-Chân Lý Islam | baiviet | AT TAWHID | GIÁO LÝ ĐU-A QUA TRUNG GIAN (phần 1)
Bismillah-ir Rohman-ir Rohim / Assalamu Alaikum Warohma tulloh wabarakatu
GIỚI THIỆU TÔN GIÁO ISLAM - CHÂN LÝ CỦA NHÂN LOẠI
GIÁO LÝ ĐU-A QUA TRUNG GIAN (phần 1)
27.10.2007 03:56 - đã xem : 4239
_VIEWIMG
Alhamdulillah, xin chân thành khen ngợi và tạ ơn Allah, Ðấng chủ nhân của nhân loại. Cầu xin sự bình an và chúc lành đến Thiên Sứ cuối cùng (saw) của Islam, cầu xin sự bình yên cho tất cả những người noi theo Người cho đến ngày cuối cùng.

Những ai đã có dịp đọc qua tiểu sử của Rasoul (saw) thì biết Rasoul (saw) đã được Allah mặc khải để đi mời gọi con người trở về con đường tôn thờ một Ðấng Duy Nhứt là Allah. Vì con người lúc bấy giờ đang tôn sùng và tính ngưỡng những bậc hiền nhân đã qua đời hay còn van vái cầu xin những bụt tượng mà họ cho đó là những thần linh phù hộ cho họ. Ðể càng ngày càng xa dần tôn giáo của Nabi Ibrohim (A) mà Alalh đã truyền lệnh cho Người phải kêu gọi con người chỉ tôn thờ Allah Duy Nhứt chứ không được đưa ai đồng đẳng với Allah và cũng chính Nabi Ibrahim (A) đã được Allah ra lệnh xây cất ngôi đền Kab'ah.

Sự thờ phượng của Islam có nhiều loại mà trong đó gồm có: Iman (Sự tin tưởng Islam), Ehsan (trung trực), As Solah (hành lễ), Zakat (bố thí) và những cách hành đạo khác nữa như sự đu-a (cầu xin), dâng hiến tế lễ, sự thề nguyện, cầu xin sự che chở tránh tai nạn, bệnh tật, sự sợ sệt, sự hy vọng...

Những người Arab sống trong thời kỳ của Rasoul (saw) được truyền xuống với những sự cải cách sau đó...

Vào thời mà những người Arab đã hướng những sự hành đạo của họ đi xa khỏi nguyên lý thuần túy của tôn giáo mà Nabi Ibrahim (A) đã truyền dạy. Theo sự suy nghĩ của họ thì những vị hiền nhân quá cố hay những thần linh mà họ đang tôn sùng thì có một địa vị thật đặc biệt cao quý nơi Allah, nên họ mới nhờ những vị nầy làm trung gian để họ được đến gần Allah nhanh hơn.

Thí dụ : Al Lat là vị thần thánh mà họ cầu xin ngoài Allah ra, nó được dựng lên ở vùng Ta-if, mà vị thần nầy trước khi chết chỉ là một con người hiền lương chất phát đạo hạnh, thích làm phước cho những người ở xa đến hành hương ở Mecca, ông thường nấu thức ăn gọi là As Suwaik mà người Arab bấy giờ ưa thích, để phân phát miễn phí cho những người hành hương...

Sau khi ông qua đời, để ghi nhớ công ơn của ông, người ta mới nẩy sinh ra cách dựng lên một ngôi miếu và tạc hình của ông đem vào đặt trong ngôi miếu đó để mọi người khi đi qua có thể ghé lại mà cúng vái để tạ ơn ông. Thời gian sau, họ biến ngôi miếu đó thành nơi thờ phượng bằng cách đi vòng vòng giống như đi tawwaf ở đền Kab'ah và họ cầu xin bụt tượng đó làm trung gian để cầu xin với Allah cho họ được những gì mà họ ước muốn.

Sự thể nầy cũng giống như tượng Al Uzza và Al Manat như Allah đã phán trong kinh Qur'an về sự thờ phượng đó:

"Há các ngươi đã thấy (thần) Al Lat và (thần) Al-Uzza."

"Và Manat, (nữ thần) thứ ba hay sao?".

"Phải chăng nam giới (con trai) thuộc về các người còn nữ giới (con giái) thì thuộc về Ngài (Allah)."

"Một sự phân chia như thế thật chẳng công bằng."

"Quả thật, đó chẳng qua là những tên gọi mà các người và cha mẹ của các người đã gắn đặt cho chúng chứ Allah đã không ban xuống một chút thẩm quyền nào. Chúng chỉ làm theo điều chúng tưởng tượng và theo điều mà bản thân của chúng mong muốn trong lúc chắc chắn một Chỉ đạo từ Rabb của chúng đã đến cho chúng."  Suroh 53: 19-23.

Tuy nhiên, họ cũng biết những thần linh mà họ cầu xin đó không thể tạo ra được những gì trong vũ trụ nầy cũng như không thể ban thức ăn thức uống, hoặc làm cho sống hay chết được, nói chung qui họ biết rất rõ là những bục thần đó không thể tạo ra được gì cả, nhưng họ vẫn tôn sùng và cầu xin qua trung gian của những vị hiền nhân và các bụt thần.

Allah đã phán về họ như sau: "Hãy hỏi họ: -Ai cấp dưỡng cho các người từ trên trời xuống dưới đất? Ai có quyền kiểm soát Thính-giác và Thị-giác của các người? Và ai mang cái sống từ cái chết ra và ai gây cái chết từ cái sống? Ai quản lý định đoạt công việc của vũ trụ? Họ sẽ trả lời: -Allah! Vậy hãy bảo họ: -Thế các người không sợ Ngài hay sao?"  Suroh 10: 31.

Ðã biết rõ Ðấng Cai Quản vũ trụ là Allah, thế tại sao không cầu xin trực tiếp ở Ngài mà đặt niềm tin ở những người do Ngài tạo ra, rồi đồng đẳng họ với Ðấng Tạo Hóa? Họ nghĩ rằng, Allah sẽ chấp nhận lời thỉnh cầu của những người đã chết mà họ nhờ làm trung gian, thì sự việc này họ vấp phải một sự sai lầm rất trầm trọng và đáng tiếc là họ vô tình cho rằng Allah là Ðấng Không Toàn Thiện. Có nghĩa là: Allah cần những vị phụ tá để giúp việc. Cho nên, chúng ta không thể so sánh Allah với những tạo vật của Ngài được, Ngài không giống ai cũng như không cần sự phụ tá của ai, một minh Ngài đủ Cai Quản tất cả.

Vì vậy mà kinh Qur'an đã vạch trần những người đi cầu xin ở những mồ mả hoặc những linh hồn của người chết, vì những người đó không thể ban bố cho họ được gì. Họ đã vấp phải tội đồng đẳng (shirk) và kufr với Allah, qua lời phán của Ngài như sau: "Quả thật, những kẻ (hay vật) mà các người gọi (cầu nguyện) ngoài Allah chỉ là bầy tôi giống như các người thôi. Hãy gọi (cầu nguyện) chúng đi và hãy để chúng đáp lại các người, nếu các người nói thật!"  Suroh 7: 194.

Qua ý nghĩa của dòng kinh Qur'an trên, Alalh cho chúng ta thấy rõ là những người chết không thể đáp lời của những người cầu xin, dù có nghe đi nữa thì họ cũng không thể ban bố hay giúp đỡ được gì cho con người, ngược lại vào ngày Sau họ từ chối tất cả những gì mà con người đã gán ghép tội shirk cho họ, qua lời phán của Allah như sau: "Nếu các người cầu nguyện chúng thì chúng sẽ không nghe được lời cầu nguyện của các người và nếu chúng có nghe đặng thì chúng vẫn không đáp lời các người, và vào Ngày Phán Xử Cuối Cùng, chúng sẽ phủ nhận việc các người 'thờ' chúng (shirk). Và không ai có thể báo cho Ngươi (Muhamad) biết (sự thật) giống như Ðấng Am Tường (Allah)." Suroh 35: 14.

Vì vậy tất cả những ai cầu xin ở những linh hồn của người chết, những linh hồn đó không bao giờ nghe được, dù linh hồn đó là Nabi (saw), qua lời phán của Allah: "Rõ thật, Ngươi không thể làm cho người chết nghe được..."  Suroh 27: 80.

Và Allah phán ở chương khác: "...nhưng Ngươi (Muhamad) không thể làm cho người nào nằm dưới mộ nghe được..." Suroh: 35: 22.

Và Nabi Muhamad (saw) cũng không biết được những gì của thế giới vô hình và những điều bí mật tuyệt đối của Allah, ngoại trừ những gì Ngài cho Người biết, qua lời phán của Allah: "Hãy bảo họ: 'Ta không có quyền quyết định điều lợi hoặc hại cho chính bản thân của ta trừ phi điều nào Allah muốn. Và nếu ta biết điều vô hình thì chắc chắn ta sẽ tom góp nhiều điều tốt cho ta và ta sẽ không gặp một điều bất hạnh nào..." Suroh 7: 188.

Qua dòng kinh Qur'an trên, được biết ngay cả Nabi (saw) không biết được những gì vô hình, nói chi đến người phàm khác? Cho nên những người đi đến những ngôi mộ để cầu xin, thì họ chỉ làm những điều vô ích. Nếu cho là đi nhờ quyền uy hay danh dự của những hiền nhân để làm trung gian hoặc can thiệp, thì Allah đã phán với những người bất tín đến cầu xin ở người chết như sau: "...Thế những người đã chấp nhận những Awliya (vị bảo hộ hay cứu tinh) nào ngoài Ngài, đã nói: 'Chúng tôi thờ cúng họ chỉ vì để họ đưa chúng tôi đến gần Allah." Suroh 39: 3.

Những người Arab xưa kia họ nói chúng tôi đâu có cầu xin ở những vị hiền nhân đó mà chỉ nhờ họ làm trung gian để cầu xin với Allah cho chúng tôi, bởi vì trong Islam sự đu-a (cầu xin) là Ibadth (sự hành đạo). Nhưng sự cầu xin qua trung gian của một người chết là một hành động rất sai lầm, vì Allah có phán như sau:

"...Ai là nguời có thể can thiệp được với Allah nếu không có phép của Ngài..." Suroh 2: 255.

"...và họ không can thiệp giùm cho ai được chỉ trừ cho người nào mà Ngài (Allah) hài lòng..."  Suroh 21: 28.

Vinh Quang nơi Allah Cao Cả, Ngài không chấp nhận cho ai đi cầu xin can thiệp với những người đã chết, vì những người chết họ không còn hành đạo như người sống, cũng  như không có làm được điều gì ích lợi cho bản thân họ và cho người khác. Cho nên, chỉ có Allah là Ðấng Duy Nhứt để chúng ta cầu xin trực tiếp với Ngài mà thôi.

As Shafa'ah, Sự can thiệp đúng thật.

Những người cầu xin người quá cố hay nhờ họ làm trung gian để xin Allah cứu rỗi hay được việc mà con người ước muốn, điều nầy không bao giờ Allah chấp nhận, ngay cả các vị thiên thần gần gũi Allah hay các vị sứ giả (Nabi) được Allah thương mến cũng không được phép xin cho ai điều chi cả, ngoại trừ những ai được Allah cho phép.

Cho nên người phàm làm gì có đủ tư cách để can thiệp cứu rỗi. Allah phán rằng: "Và có bao nhiêu thiên thần trong các tầng trời mà sự can thiệp của họ chẳng lợi ích gi trừ phi sau khi Allah chấp thuận cho ai mà Ngài muốn và hài lòng?"  Suroh 3: 26.

Allah phán ở chương khác: "...Ai là người có thể can thiệp được với Ngài nếu không có phép của Ngài?"  Suroh 2: 255.

"...và họ không can thiệp được chỉ trừ cho người nào mà Allah hài lòng..." Suroh 21: 28.

Qua những bằng chứng trên, sự can thiệp được chia ra làm hai loại:

Shafa'ah Musbit  (Sự can thiệp được phép).

Shafa'ah Musbit là sự can thiệp trung thực và đặc biệt dành cho những người trung trực chỉ cầu xin ở Allah Duy Nhứt. Như những dòng kinh Qur'an và sự giải thích ở trên thì không ai có thể can thiệp cho ai được, ngoại trừ sau khi được Allah cho phép và người được can thiệp đó phải được Allah hài lòng, chẳng hạn như những người chết đi mà suốt đời họ chỉ tôn thờ Allah duy nhứt, không phạm phải tội shirk,  thì họ sẽ được những người được Allah cho phép can thiệp như: Rasoul, Nabi, As-Siđikin (Thành thật), những vị hiền nhân và những vị As-Solihin (những người đức hạnh).

Shafa'ah Munfiyah, Sự can thiệp không đuợc phép.

Ðó là những người cầu xin không trực tiếp với Allah, họ cầu xin qua trung gian với những người chết, những linh hồn, những ma quỷ thần thánh... Allah đã phán rất rõ ràng đối với người chết. Người chết không còn nghe được, những linh hồn vô hình còn chưa biết được những gì sẽ xảy ra trong tương lai... Cũng như những vị hiền nhân đức hạnh là những người được Allah hài lòng mà cũng không biết đuợc ai là người đứng trước ngôi mộ của họ để nhờ họ che chở hoặc làm trung gian cầu xin với Allah...

Sự can thiệp chỉ xảy ra vào Ngày Phán Xét Cuối Cùng, và chỉ có những người mà Allah cho phép thì họ mới được quyền đứng ra xin giùm, Allah có phán như sau: "Vào Ngày đó, việc can thiệp sẽ vô giá trị ngoại trừ của ai mà Ðấng (Allah) Rất Mực Ðộ Lượng cho phép và thuận lời yêu cầu của y." Suroh 20: 109.

Islam cho phép chúng ta nhờ những vị hiền nhân đức hạnh, cao tuổi có kiến thức đạo giáo… để cầu xin Allah giùm họ, nhưng với điều kiện là những người đó có mặt và còn sống với chúng ta, vì ngày xưa những vị ashabah (bạn hữu) có đến nhờ Rasul (saw) cầu xin với Allah để chữa bệnh, hay nhờ Người cầu xin với Allah ban cho mưa xuống để không hạn hán hoặc cầu xin Allah cho tiêu diệt được kẻ thù...

Hãy đọc và suy nghẫm lời phán của Allah như sau: "Và những kẻ mà họ cầu nguyện ngoài Allah không tạo hóa được cái gì trong lúc chính chúng lại được tạo ra." "(Ðó là những vật) chết chứ không sống. Chúng cũng không biết khi nào chúng sẽ đuợc dựng sống lại." Suroh 16: 20-21.

Có nghĩa là những vị hiền nhân đó đã chết, nên họ bất lực không làm được gì cho chúng ta. Ngược lại, những người còn sống chúng ta có thể nhờ họ cầu xin (đu-a) giùm, như: -Thưa ông, nhờ ông cầu xin (đu-a) với Allah giùm cho tôi... Hoặc: - Xin ông giúp tôi có công ăn việc làm để tôi có tiền trả nợ... hoặc: - Nhờ anh giúp tôi khuân đồ nầy để lên xe... Nghĩa là người mình nhờ giúp đỡ, có thể họ làm được.

Trở lại thời tiền Islam, những người đa thần giáo đã dùng mọi phương cách hay phương tiện để ngăn cấm và tiêu diệt Rasoul (saw), cũng tại vì Rasoul (saw) kêu gọi họ đừng tôn thờ ai khác bên cạnh Allah, nếu chúng ta so sánh thời đó và hiện tại, thì không có gì khác hơn vì hiện tài còn có một số người vẫn đến mồ mả để cầu xin người chết. Thật ra thì những người chết còn lo cho họ chưa xong thì chẳng lý nào họ nằm đó để nhận giúp đỡ cho thiên hạ.

Do Hosen Mohamad chuyển ngữ theo kitab: At Tawassul Al Masroau và Al Mamnouau. Trung gian được phép và không được phép của Shiekh Abdulaziz ibnu Abdulloh Al Juhany. Do Ủy ban phủ trách về truyền bá, cố vấn đawah và hướng dẫn ấn hành tại Saudi Arabia năm 1424 H 2003.


Ý kiến bạn đọc
Ý kiến của bạn :
Tên Người Gởi :
E-Mail :
Nội Dung :

Các bài viết khác
Mọi góp ý xin gởi về - Email: chanlyislam@yahoo.com hoặc banbientap@chanlyislam.net
Online trong ngày 2725 Tổng lượt truy cập 3151799