DANH XƯNG CỦA ALLAH TRONG NGÔN NGỮ ARAB (1) 16.10.2008 02:27 - đã xem : 4148 « Ar Rohman Ar Rohim » (Ðấng Rất mực Ðộ lượng, Ðấng Rất mực Khoan dung). Ar Rohman Ar Rohim là hai đại danh từ bất biến thể, nó được xuất xứ từ chữ Ar Rohman (الرحمن) = (Sự độ lượng được giải thích một cách phong phú, rộng rãi hơn là Khoan dung). Nhưng cũng có một số học giả cho rằng hai đại danh từ nầy là thuộc thể biến từ… قال القرطبي: والدليل على أنه مشتق ما روي في الحديث القدس: [ أنا الرحمن خلقت الرحم وشققت لها أسماء من إسمي، فمن وصلها وصلته، ومن قطعها قطعته ] . أخرجه الترمذي وصححه عن عبد الرحمن بن عوف عن النبي صلى الله عليه وسلم . Theo ông Al Kortoby dẫn chứng từ hadith Al Qudsy là hai đại danh từ này thuộc thể bất biến từ như sau : « Ông Abdurrohman ibnu Awfu (R) thuật lại từ Rosul (saw) qua lời phán của Allah: « TA là Ðấng Ðộ Lượng, Ðấng đã tạo ra sự quan hệ họ hàng ruột thịt, và rồi đặt cho nó một danh, đó là danh gọi của TA, ai thiết chặt quan hệ họ hàng thì TA sẽ thiết chặt liên hệ với họ, còn ai cắt dứt nó TA sẽ cắt bỏ quan hệ giữa TA và người đó ». Hadith Al Qudsy do At Tirmizy sưu tầm với đường dây soheh. قال القرطبي : و هذا نص في الاشتقاق فلا معنى للمخالفة والشقاق وأنكر العرب لاسم ( الرحمن) لجهلهم بالله وبما وجب له . Và ông Al Kortuby cũng giải thích rằng: Trên đây là bằng chứng rõ ràng về thể chất bất biến từ mà không có một ý nghĩa nào phản ngược lại ý tưởng nầy. Nhưng những người Arab trước kia, vì sự thiếu hiểu biết trong sự độ lượng, khoan dung và từ bi của Allah, nên họ đã khước từ sự độ lượng nầy ở Ðấng Tạo Hóa mà đi thờ phượng những gì do con người tạo ra. قال أبن جرير: ( الرحمن) لجميع الخلق، ( الرحيم ) بالمؤمنين ، ولهذا قال تعالى: ( الرحمن على العرش استوي )سورة طه: 5 Ông ibnu Jariru giải thích: Ar Rohman الرحمن là sự độ lượng đối với tất cả tạo vật do Ngài tạo ra. Còn Ar Rohim الرحيم là sự khoan dung chỉ đặc biệt dành cho những người moamin (tin tưởng) mà thôi. Qua lời phán của Ngài : « Ðấng (Allah) Rất mực Độ lượng lên ngôi trên chiếc Ngai vương…» Suroh 20 : 5 Có nghĩa là : (Ngài đã phán lệnh cho những người tin tưởng qua danh của Ngài là Ðấng Ðộ Lượng và Khoan Dung, nó chỉ dành cho những người tin tưởng ở Ngài duy nhứt mà thôi). فدل على أن ( الرحمن ) اشد مبالغة في الرحمة لعمومها في الدارين لجميع خلقه . Nhưng Sự Ðộ Lượng ở đây có tính chất bao quát và rộng rãi hơn trong sự hồng phúc của Ngài đã ban cho tất cả tạo vật của Ngài một cách tổng quát chớ không giống như Ðấng Khoan Dung mà Ngài dành sự khoan dung bác ái nầy có tính cách đặc biệt cho những người moamin mà thôi... ( الرحيم ) خاصة بالمؤمنين . اسمه تعالى: ( الرحمن ) خاص لم يسم به غيره.قال تعالى: ( قل ادعوا الله أو ادعوا الرحمن ) . Đại danh từ Ar Rohman là danh xưng của Allah, cho nên chỉ được dùng để gọi Ngài duy nhứt, do đó không một ai được phép đặt tên hay dùng danh từ riêng để chỉ gọi một người nào đó. Qua lời phán của Allah: ((Hãy bảo họ « Cầu nguyện Allah hay cầu nguyện Ar Rahman»)). Suroh 17 : 110. Cho nên chúng ta nên dùng tên Abdurrohman عبد الرحمن (Nô lệ của Ðấng Ðộ Lượng) để phân biệt nô lệ và Đấng Chủ nhân. Bởi vì Al ال ở đây là chỉ về Ðấng, vì thế chúng ta không được gọi bằng Ðấng mà chỉ là nô lệ của Ðấng Ðộ Lượng). قال تعالى: ( وسئل من أرسلنا من قبلك من رسلنا أجعلنا من دون الرحمن ءألهة يعبدون ) . الزحرف 45 Allah phán : «Và hãy hỏi những Sứ giả của TA mà TA đã cử đến trước Ngươi xem TA có chỉ định những thần linh nào khác ngoài Ðấng Ar Rahman để cho chúng tôn thờ hay không ?» Suroh 44 : 45 ولما تجرا مسيلمة الكذاب وتسمى برحمن اليمامة كساه الله جلباب الكذب وشهربه فلا يقال إلا ( مسيلمة الكذاب) فصار يضرب به المثل في الكذاب بين أهل الحضر والمدر . Sau khi Rosul (saw) qua đời, thì có một người Arab ở thị trấn Al Yamamah tên là Mushailamah tự xưng là Ar Rohman (Ðấng Ðộ Lượng) rồi tự truyền bá tôn giáo theo kiểu cách của ông, và đã lôi kéo một số quần chúng Arab ở vùng đó bỏ đạo Islam mà đi theo phương hướng của ông. Ông ta đã thay đổi những giáo luật của Islam như không cần xuất Zakat… Đến khi ông Abubakar (R) lên lãnh đạo cộng đồng thì ông gởi một đoàn quân đi tiêu diệt những kẻ rối loạn và phản động này, sau đó giết chết ông Mushailamah và những thuộc hạ thân cận của ông ta. Từ đó, người Arab ở khắp nơi dù ở đồng quê hay tỉnh thành, khi nói đến một người nào đó đi lừa bịp, dối trá người ta, họ đều tặng cho một biệt danh là Mushailamah dã dối nói láo, để làm gương và bêu xấu danh dự thể diện của người chuyên lừa bịp, xảo trá ấy... والحاصل أن من أسماءه تعالى ما يسمي به غيره ومنها ما لا يسمي به غيره كاسم (الله ) و ( الرحمن ) و( الخالق) و( الرازق ) و نحو ذلك. Kết luận : Những đại danh từ riêng dành cho Allah thì chỉ có Ngài mới xứng đáng được gọi tên Ngài duy nhứt mà thôi, không có một nhân tạo nào được gọi hay đặt tên giống như tên của Ngài được. Thí dụ như: Allah, Ar Rohman (Ðấng Ðộ lượng), Al Kholik (Ðấng Sáng tạo) hay Ar Ro'zak (Ðấng Ban bố lương thực)... أما ( الرحيم ) فإن الله وصف به غيره حيث قال في حق النبي صلى الله عليه وسلم : ( لقد جاءكم رسول من أنفسكم عزيز عليه ما غنتم حريص عليكم بالمؤمنين رؤوف رحيم ) . التوبة : 128 Nhưng đại danh từ Ar Rohman (Ðấng Khoan Dung) thì được Ngài diễn đạt qua sự khoan dung ( رحيم) của Thiên-sứ Muhammad (saw) của Ngài đối với tín hữu qua ý nhgĩa như sau : « (Hỡi người dân) Chắc chắn một Sứ giả xuất thân từ các người đến gặp các người, Người buồn rầu khi thấy các người đau khổ, và hết sức lo lắng cho các người. Người đại lượng và khoan dung đối với những người tin tưởng.» Suroh 9 : 128 Bằng chứng của ayat này là : khoan dung (رحيم ). كما وصف غيره ببعض أسمائه تعالى في حق الإنسان: ( إنا خلقنا الإنسان من نطفة أمشاج نبتليه فجعلناه سميعا بصيرا) .ا لدهر(الإنسان) : 2 “TA đã tạo con người từ một dung dịch để TA có thể thử thách y. Bởi thế, TA đã làm cho y nghe được và thấy được”. Suroh 76 : 2 Cũng vậy, Allah đã diễn tả qua danh nghĩa của Ngài về con người mà Ngài tạo ra, với ý nghĩa cao cả trọng đại từ danh của Ngài, như Ngài đã phán như trên. Danh của Ngài là As Samia-u (السميع) Ðấng Nghe thấu và Al Basiru (البصير) Ðấng Thấy được. Ở ayat nầy, Allah đã diễn tả: Ngài tạo ra con người, cho họ trải qua những sự thử thách, xong ban cho họ nghe được (سميع)(nghe) và thấy được ( بصير) (thấy). Tóm lại, ta có thể gọi người nào đó bằng ý nghĩa danh của Allah chớ không thể gọi đích danh của Ngài. Thí dụ như ta có thể gọi là ông Basir (بصير) chớ không thể gọi là Al Basir ( البصير) được, hoặc gọi là Abdul Basir ( عبد البصير ) có nghĩa là nô lệ của Ðấng Thấy được. Trong văn từ Arab chữ nô lệ là Abdu (عبد), nhưng ta cũng thận trọng khi dùng từ ghép như: Abdurrosul ( عبد الرسول có nghĩa là nô lệ của Rosul), bởi vì chúng ta chỉ được ghép chung với danh của Allah mà thôi, thí dụ như Abdulwahid ( عبدالوحيد nô lệ của Ðấng Duy Nhứt), mà không được ghép chữ như Abdul Muhammad nghĩa là nô lệ của Muhammad được. الحمد لله رب العالمين . Mọi lời ca tụng đều dâng lên Allah, Rabb (Ðấng Chủ tể) của vũ trụ và muôn loài. قال أبن جرير: معنى ( الحمد لله ) الشكر لله خالصا دون سائر ما يعبد من دونه، ودون كل ما برأ من خلقه ، بما أنعم على عباده من النعم التي لا يحصيها العدد ولا يحيط بعددها غيره أحد.. Ý nghĩa của câu : « Mọi lời ca tụng đều dâng lên Allah… » được ông Ibnu Jariru giải thích nó có tính cách « Ca ngợi, Cảm tạ, hay Khen thưởng duy nhứt… », và nó chỉ đặc biệt dành cho Allah Ðấng Tạo Hóa chớ không dùng cho một ai khác. Sự khen ngợi ở đây phải được dành đặc biệt cho Allah Ðấng Tạo Hóa, Ðấng Ban Bố, Ðấng Cai Quản, Ðấng An Bài, Ðấng Cao Cả đã ban cho nô lệ của Ngài hằng hà, vô số những lương thực, những điều mà không một ai khác có thể ban bố và làm được, những sự ban bố của Ngài từ khởi đầu cho đến cuối cùng (trong đời sống hay những gì khác) với số lượng và chất lượng… mà không một ai ở trên thế gian nầy có thể tính toán được. Vinh Quang nơi Allah, Ðấng Duy Nhứt mà nô lệ phải ca ngợi, khen thưởng và tạ ơn. و ( الحمد لله ) ثناء أثنى به على نفسه وفي ضمنه أمر عباده أن يثنوا عليه فكأنه قال: قولوا الحمد لله . Mọi lời khen ngợi đều dâng lên Allah ở đây có nghĩa là diễn tả bằng sự ca ngợi nơi Ngài: “Hỡi nô lệ của TA hãy nói lên câu: Alhamdulillah bằng lời nói chân thật xuất phát từ trái tim chân thành mà nô lệ phải tự hiểu ngầm rằng: Ý tưởng đó là ca ngợi Allah Ðấng Sáng Tạo đã ban bố cho tất cả mà Ngài đã tự mô tả để nô lệ biết đó mà ca ngợi và cám tạ Ðấng Tạo Hoá, để nhờ đó mà qui phục và tận tâm thờ phượng nơi Ðấng Tạo Hóa duy nhứt”. (Đón xem phần hai)
Do Mohamad Hosen biên soạn và chuyển ngữ Ý kiến bạn đọc |