì, Cai Quản mà không có một ai khác đồng đẳng hay chia sẻ với Ngài. Ngài Duy Nhất trong sự Cai Quản, cũng như Duy Nhất trong những Danh tính và đặc tính tuyệt đối của Ngài không ai chia sẻ với Ngài, và Ngài Duy Nhất trong việc Tạo Hóa và thờ phụng, chớ không được tôn thờ ai khác bên cạnh Ngài). Vì vậy nên hiểu rằng, lý thuyết tôn thờ ở Allah Duy Nhất từ xưa đến nay được chia ra làm ba điều như sau: Phần thứ nhất: « Tawhid Arrububiyah » Tawhid Arrububiyah có nghĩa là: Bắt buộc nhũng người tin tưởng phải chứng nhận rằng chỉ có Allah Duy Nhất là Chủ Nhân của tất cả, Ngài là Ðấng Tạo Hóa Ðấng nắm hết mọi quyền hành, Ðấng ban Ân Lộc, Ðấng ban Sự Sống cũng như lấy Cái chết, Ðấng ban bố khi nô lệ cầu xin, Ðấng che chở và phù hộ tất cả mọi việc và tất cả mọi việc đều nằm trong Bàn Tay cai quản của Ngài, và mọi việc mọi vật, tất cả đều phải trở về với Ngài, không có ai được đồng đẳng với Ngài. Phần thứ hai: « Tawhid Al Uluhiyah » Tawhid Al Uluhiyah có nghĩa là: Chỉ chấp nhận có Allah duy nhất để tôn thờ một cách tôn kính, dịu dàng, thương mến, khúm núm sợ sệt, cúi lạy, cầu xin, dâng hiến thờ phượng hay tất cả những điều liên quan đến sự hành đạo hay thờ phượng đều hướng về Ngài Duy Nhất chớ không có ai khác bên cạnh. Phần thứ ba: “Tawhid Al Asmáu wa Sifat” Tawhid Al Asmáu và Sifat có nghĩa là: Chấp nhận Allah Duy nhất là Ðấng Cao Cả dựa theo ý nghĩa được sự giải thích trong thiên kinh Qur’an và những gì thiên sứ Muhamad (saw) đã giải thích, không được thêm bớt, hay so sánh những bản tính hay danh tính tuyệt đối của Allah với nhân tạo, và phải chấp nhận rằng Ngài Hiểu Thấu, Cai Quản trên tất cả, Ngài không buồn ngủ cũng như không bao giờ ngủ, Bất Diệt, có đủ mọi quyền năng trong sự tinh khôn tuyệt đối của Ngài, Ngài Nghe, Thấy tất cả, Ngài rất Rộng Lượng Bác Ái ngự trị trên ngai vàng, với bao nhiêu hằng hà sô vố thiên thần bên cạnh luôn phục dịch mệnh lệnh của Ngài, Ngài là Ðấng nắm Quyền hành trên tất cả không có ai khác, Ngài cũng là Ðấng Linh Thiêng, Ðấng ban sự Bình An, Ðấng Ban Ðức Tin, Ðấng Bảo Vệ An Ninh, Ðấng Toàn Năng, Ðấng Không Cưỡng Lại được, Ðấng Tự Hào, Ðấng mà không một ai chia sẻ quyền năng Cao Cả với Ngài đó là những gì có thể gọi là bao quát ý nghiã về danh tính và bản tính tuyệt đối của Ngài không so sánh hay tưởng tượng được. Mỗi phần trong ba điều trên đã được thiên kinh Qur’an và Sunnah của Rosul (saw) ghi lại nhiều lần. Tất cả những gì Allah đã truyền phán trong Qur’an đều liên quan đến vấn đề Tawhid, quyền hạn và phần thưởng của ai theo đúng và sự ích lợi của nó, và trong đó Allah cũng phán về những hình phạt đối với ai vấp phải tội ‘shrik’ (tôn thờ ai khác đồng đẳng với Ngài) thì sẽ bị trừng phạt như thế nào. Những vị học giả (Ulama) của Islam rất quan tâm và thi hành đúng thực về ba điều trên một cách tận tâm, và thiên kinh Qur’an hay Sunnah cũng đã giải thích và hướng dẫn để áp dụng vào sự hành đạo, vì Tawhid đòi hỏi ở những người hành đạo chỉ chấp nhận và tin tưởng ở Ðấng Allah Duy Nhất trong sự xác nhận Ngài là Ðấng Tạo Hóa, Chủ Nhân duy nhất, và tin tưởng ở những Danh Tính, Bản Tính tuyệt đối của Ngài dựa theo thiên kinh Qur’an và Sunnah của Rosul (saw) giải thích mà không thêm bớt. Những ai không tin đầy đủ những điều đòi hỏi trên, thì họ sẽ không trở thành người tin tưởng, nghĩa là không phải người có Đức tin. Tawhid Ar Rububiyah Thứ nhất : Giải thích ý nghĩa. a)- Ý nghĩa ngôn ngữ: Ar Rububiyah xuất xứ từ Rabb, từ đó biến dạng thành Ar Rabb, là một trong những bản tính tuyệt đối của Allah. Người Arab giải thích ý nghĩa đó là: Al Malik là Vua chúa của Vua chúa Cao cả không ai so sánh được, Chúa Tể hay Chủ Nhân của tất cả, Ðấng Tạo Sự Ổn Thỏa cho tất cả. ب: أما في الاصطلاح: فإن توحيد الربوبية هو إفراد الله بأفعاله..ومنها الخلق، الرزق والسيادة والملك والتصوير.. b)-Ý nghĩa tôn giáo: Tawhid Ar Rububiyah có nghĩa là chỉ chấp nhận có Allah duy nhất là Ðấng Chủ Nhân thi hành mọi việc, Ngài là Ðấng Tạo Hóa, Chúa tể của tất cả, Ðấng Ban Bố, An Bài, Ðấng Bảo Vệ, Cho hay Cấm, Che Chở, Bảo Hộ, Ban Sự Sống, Rước lấy Cái Chết, Ðấng Chủ Tể của Ngày Phán Xét, an bài sự Ðệnh Mệnh của tất cả, và nhiều điều khác nữa. Đó là những điều Cai Quản chỉ huy của Ngài không ai đồng đẳng chia sẻ với Ngài được, vì vậy bắt buộc nô lệ phải tin tưởng những điều này. ثانيا: أدلته: أ- من الكتاب: قوله تعالى: ( خلقَ السمواتِ بغيرِ عمدٍ ترونهاَ وألقى في الأرضِ روسي أن تميدَ بكم وبثَّ فيها من كل دآبةٍ وأنزلنا من السمآء مآءً فأنبتنا فيها من كل زوجٍ كريم* هذا خلقُ الله فأروني ماذا خلقَ الذين من دونهِ بل الظالمون في ضلال مبينٍ ).لقمان 10-11. Thứ nhì: Bằng chứng. 1. Từ thiên kinh Qur’an: “Ngài đã tạo các tầng trời không cần cột trụ chống đỡ mà các ngươi có thể nhìn thấy (với mắt thường) và Ngài đã dựng lên trên mặt đất những quả núi vững chắc, sợ rằng (đất) sẽ rung chuyển với các ngươi và Ngài rải ra nơi đó đủ mọi loại thú vật. Và Ta ban nước mưa từ trên trời xuống, sau đó Ta làm cho mọc ra nơi đó đủ cập (thảo mộc) quí giá * Ðây là sự tạo hóa của Allah. Thế, hãy chỉ cho ta xem đâu là vật mà những ai khác Ngài đã tạo Ra? Không, những kẻ Zalimun (làm điều sai quấy) đang lạc đường rõ rang”. Suroh Luqman 31:10-11. قوله تعالى: ( أم خُلقوا من غيرِ شيءٍ أم هُمُ الخالقونَ ).الطور:35. “Phải chăng chúng đã được tạo hoá từ cái không là gì cả? Hay chúng là những đấng tạo hóa...” Suroh At Tour 52 : 35.
2. Bằng chứng từ Sunnah của Nabi (saw): Qua hadith dẫn chúng của ông Abdulloh ibnu As Shakhir ® thuật lại lời của Rosul (saw): “Chủ Nhân của tất cả là Allah Cao Cả”. Hadith do Imam Ahmad và Abu Dawud ghi lại. Qua hadith mà Rosul (saw) đã chỉ bảo ông Abdulloh ibnu Abbas ® như sau: “Biết rằng, dù cả thế gian hợp lại để ban bố sự ích lợi cho ngươi, nó sẽ không thành nếu rằng việc đó Allah không an bày trước, cũng vậy nếu cả thế gian hợp lại để hại ngươi, mà việc đó Allah không cho phép thì không ai hại ngươi được, cây viết định mệnh đã viết xong và trang giấy đã khô mực”. Hadith do Imam Ahmad và Abu Dawud ghi lại. ج: - دلالة العقل: دل العقل على وجود الله تعالى وانفراده بالربوبية وكمال قدرته على الخلق وسيطرته عليهم، ذلك عن طريق النظر والتفكر في آيات الله الدالة عليه.. 3. Dẫn chứng qua sự suy nghĩ. Trí tuệ và sự thông minh của con người mà Allah ban cho để chấp nhận sự hiện hữu của Ngài là Ðấng Tạo Hoá Chủ Nhân duy nhất có thể qua sự quan sát, nhìn thấy và suy nghĩ của con người. Sự quan sát, mà con người có thể nhìn thấy những gì huyền bí trước mắt như Allah đã tạo ra trời đất, núi non, sông ngòi biển cả, thế gian bao la, với những ngôi sao tinh tú, mưa gió… và rất nhiều phương cách để quan sát và nhìn thấy được. الطريق الأول: النظر في آيات الله في خلق النفس البشرية وهو ما يعرف ( دلالة الأنفس) ، فالنفس آيات الله العظيمة الدالة على تفرد الله وحده بالربوبية لا شريك له، كما قال تعالى: ( وفي أنفسكم أفلا تبصرونَ ) الذاريات:21 وقال تعالى: ( ونفسٍ وما سواها ).الشمس:7. Cách thứ nhất: Hãy nhìn sự cao cả của Allah đã tạo ra chính bản thân của chúng ta như thế nào! (Ðây cũng là bằng chứng cụ thể nhất gọi là: 'Bằng chứng hiện thực của mỗi cá nhân con người'). Sự cấu tạo ở bản thân thân và hình ảnh đẹp đẻ cao quí của con người, bao nhiêu đó cũng đủ chứng minh sự Duy Nhất ở Allah Ðấng Tạo Hóa không ai chia sẻ được, như Ngài đã phán: « Và (cũng có những Dấu hiệu) nơi bản thân của các người. Thế các người chưa thấy hay sao? ». Suroh Az Zariyat 51: 21. Và Allah có phán ở chương khác: « (Thề) bởi Nafs (con người, linh hồn) và Ðấng đã hoàn chỉnh nó... » Suroh As Shamsu 91:7. Con người hãy thử nhìn lại bản thân mình, sẽ thấy những gì mà con người không thể tượng tưởng được sự cấu tạo của Ðấng Duy Nhất, vì con người không thể tự tạo ra mình, hay tự tạo ra tinh trùng để kết hợp hai phái, rồi làm cho nó sống, thành hình, ban linh hồn và trở thành con người được. Vậy, đây có phải là do Ðấng Tạo Hóa đã tạo ra con người hay không? الطريق الثاني: النظر في آيات الله في خلق الكون وهو ما يعرف ب( دلالة الآفاق) ، وهذه كذلك آية من آيات الله العظيمة الدالة على ربوبيته، قال الله تعالى: ( سنُريهم ءاياتنا في الأفاقِ وفي أنفسهم حتى يتبينَ لهم أنهُ الحقُّ أولم يكفِ بربكَ أنهُ على كل شيءٍ شهيدٌ ) فصلت:53. Cách thứ nhì: Hãy nhìn những Dấu Hiệu hay hiện tượng của Allah đã tạo ra thế gian này, (Bằng chứng hiện thực của vũ trụ), đó là dấu hiệu chứng minh Allah là Ðấng Tạo Hóa, Cai Quản và Chủ Nhân của tất cả mà không ai chia sẻ được với Ngài, qua lời phán của Allah như sau: « Ta sẽ sớm cho chúng thấy các Ayat (Dấu hiệu) của Ta trong vũ trụ và nơi bản thân của chúng, cho đến khi chúng sẽ nhận chân Nó (Qur’an) là Chân Lý. Há không đủ cho Rabb (Ðấng Chủ Tể) của Ngươi hay sao việc Ngài là Nhân Chứng cho tất cả mọi vật (việc) ». Suroh Fussilat 41: 53. Con người khi suy nghĩ và nhìn thấy trời đất mênh mông bao la bát ngát, trong đó, nào là những ngôi sao tinh tú, mặt trời mặt trăng, bên dưới thì đất đai, núi non rừng cây, sông ngòi biển cả bao la, gió mưa nắng lạnh, bao nhiêu thứ đó mà chúng hoạt động không ngừng trong chu kỳ tuyệt đối mà không xảy ra tai biến, vậy ai đứng ra cai quản nó một cách tinh vi, khôn ngoan và huyền bí… Thưa rằng, chỉ Allah duy nhứt, Ðấng đã tạo ra và Cai quản nó trong sự hoàn hảo vô cùng, để đem lại ích lợi cho con người. Ngài dẫn chứng những điều trên qua những thiên kinh, gởi những sứ giả xuống để truyền bá, tất cả những điều đó, chứng minh sự hiện hữu của Ngài và Ngài là Chúa Tể của tất cả.
Sử ghi lại: Một hôm có một nhóm người đến gặp ông Imam Abu Hanifah (R) để tranh luận về Tawhid Ar Ribubiyah. Trước khi tranh luận với họ ông Imam Abu Hanifah ® đã hỏi mấy người đó một chuyện như sau: “Có một chiếc tàu chở đầy lương thực và những đồ dùng khác, tự nó di chuyển, tự nó bốc hàng và giao hàng, rồi tự nó trở về vị trí ban đầu, tất cả đều tự nó làm mà không cần một người nào lèo lái, sự việc đó có hay không?”. Những người đến tranh luận nói: “Sự việc đó hoàn toàn thất thiệt vô lý không bao giờ xảy ra như vậy được”. Ông Imam Abu Hanifah ® nói: “Nếu trường hợp chuyện chiếc tàu đó là vô lý, thì hãy nhìn lên trời và ngó xuống đất như thế nào”? Có phải có người Cai Quản nó hay không?” Hỡi các bạn, hãy suy nghĩ và nhìn kỹ những gì Allah đã tạo ra trong vũ trụ, chúng hoạt động và di chuyển trong sự trật tự và chính xác, không hề xảy ra biến cố… Do đó, nếu nói rằng không do Allah Cai Quản nó, thì thế gian này đã trở thành bình địa. Qua những hiện tưởng dấu hiệu đó, chứng minh rằng Allah Hiện Hữu và là Ðấng Tạo Hóa Và Cai Quản Thông Lãm trên tất cả. Mohamad HOSEN chuyển ngữ từ quyển sách TAWHID của tác giả Shierk Abdul - AZIZ ibn Muhammad Ala Abdul Latif, Do trung tâm "AWQOB DAWAH ISLAM" phát hành tại Riyad (Arabie-Saudi) vào năm 1423H. Ý kiến bạn đọc |